II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 1986-
4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế
Chủ nghĩa Mác-Lênin mang bản chất quốc tế, cách mạng của giai cấp vơ sản khơng chỉ giải phóng giai cấp lao động trong một nước mà giải phóng tồn nhân loại. Đồn kết và ủng hộ lẫn nhau giữa các cuộc cách mạng và nhân dân các nước là yêu cầu khách quan tất yếu. Trong thế giới hiện đại, nhiều vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi một nước mà cấn đến sự hợp tác quốc tế. Hồ Chí Minh là lãnh tụ dân tộc, lãnh tụ của Đảng đồng thời là chiến sĩ quốc tế. Người thấy rõ sự cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. “Nhưng muốn người ta giúp cho, thì trước minh phải tự giúp lấy mình đã”1. Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, tạo nên nhân tố quyết định thắng lợi.
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc, với ý chí đem sức ta mà tự giải phóng cho ta đồng thời tận dụng cơ hội thuận lợi khi phe Đồng minh chiến thắng phát xít Nhật. Trong hai cuộc kháng chiến, sức mạnh của dân tộc được huy động cao nhất với tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng huy động cao nhất nguồn lực trong nước đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài bao gồm cả viện trợ, cho vay và đầu tư trực tiếp. Tích cực, chủ động hợp tác với các nước, hội nhập quốc tế, tạo cả thế và lực để phát triển đất nước. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển,
1 Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 320.