THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở HUYỆN NGỌC HỒI,

Một phần của tài liệu Thực trạng kết hôn trái pháp luật trên địa bàn huyện ngọc hồi tỉnh kon tum (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

3.1. THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở HUYỆN NGỌC HỒI,

TỈNH KON TUM

Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng xa lạ trong đời sống xã hội. Ngay từ khi quan niệm về kết hơn xuất hiện thì cũng bắt đầu xuất hiện những quan niệm về kết hôn trái pháp luật. Trong các giai đoạn trước, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội cũng như các yếu tố chính trị, văn hóa mà kết hơn trái pháp luật chủ yếu ở một số dạng vi phạm như; vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện... ngày nay, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp tới các dạng vi phạm về kết hôn, những nguyên nhân như vi phạm sự tự nguyện của các bên, vi phạm về độ tuổi khơng cịn là những vi phạm phổ biến, thay vào đó là các trường hợp kết hôn trái pháp luật do chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, kết hôn đồng giới, kết hơn với người đã có vợ, có chồng... Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thay đổi của xã hội. Nhấn mạnh hơn các nguyên tắc kết hôn. Mặc dù vậy, trải qua mười hai năm đưa vào áp dụng trong thực tế, với rất nhiều những thay đổi của xã hội, Luật Hơn nhân và gia đình cũng đã bắt đầu bộc lộ những thiếu sót, gây ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng. Chương 2 của đề tài, chúng ta sẽ có một cái nhìn tồn diện về pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập gặp phải trên thực tế của các trường hợp kết hôn trái pháp luật khi vi phạm những điều kiện kết hôn quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 11 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000.

Kết hôn trái pháp luật bao gồm các trường hợp: Kết hôn vi phạm về độ tuổi kết

hôn, kết hôn vi phạm về sự tự nguyện, kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Ngọc Hồi không phát hiện trường hợp nào kết hôn vi phạm về sự tự nguyện và kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự; chỉ xảy ra một số trường hợp tảo hôn. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Số liệu thông kê các trường hợp tảo hôn tại huyện Ngọc Hồi STT Đơn vị Giai đoạn

2017 - 2021 Ghi chú

01 UBND xã Pờ Y 10 02 UBND thị trấn

Plei Kần 07

03 UBND xã Đăk Kan 15 04 UBND xã Đăk Nông 25 05 UBND xã Đăk Dục 30

24

06 UBND xã Đăk Xú 15 07 UBND xã Sa Loong 40 08 UBND xã Đăk Ang 13 Như vậy, giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021, trên địa bàn huyện đã xảy ra 157 trường hợp tảo hôn, so với năm 2017 thì đã tăng 40 trường hợp, cụ thể:

+ Xã Pờ Y năm 2017 đã xảy ra 7 trường hợp mà đến năm 2021 có 10 trường hợp, tăng 03 trường hợp so với năm 2017.

+ Thị trấn Plei Kần năm 2017 đã xảy ra 5 trường hợp mà đến năm 2021 có 7 trường hợp, tăng 02 trường hợp so với năm 2017.

+ Xã Đăk Kan năm 2017 có 10 trường hợp đã xảy ra nhưng đến năm 2021 có 15 trường hợp, tăng 5 trường hợp so với năm 2017.

+ Xã Đăk Nơng năm 2017 có 17 trường hợp xảy ra nhưng đến năm 2021 có 25 trường hợp, tăng 8 trường hợp so với năm 2017.

+ Xã Đăk Dục năm 2017 có 23 trường hợp xảy ra nhưng đến năm 2021 có 30 trường hợp, tăng 7 trường hợp so với năm 2017.

+ Xã Đăk Xú năm 2017 có 10 trường hợp xảy ra nhưng đến năm 2021 có 15 trường hợp, tăng 5 trường hợp so với năm 2017.

+ Xã Sa Loong năm 2017 có 30 trường hợp nhưng đến năm 2021 thì có 40 trường hợp, tăng 10 trường hợp so với năm 2017.

+ Xã Đăk Ang năm 2017 có 9 trường hợp xảy ra nhưng đến năm 2021 có 13 trường hợp, tăng 4 trường hợp so với năm 2017.

Mặc dù trong thời gian 5 năm nhưng số trường hợp kết hôn trái pháp luật trên địa bàn huyện Ngọc Hồi vẫn còn tăng lên đáng kể. Đến nay đã xử phạt hành chính được 91 trường hợp, cịn 66 trường hợp vẫn chưa bị xử phạt.

Một phần của tài liệu Thực trạng kết hôn trái pháp luật trên địa bàn huyện ngọc hồi tỉnh kon tum (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)