Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - PGS,TS. Ngô Văn Hà (Trang 116 - 117)

II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 1986-

1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

Học thuyết cách mạng, khoa học Mác-Lênin soi sáng sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp cơng nhân, giải phóng các dân tộc, giải phóng con người thốt khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng để xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con người, đó là chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm giải phóng dâ tộc và

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, trang 66.

giải phóng giai cấp là hai cuộc giải phóng vĩ đại, quan hệ mật thiết với nhau như hai cánh chim. Độc lập dân ttộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930) xác định rõ mục tiêu: Làm cho

nước Nam được hoàn toàn độc lập và để đi tới xã hội cộng sản. Suốt q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng

ln luôn nắm vững và kiên định các mục tiêu chiến lược đó. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giành được độc lập cho dân tộc, nhưng lại phải tiến hành 30 năm chiến tranh cách mạng chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vào ngày 30-4-1975 mới giành được độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước. Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội được đặt ra trực tiếp ở miền Bắc từ năm 1954 và trên cả nước từ năm 1975. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay đang hiện thực hóa những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh của Đảng đã đề ra, vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vị chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, cũng là quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước, là lý tưởng cao cả và hiện thực trong thời đại Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - PGS,TS. Ngô Văn Hà (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)