Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản

Một phần của tài liệu Thực tiễn hoạt động chứng thực tại ủy ban nhân dân xã đăk kroong huyện đăk glei tỉnh kon tum (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2 .MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC

2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC

2.2.4. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản

bản chính, chữ ký được chứng thực

Theo quy định của pháp luật thì bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Trong các giao dịch, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ, bản chính khơng được u cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chủ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ văn bản Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015.

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác chứng thực dựa trên các quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Cụ thể:

Một là, đối với quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ: “Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này”. Dẫn chiếu đến Khoản 4 Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP như sau: “Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân”.

Công văn số 842/HTQTCT-CT ngày 26/5/2016 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực về việc quán triệt thực hiện một số quy định về chứng thực có hướng dẫn các giấy tờ, văn bản có nội dung như: cam đoan chưa kết hôn với ai (giống như giấy tuyên thệ); giấy xin xác nhận có nội dung như giấy khai sinh…. Thì đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật Hộ tịch mà không thực hiện chứng thực chững ký.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp các cơ quan lĩnh vực đất đai yêu cầu công dân lập “văn bản xác nhận 02 tên là một người” hoặc “văn bản cam kết về việc sai thông tin như năm sinh, họ tên,… của cá nhân với giấy tờ nhà đất”,… và yêu cầu đến Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Phịng Cơng chứng để thực hiện chứng thực. Tuy nhiên, đối với những giấy tờ này, Phòng Tư pháp đã quán triệt với Ủy ban nhân dân các phường, xã trên địa bàn huyện không thực hiện chứng thực. Điều này đã gây khơng ít khó khăn cho người dân.

Hai là, Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cấp: “Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì khơng phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự”. Như vậy, chỉ đối với các trường hợp được quy định tại thì mới được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

Xã Đak Kroong là xã thuộc biên giới cho nên việc di cư của người dân hai nước Việt Nam và Lào rất dễ xảy ra, đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp (đa

31

phần là khai sinh, giấy chứng sinh,… không nằm trong quy định tại Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-BTP) cho những người Lào hoặc người di cư tự do từ Lào đã về cư trú từ lâu trên địa bàn Huyện mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, trước đây vẫn được thực hiện dịch thuật và chứng thực bình thường (do được miễn hợp pháp hóa lãnh sự). Tuy nhiên, Cơng văn số 840/HTQTCT-HT ngày 13/8/2019 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Bộ Tư pháp về việc cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và giấy tờ chứng minh tình trạng hơn nhân của người nước ngồi có hướng dẫn nội dung: “Từ tháng 06/2019, các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Lào cấp khơng được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, trừ giấy tờ sử dụng để đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngồi tại khu vực biên giới”. Điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc quản lý con người trên địa bàn xã, đặc biệt, trong tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, những người này đa phần là hộ có hồn cảnh khó khăn, khơng có điều kiện quay về Lào hoặc đến Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật cho nên những giấy tờ này không được thực hiện dịch và chứng thực chữ ký theo quy định.

32

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ ĐĂK KROONG

Một phần của tài liệu Thực tiễn hoạt động chứng thực tại ủy ban nhân dân xã đăk kroong huyện đăk glei tỉnh kon tum (Trang 35 - 38)