Nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch ngồi việc phải có một chiến lược cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng thời kì phát triển thì cần phải có hệ thống chính sách pháp luật hồn chỉnh, đồng bộ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thị trường lao động trong ngành du lịch phát triển và trở nên sôi động hơn tạo ra các môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Cần quản lý chặt chẽ về mặt nhân sự trong các trung tâm và dịch vụ du lịch: bằng cấp của các hướng dẫn viên, giảm thiếu các hướng dẫn viên tự do khơng có bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Đồng thời sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch thành Trung tâm thẩm định và cấp chứng chỉ nghề du lịch để vận hành hệ thống tiêu chuẩn, đăng ký và dịch chuyển lao động du lịch.
Kiểm sốt chặt chẽ các cơng ty dịch vụ du lịch trên cả nước. Quản lý chặt chẽ về mặt pháp lý trong việc đăng kí giấy phép kinh doanh do một số qui định trong pháp lệnh chưa rõ ràng trong việc tổ chức tour du lịch, các dịch vụ trọn gói, dịch vụ tồn phần do đó trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp thực chất kinh doanh lữ hành quốc tế lại đăng kí các dịch vụ từng phần trốn tránh sự quản lý của cơ quan nhà nước về du lịch.
Cần có cơng đồn bảo vệ người lao động tránh các trường hợp người lao động bị lợi dụng và bóc sức lao động, lao động giá rẻ, điều kiện lao động tồi tệ.
Cần bao quát và cụ thể hơn về các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong lĩnh vực du lịch của bộ Văn hóa - thể thao - du lịch. Nhiều văn bản của ta chỉ mang tính chất chung chung vì vậy tạo ra nhiều lỗ hổng trong cơ chế quản lý. Hiện tượng lách luật ngày một gia tăng.
Đề cao việc hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hoạch định chiến lược phát triển trên các lĩnh vực: phát triển thương hiệu, tiếp thị, đào tạo nhân lực; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch quốc gia và địa phương, triển khai thực hiện các đề án quốc gia về phát triển du lịch...