Hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng ở huyện Hương Sơn,

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác tài nguyên rừng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3 Hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng ở huyện Hương Sơn,

tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1 Biến đổi khí hậu

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ơ nhiễm mơi sinh, đói kém… Đồng thời, phá rừng gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu thất thường, phát sinh nhiều dịch bệnh.

Sự nóng lên do nạn phá rừng gây ra chủ yếu là do việc giảm sự bay hơi. Sau khi nạn phá rừng xảy ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời để làm bay hơi nước tích tụ gần bề mặt trái đất của rừng nhiệt đới sẽ giảm, điều này khiến bầu khơng khí ấm lên, gây biến đổi khí hậu tồn cầu

Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở huyện Hương Sơn ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

Theo viện khoa học khí tượng thủy văn, nhiệt độ trung bình năm ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng khoảng 0,1 độ C trong vòng một thập kỷ qua. Sự thay đổi chế độ mưa với lượng mưa tăng vào mùa mưa nhưng lại giảm vào mùa khô là nguyên nhân gây ra lũ lớn thường xuyên hơn và hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

2.3.2 Thiếu nước

Với mức độ suy giảm tài nguyên rừng như hiện nay huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nói chung sẽ bị thiếu nguồn nước trầm trọng. Tính đến năm 2050, có đến 20% dân số trên thế giới bị thiếu nước. Đa số người phải chịu cảnh thiếu nước sống ở các nước đang phát triển.

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng q trình rửa trơi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Q trình làm giảm thốt hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm khơng khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước khơng được tuần hồn trở lại rừng do bị mất trong q trình rửa trơi và đổ thẳng ra biển.

Bên cạnh đó, có thể có nguy cơ gây nạn đói. Bởi do thiếu nước trong sản xuất nơng nghiệp gây khan hiếm lương thực, thực phẩm.

2.3.3 Mưa bão, sạt lở đất, lũ quét

Hậu quả của việc phá rừng là xảy ra tình trạng mưa bão, sạt lở đất, lũ quét. Mưa bao nhiêu sẽ đổ dồn hết về vùng thấp trũng, trên đường đi sẽ cuốn theo cây gỗ, đất đá.

Phá rừng khiến cho thảm thực vật trên lưu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng cản dòng chảy, lũ lụt đi nhanh hơn, nước dâng cao nhanh chóng.

Theo các nhà khoa học, diện tích rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tình trạng sạt lở đất, lũ quét xuất hiện bất ngờ gây ra những hậu quả thiệt hại nặng nề về người và của.

Tuy nhiên, những giá trị sinh thái của rừng đầu nguồn đã bị đánh mất bởi giá trị kinh tế to lớn của nó.

Nếu rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn. Cịn khi có rừng, các loại cây cũng sẽ phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Thêm nữa rễ của cây cũng sẽ hút nước lũ.

Cũng theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phịng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.[1]

2.3.4 Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và trung tâm đô thị.Bởi vậy, suy giảm rừng cây biến động thủy chế sơng ngịi, giảm sự điều hịa của dịngchảy, làm tăng q trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm , dẫn đến lũ lụt khô hạn và nhiều thiên tai khác. Hiện tượng này một phần do suy giảm rừng và tác động của biếnđổi khí hậu, ảnh hưởng những tác động tiêu cực lên đời sống và sức khỏe con người

Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm mơi trường bị suy thối. Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật. Nhiều lồi đã mất mơi trường sống của chính nó, dẫn đến sự suy giảm quần thể dân số và sự tuyệt chủng là điều hồn tồn có thể xảy ra. Nhiều lồi sinh vật đặc hữu có những yêu cầu đặc biệt cho sự sống sót của chúng mà chỉ có thể tìm thấy trong các hệ sinh thái nhất định nào đó, kết quả dẫn đến sự tuyệt chủng của nó.

Hiện nay, một số loài thực vật đã suy giảm và trở thành nguồn gen quý hiếm không những đối với huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh mà còn đối với Việt Nam và cả thế giới, ví dụ như các lồi: Sam đỏ, trầm hương,..

Một số loài động vật lớn cũng đã bị diệt vong như: Tê giác 2 sừng, hươu sao, vượn tay trắng,.. Các lồi chim, bị sát và ếch nhái cũng nằm trong tình trạng tương tự như: Hạc cổ trắng, ngan cánh trắng,..

Rừng tạo ra các cây thuốc hữu ích cho cuộc sống của con người. Các biotope của rừng là nguồn không thể thay thế của nhiều loại thuốc mới, việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen.

2.3.5 Tác động tới kinh tế

Tỉ lệ rừng ngày càng suy giảm đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của toàn cầu.

Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Sự khai khẩn trái phép làm nhiều nền kinh tế tổn thất hàng tỷ đồng mỗi năm. [5]

Tiểu kết chương 2

Như vậy, chương 2 đã giới thiệu được tổng quan về huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời cho chúng ta cái nhìn khái qi về thực trạng suy thối tài nguyên rừng tại đây thực sự đang là một vấn đề nóng và đáng báo động. Từ đó nêu ra hậu quả của việc suy thoái rừng tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng là cơ sở để chương tiếp theo đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế thực trạng trên.

Chương 3.

GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác tài nguyên rừng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w