CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Thứ nhất: Cần quy định cụ thể các căn cứ xử hủy kết hôn trái pháp luật.
Quy định cụ thể về căn cứ xử hủy việc kết hơn trái pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên,
Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định các căn cứ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật mà căn cứ này chỉ được suy luận dựa trên các điều kiện kết hơn, do đó có những quy định của pháp luật bị chồng lấn lên nhau, ví dụ như Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về sự tự nguyện trong việc kết hôn, nhưng cũng quy định những hành vi bị cấm như cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn. Theo như ta hiểu bản chất của sự tự nguyện đó là khơng lừa đối, khơng cưỡng ép kết hơn. Điều đó cho thấy, việc xác định một hành vi kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện hay do vi phạm điều cấm dễ gây nhầm lẫn. Vì thế, pháp luật cần phải giải thích cụ thể các dấu hiệu vi phạm điều kiện kết hôn để thuận tiện cho việc áp dụng căn cứ xử hủy kết hôn trái pháp luật.
25
Thứ hai: Cần phải quy định rõ đường lối xử hủy việc kết hôn trái pháp luật để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật.
So với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 bước đầu đã giải quyết được những vướng mắc lớn trong việc xem xét ngoại lệ cho việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, việc quy định đường lối xử lý một cách quá chung chung như vậy gây khó khăn khơng nhỏ trong việc áp dụng luật. Việc xử hủy việc kết hôn trái pháp luật cần linh hoạt hơn trong từng trường hợp cụ thể, có thể xây dựng dựa trên tinh thần của Luật HN&GĐ năm 2000. Các quy định cần phải được chặt chẽ, phải xem xét đến từng hồn cảnh vi phạm, có như vậy mới khơng tạo ra được những kẽ hở để tình trạng vi phạm điều kiện kết hơn tiếp tục gia tăng.
Thứ ba: Tăng cường việc phát hiện các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý vi phạm.
Hành vi kết hôn trái pháp luật thường không gây hậu quả “tức thời” như nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác. Do đó, việc phát hiện các trường hợp kết hơn trái pháp luật thường xảy ra sau khi “gạo đã nấu thành cơm”. Các trường hợp vi phạm không được phát hiện kịp thời, khơng được xử lý ngay do đó khơng có tính răn đe. Nhà nước và Chính phủ ta cần phải đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường công tác phát hiện, xử lý hành vi vi phạm về điều kiện kết hôn. Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để xử lý, khắc phục tình trạng nể nang, xử lý khơng nghiêm các vụ việc có dấu hiệu vi phạm, thực hiện tốt công tác phổ biến pháp luật để khuyến khích mọi người tham gia phát hiện hành vi kết hơn trái pháp luật nhằm hạn chế phần nào tình trạng kết hơn trái pháp luật đang diễn ra trong xã hội ngày nay.
Thứ tư: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời và có hiệu lực thi hành chưa lâu. Do đó, Nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến tai người dân, đặc biệt là ở nông thôn, các tỉnh miền núi, nơi mà có trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội là việc quan trọng đảm bảo tính thực thi của pháp luật. Vì thế, điều này là vơ cùng cần thiết và cấp bách trong tình hình xã hội bấy giờ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Phổ biến pháp luật trực tiếp, trực tuyến; tuyên truyền qua các hình thức thi; tìm hiểu pháp luật, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, cơng tác hịa giải ở cơ sở và các hình thức khác phù hợp với từng địa phương, đơn vị miễn sao cho đảm bảo tính phù hợp và khả thi cho tất cả các đối tượng.
3.3. GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XỬ LÝ KẾT HƠN TRÁI PHÁP LUẬT, ĐẢM BẢO LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ LỢI ÍCH CHUNG CỦA XÃ HỘI
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.
26
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình trong trường học: Đưa nội dung giáo dục giới tính; các quy định pháp luật về hơn nhân và gia đình (như điều kiện về độ tuổi kết hôn, những điều cấm trong hôn nhân…); về tác hại, hậu quả của tảo hôn vào trong chương trình giáo dục ở trường phổ thơng trung học và phổ thông dân tộc nội trú. Tăng cường cơng tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đồn, đội, câu lạc bộ, tổ, nhóm… trong trường học để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh.
- Triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới tính, lứa tuổi và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phịng chống tảo hơn: Tun truyền, vận động trực tiếp, trực diện thông qua các điểm truyền thông; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại các thôn, làng. Về thực hiện nhiệm vụ này, phịng tư pháp huyện, cơng chức tư pháp các xã và 8/8 câu lạc bộ pháp lý của 08, xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần tập trung huy động nguồn lực, vật lực để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và trợ giúp pháp lý. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động văn hóa, lễ hội tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đồn thể, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm. Phát huy vai trị của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện
Luật Hơn nhân và gia đình và cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; tun truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu tồn tại ở một số dân tộc thiểu số trong hôn nhân.
- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động: Xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ truyền thông trên cơ sở là những công chức tư pháp xã, cán bộ, đảng viên là người dân tộc và đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, làng, tổ dân phố.
Thứ hai: Tăng cường lãnh đạo, quản lý và nâng cao trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đồn thể trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hơn nhân và gia đình, về phịng, chống tảo hơn vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền và các đồn thể địa phương hàng năm.
- Triển khai các hoạt động can thiệp phù hợp: Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
- Xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em… vào hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố, tiêu chuẩn gia đình văn hóa, bản văn hóa.
- Phối hợp chặt chẽ và tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các địa phương lân cận trong việc ngăn chặn và phịng, chống vấn nạn tảo hơn.
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về hơn nhân và gia đình.
27
Thứ ba: Đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào trên địa bàn huyện.
- Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm huyện tới các xã, bảo đảm đi được bốn mùa. Tiếp tục mở các tuyến đường tới các bản, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, kết hợp với chương trình xây dựng đường bê tơng trong chương trình xây dựng nơng thơn mới cho các làng, thơn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Thứ tư: Huy động trẻ em đến lớp, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề.
- Huy động trẻ em đến lớp, bảo đảm 100% trẻ em được phổ cập tiểu học và phổ cập trung học cơ sở.
- Đưa các nội dung hướng nghiệp dạy nghề vào nội dung giảng dạy cho học sinh, đặc biệt hướng tới các nghề mà địa bàn huyện đang còn thiếu như sửa chữa xe máy, xây dựng.
- Huy động tối đa các nguồn lực: Nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn tài trợ khác, tạo sự đồng thuận trong xã hội cùng chung tay góp phần giảm thiểu tỉ lệ tảo hơn trên địa bàn. Hiện nay, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện và cơng chức tư pháp xã là q ít để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hơn nhân và gia đình nói riêng.
28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết hôn trái pháp luật không chỉ xâm phạm tới những quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể trong xã hội như những trường hợp kết hôn do vi phạm sự tự nguyện, kết hôn do vi phạm độ tuổi… mà còn đi ngược lại với những truyền thống, bản sắc dân tộc như những trường hợp kết hơn với những người đã có vợ, có chồng… Kết hơn trái pháp luật không phải là một hiện tượng mới mẻ trong xã hội Việt Nam, từ xưa đến nay, những hình thức vi phạm vẫn ln tồn tại và đều được dự liệu trong các hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, dưới sự tác động của rất nhiều những yếu tố khác nhau: như kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập quốc tế, khoa học kỹ thuật… đã hình thành nên những cách suy nghĩ, những phong cách sống khác nhau, giá trị của gia đình đơi khi đã bị coi nhẹ, những điều kiện kết hôn không được chấp hành nghiêm chỉnh gây ra những bức xúc trong đời sống nhân dân. Có thể nhận thấy trong những năm trở lại đây kết hôn trái pháp luật ngày một phổ biến với những dạng vi phạm phong phú hơn, trở thành một nỗi nhức nhối của gia đình, xã hội.
Từ những vấn đề lý luận, soi vào pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng mới thấy hết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của pháp luật hiện hành khi quy định về vấn đề này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, luận văn cũng đã chi ra những nhu cầu khách quan, những phương hướng hoàn thiện cũng như một số kiến nghị, giải pháp cơ bản góp phần hồn thiện hơn nữa một hệ thống pháp luật Hơn nhân gia đình tiến bộ, bảo vệ quyền con người, vì con người.
29
KẾT LUẬN
Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật... đã hình thành nên suy nghĩ, những phong cách sống khác nhau. Quan niệm mới mẻ về tình u và hơn nhân của khơng ít giới trẻ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những quan niệm truyền thống về nền tảng gia đình của người Việt Nam. Giá trị của gia đình bị coi nhẹ, dẫn đến tình trạng khơng tn thủ các điều kiện về kết hôn diễn ra ngày một phổ biến với những vi phạm phong phú hơn, đa dạng hơn, trở thành nỗi nhức nhối của gia đình và xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hơn trái pháp luật, ta có thể hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Gia đình có ổn định, hạnh phúc, bền vững thì các vấn đề như giáo dục, kinh tế, văn hóa xã hội mới có thể phát triển. Với tầm quan trọng ấy của tế bào gia đình mà Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật HN&GĐ. Việc xác lập những quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn là nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình Việt Nam phồn thịnh, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. [2] Bộ Luật Dân sự năm 2015
[3] Bộ Luật Hình sự năm 2015
[4] Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
[5] Ts. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên), Giáo trình Ḷt Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2013.