Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động

Một phần của tài liệu Thực tiễn hoạt động chứng thực tại ủy ban nhân dân xã đăk kroong huyện đăk glei tỉnh kon tum (Trang 44 - 50)

3.1.1 .Thực tiễn hoạt động chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã Đăk Kroong

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động

động chứng thực

Lãnh đạo xã, cơ quan Tư pháp cấp trên cần quan tâm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chứng thực cấp xã, phân công trực lãnh đạo phù hợp đảm bảo cơng tác chứng thực được bố trí làm việc các ngày trong tuần theo quy định.

Cán bộ làm công tác chứng thực, cơ quan Tư pháp cấp trên thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời và niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính liên quan đến công tác chứng thực để cán bộ, nhân dân biết, giám sát, thực hiện công tác chứng thực bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, kịp thời phát hiện những sai sót, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến chứng thực.

Về quan điểm hoàn thiện chứng thực Ủy ban nhân dân xã cần phải tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; Hoạt động chứng thực phục vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền.

Về giải pháp hoàn thiện chứng thực Ủy ban nhân dân xã gồm có các giải pháp: Hoàn thiện pháp luật về chứng thực Ủy ban nhân dân xã; Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chứng thực theo thẩm quyền; Bố trí nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện chứng thực; Bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động chứng thực; Nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chứng thực trên địa bàn; Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực chứng thực.

3.2.2. Một số giải pháp đối với thực trạng chứng thực tại UBND Xã Đăk Kroong

Khi Nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP được triển khai thực hiện tại ủy ban nhân dân Xã Đăk Kroong công việc của cán bộ Tư pháp trở nên quá tải, cán bộ Tư pháp không thể nào nhận biết được văn bản, giấy tờ giả mạo hay cấp sai thẩm quyền. Đối với vấn đề này cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý để việc lưu trữ và kiểm tra dữ liệu được thực hiện nhanh chóng, an tồn, có khoa học.

Để nâng cao hiệu quả công tác chứng thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; bảo đảm tính an tồn pháp lý trong giao dịch của các tổ chức và cá nhân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền cấp cơ sở trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực cũng như thực hiện tốt Luật cơng chứng và Nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Hai là, cần rà soát , đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp để từ đó có sự sắp xếp bố trí cán bộ làm công tác công chứng chứng thực phù hợp với năng lực, trình độ, tiêu chuẩn theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của cấp trên.

Ba là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chứng thực đến đông đảo các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức thiết thực như: Tuyên truyền thông qua hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật và các buổi sinh hoạt của các tổ chức đồn thể như: Đồn thanh niên, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ... Thực hiện niêm yết

39

công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân xã các thủ tục từ trình tự về cơng chứng, chứng thực để nhân dân được biết để tiện theo dõi, giám sát và thực hiện theo quy định.

Bốn là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về công tác chứng thực cho cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực gắn với làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra để phát huy những mặt tích cực, những việc làm hay để nhân rộng, đồng thời kịp uốn nắn, khắc phục những sai phạm. Phịng Tư pháp cần tăng cường hơn nữa cơng tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành việc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót.

Năm là, ủy ban nhân dân xã thực hiện tốt việc thu lệ phí chứng thực theo đúng quy định hiện hành và dành kinh phí hợp lý để tăng cường cơ sở vật chất phục cụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cơng chứng, chứng thực. Có chế độ đãi ngộ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ trực tiếp thực hiện cơng tác chứng thực có thành tích./

40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chứng thực là chế định pháp lý quan trọng liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, đồng thời cũng là những công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Nhà nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể chế chứng thực ngày càng được hoàn thiện, thủ tục tinh giản gọn nhẹ, thẩm quyền được phân định rõ ràng, thời gian thực hiện được rút ngắn… đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như trong tổ chức, thực hiện pháp luật về chứng thực cần được khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu tại chương 1 và chương 2, em mạnh rạn đưa ra các quan điểm hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã qua thực tiễn tại xã Đăk Kroong.

Về quan điểm hoàn thiện chứng thực Ủy ban nhân dân xã cần phải tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; Hoạt động chứng thực phục vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hồn thiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền.

Về giải pháp hoàn thiện chứng thực Ủy ban nhân dân xã gồm có các giải pháp: Hồn thiện pháp luật về chứng thực Ủy ban nhân dân xã; Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chứng thực theo thẩm quyền; Bố trí nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện chứng thực; Bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động chứng thực; Nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chứng thực trên địa bàn; Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực chứng thực.

