PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ TINH CHẾ ACID CARNOSIC TỪ HƯƠNG THẢO (Rosmarinus officinalis L.), HỌ HOA MÔI (Lamiaceae) LÀM CHẤT ĐỐI CHIẾU (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU

1.3.1. Các khái niệm về chất đối chiếu hóa học

- Chất đối chiếu (CĐC) là chất đồng nhất đã được xác định là đúng để dùng trong các phép thử đã được qui định về hóa học, vật lý và sinh học. Trong các phép thử đó các tính chất của chất đối chiếu được so sánh với các tính chất của chất cần thử. Chất đối chiếu phải có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng [39].

- CĐC hóa học được phân loại theo các mức độ như sau [39]:

rãi, các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tài liệu cơng bố, có hàm lượng được chấp nhận làm chuẩn định lượng mà không cần phải so sánh với một chất hóa học khác.

+ Chất đối chiếu hóa học thứ cấp (SCRS): là chất đối chiếu mà các tính chất hay chỉ tiêu chất lượng được xác định bằng cách so sánh với một chất đối chiếu sơ cấp. Trong quá trình thiết lập SCRS có sử dụng PCRS để so sánh.

1.3.2. Thiết lập chất đối chiếu sơ cấp

- Quy trình thiết lập PCRS gồm các bước: đánh giá nhu cầu, mục đích sử dụng, chọn nguyên liệu, phương pháp kiểm nghiệm, xác định hàm lượng, đóng gói, phân phối. Thực hiện theo hướng dẫn của tài liệu do tổ chức y tế thế giới (WHO) ban hành [39].

- Tùy vào mục đích sử dụng mà hàm lượng của chất đối chiếu và số lượng phịng thí nghiệm tham gia đánh giá khác nhau. Với phép thử định tính và thử tinh khiết chỉ cần 1 phịng thí nghiệm đạt GLP hoặc ISO/IEC 17025 và hàm lượng có thể chỉ khoảng 90%. Phép thử định lượng, hiệu chỉnh thiết bị thì ít nhất là 3 phịng thí nghiệm và hàm lượng không nhỏ hơn 95% [39].

- Các chất đối chiếu đóng vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất và đảm bảo chất lượng của ngành Dược. Nhưng trên thực tế, các PCRS của Anh, Mỹ, Quốc tế, Châu Âu lại quá đắt cho nhu cầu phân tích hay nghiên cứu thường quy. Chính vì vậy, PCRS được các Hội đồng Dược điển của khu vực, quốc gia hoặc các phịng thí nghiệm đạt chuẩn thiết lập trên cơ sở của quy trình thiết lập chất đối chiếu thứ cấp.

1.3.3. Thiết lập chất đối chiếu thứ cấp

Trên cơ sở tham khảo quy trình thiết lập PCRS, các Hội đồng Dược điển quốc gia hay khu vực hoặc các phịng thí nghiệm được ủy quyền của cơ quan quản lý dược quốc gia xây dựng qui trình thiết lập SCRS của cơ sở đó [34-36]. Việc thiết lập SCRS dựa trên PCRS thường được tiến hành do nhu cầu thực tế, khi nguồn PCRS không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong công tác nghiên cứu và đảm bảo chất lượng thuốc.

của ASEAN và một số tài liệu của ISO [40].

1.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đánh giá chất đối chiếu vàyêu cầu về nội dung của quy trình phân tích u cầu về nội dung của quy trình phân tích

Tiêu chuẩn chất lượng (TCCL) của CĐC bao gồm các chỉ tiêu chất lượng (CTCL) và phương pháp phân tích (PPPT), được xây dựng dựa trên các yếu tố như TCCL của các hợp chất được sử dụng làm CĐC được công bố trong Dược điển hoặc TCCL của nhà sản xuất, các đặc điểm thuộc về bản chất của vật lý, hóa học của chất nghiên cứu và mục đích sử dụng của CĐC. PPPT sử dụng để đánh giá các CTCL của CĐC phải là các phương pháp trong Dược điển, và là phương pháp dự kiến sẽ sử dụng để đánh giá mẫu bằng CĐC đó [41].

- Các CTCL thơng thường hay được cơng bố trên chứng chỉ phân tích của CĐC: Mơ tả, định tính, pH, kim loại nặng, hàm lượng nước, năng suất quay cực, cắn sau khi nung, điểm chảy, độ trong và màu sắc dung dịch, giảm khối lượng do sấy khô, tro sulfat, tạp hữu cơ bay hơi, tạp chất liên quan, định lượng.

- Một số PPPT trong Dược điển hay dùng để xác định các CTCL của hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc [42]:

+ Định tính: IR, HPLC, TLC, UV-Vis, điểm chảy.

+ Độ tinh khiết: các kĩ thuật sắc ký như HPLC, TLC dùng để xác định tạp chất liên quan, GC dùng để xác định dung môi hữu cơ bay hơi hoặc tồn dư dung mơi, xác định góc quay cực riêng, đo pH, qt nhiệt vi sai, xác định kim loại nặng, xác định tro sulfat, độ ẩm, giảm khối lượng do sấy (sấy thường/sấy chân không), hàm lượng nước.

+ Định lượng: HPLC, UV-Vis, chuẩn độ thể tích, định lượng bằng vi sinh.

CHƯƠNG 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ TINH CHẾ ACID CARNOSIC TỪ HƯƠNG THẢO (Rosmarinus officinalis L.), HỌ HOA MÔI (Lamiaceae) LÀM CHẤT ĐỐI CHIẾU (Trang 31 - 34)