Giải pháp kết nối cung cầu lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cung cầu lao động đối với ngành Du lịch Việt Nam và các khuyến nghị về chính sách nhằm cân bằng cung cầu lao động của ngành Du lịch Việt Nam (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG

3.3.Giải pháp kết nối cung cầu lao động

3.3.1. Tăng cường phát triển du lịch và phân bổ lao động giữa các vùng

Phát triển sản phẩm du lịch, đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Phát triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.

Chuyển dịch cơ cấu ngành: Chuyển từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp sang ngành dịch vụ, đặc biệt ngành du lịch.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành du lịch.Thu hút lao động qua các cơ chế, chính sách tiền công tiền lương hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt, phúc lợi dịch vụ công việc.

Thực hiện phân bố lại dân cư và cân đối lại lao động giữa các vùng và các ngành theo từng giai đoạn. Thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế và chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lao động trong ngành du lịch.

Tăng cường độ di chuyển lao động từ nông thôn đến các vùng, miền, địa phương thiếu lao động trong ngành du lịch, góp phần tạo cơng ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, an sinh xã hội.

3.3.2. Tăng cường phát triển hệ thống thông tin trên thị trường lao động

Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp. Tiếp tục phát triển và hồn thiện các hình thức thơng tin thị trường lao động (hội chợ việc làm, trang web việc làm trên internet, thông tin và quảng cáo việc làm...)

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để đưa các chương trình như "Chương trình thị trường người lao động" tới gần người dân, giúp đỡ người lao động có những thơng tin, kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi tìm việc làm.

Thành lập Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động trực thuộc Sở lao động - Thương binh & Xã hội với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp thơng tin về nguồn nhân lực, lao động, việc làm.

Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch và nguồn nhân lực du lịch của các địa phương, trên cơ sở đó tăng cường trao đổi nhân lực du lịch với các đối tác đầu tư đa quốc gia, xuất khẩu lao động trong những thời điểm thừa nguồn cung.

3.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm, sàn giới thiệu việc làm

Phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp, để làm cầu nối cho cung - cầu lao động gặp nhau. Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động.

Đầu tư cơng tác thống kê, phân tích dữ liệu thơng tin thị trường lao động, tiến tới xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời.

Sàn giao dịch việc làm đã trở thành thương hiệu của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm và địa chỉ quen thuộc của các nhà tuyển dụng và người lao động. Thông qua hoạt động của sàn giao dịch việc làm, thông tin cung - cầu trên thị trường lao động thường xuyên được cập nhật một cách có hệ thống với độ tin cậy cao, hiệu quả kết nối cung - cầu tăng lên một cách rõ rệt.

Cần đổi mới sàn giao dịch việc làm theo hướng xây dựng hệ thống có tính kết nối chặt chẽ, phát triển sâu rộng tần suất và phạm vi hoạt động, thông tin phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cần mở rộng cả về quy mô và chủng loại, đặc biệt là thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động cho ngành trong những năm tới.

3.3.4. Hoàn thiện các quy chế, chế tài liên quan đến các cơ sở cung cấp thông tin về việc làm, về lao động, về tiền lương, tiền cơng về việc làm, về lao động, về tiền lương, tiền cơng

Khuyến khích các Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức lại lao động khoa học, cải thiện điều kiện làm việc và đơn giá tiền lương hợp lý, tạo điều kiện thu hút chất xám phù hợp để người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập.

Cải thiện mơi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần phù hợp theo chiến lược phât triển của từng doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể, có tính đến sử dụng nguồn lao động du lịch nội vùng và liên vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cung cầu lao động đối với ngành Du lịch Việt Nam và các khuyến nghị về chính sách nhằm cân bằng cung cầu lao động của ngành Du lịch Việt Nam (Trang 34 - 36)