41

KẾT LUẬN

Vớ i đề tài “ Thực tiễn hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei – Kon Tum” đã khái quát một cách tổng quát về những vấn đề lý luận về chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã; thực trạng chứng thực của ủy ban nhân dân xã Đăk Kroong; quan điểm và giải pháp hoàn thiện chứng thực của ủy ban nhân dân xã.

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân xã Đăk Kroong về tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực thực hiện chứng thực; tổ chức, thực hiện chứng thực theo thẩm quyền pháp luật quy định và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng thực. Thực tiễn cho thấy cùng vớ i sự lỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tư pháp là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và sự phát triển của các quy định pháp luật về chứng thực đã gó p phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động này vẫn còn bộc lộ những hạn chế yếu kém: những bất cập về thể chế chứng thực; bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực; hạn chế về điều kiện hiện tại về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chứng thực. Nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực tại Việt Nam nói chung và xã Đăk Kroong nói riêng hiện nay là một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và chiến lược đổi mớ i tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, thực hiện đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và các yêu cầu đă ̣t ra đối với công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, tác giả đã đưa ra quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng thực quan đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về chứng thực và nâng cao hiệu quả công tác chứng thực qua thực tiễn xã Đăk Kroong trong giai đoạn hiện nay.

Qua thời thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã Đăk Kroong huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, được cọ xát với mơi trường khá mới mẻ, từ những việc mình đã làm và những gì quan sát và được truyền đạt , em đã rút ra cho mình rất nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích. Bắt đầu với sự rụt rè, lo lắng và nhiều thiếu sót, dần dần em thấy mình đã trưởng thành hơn. Mặc dù những việc mình được giao đều là những việc nhỏ, khá đơn giản nhưng khơng vì thế mà em được phép chủ quan , tất cả đều đưa đến cho em những bài học kinh nghiệm quý báu. Cùng với đó là sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cô chú, anh chị cán bộ trong khối UBND xã, đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng giúp em hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Hi vọng rằng đề tài nghiên cứu của em sẽ góp phần hồn thiện hơn trong hoạt động chứng thực, đảm bảo tính trung thực, tính chính xác theo đúng luật, đúng các văn bản gốc đã được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức quản lý có thẩm quyền.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật Công chứng Số: 53/2014/ ngày 20 tháng 06 năm 2016 [2] Nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015

[3] Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/06/2015 [4] Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp

[5] Nghị định số: 123/2015/NĐ-CP [6] Bộ luật Dân sự 2015

[7] Luật Đất đai 2013

[8] Nghiệp vụ Tư pháp cấp xã của nhà xuất bản Tư pháp

[9] Thông tư liên tịch số Số: 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH

[10] Các báo cáo năm 2019, 2020,2021 về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng-an ninh của UBND xã Đăk Kroong– huyện Đăk Glei.

PHỤ LỤC

+ Các mẫu lời chứng ban hành kèm theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP - Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính;

- Lời chứng chứng thực chữ ký bao gồm: Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực điểm chỉ; Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được;

- Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch;

- Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch bao gồm: Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch; Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản; Lời chứng chứng thực di chúc; Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản./.

Lời chứng chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ- CP

Tại (1)…………………………………………………… ,….. giờ ….. phút.

Tôi (2)……………………….., là (3) ……………………………………… Chứng thực Ông/bà…………… Giấy tờ tùy thân (4) số…………, cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản trước mặt ông/bà ………… là công chức tiếp nhận hồ sơ. Số chứng thực ………….. quyển số ………… (5) - SCT/CK, ĐC Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (6)

Chú thích

- (1) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở.

- (2) Ghi rõ họ và tên của người thực hiện chứng thực.

- (3) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện A, tỉnh B).

- (4) Ghi rõ loại giấy tờ là Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu. - (5) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu sổ chứng thực, ví dụ: quyển số 01/2015-SCT/BS. Nếu một năm dùng nhiều sổ thì ghi số thứ tự liên tiếp (ví dụ: quyển số 02/2015-SCT/BS); trường hợp sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm (ví dụ: quyển số 01/2015 + 01/2016 - SCT/BS).

- (6) Nếu thực hiện tại Phịng Tư pháp thì Trưởng phịng/Phó trưởng phịng ký, đóng dấu Phịng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã.

GIẤY XÁC NHẬN

HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên:...............................................................................................

Lớp:....................................... MSSV:.......................................................................

Xác nhận sinh viên.......................................................... đã chỉnh sửa báo cáo tốt nghiệp theo ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và Hội đồng đánh giá. Tên báo cáo :................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

...................................................................................................................................... Kon Tum, ngày tháng năm 2022

Một phần của tài liệu Thực tiễn hoạt động chứng thực tại ủy ban nhân dân xã đăk kroong huyện đăk glei tỉnh kon tum (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)