Thẩm quyền chứng thực

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng thực tại UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 .MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC

2.2.3. Thẩm quyền chứng thực

22

Chứng thực các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng việt hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng việt, có xen một số từ bằng tiếng nước ngồi (Ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn của người Việt Nam và người nước ngồi, trong đó có ghi tên, địa chỉ của người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài...).

- Chứng thực các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (Ví dụ: Hộ chiếu của cơng dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài... trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài).

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch, cụ thể như sau:

+ Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng

thức của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của cơng chứng nhà nước ;

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của cơng chứng

nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của cơng chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.

+ Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước;

trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam

định cư ở nước ngồi phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.

+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của cơng chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của cơng chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.

+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của cơng chứng

nhà nước; trường hợp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn nơi có đất.

Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả thuận về mua bán, thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở). Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của cơng chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:

+ Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;

+ Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; + Thuê mua nhà ở xã hội;

23

Ngày 19 tháng 10 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tại điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP quy định: "Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; xem xét, quyết định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu công chứng.... Như vậy, ở những địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu cơng chứng và có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề cơng chứng thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi đó khơng thực hiện chứng thực các hợp đồng, giao dịch.

- Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng thực tại UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)