II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 1986-
5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
cộng đồng quốc tế, đã tạo được sự hội nhập thành công đồng thời vẫn giữ vững độc lập, tự chủ và con đường phát triển của đất nước.
5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạngViệt Nam Việt Nam
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt chú trọng xây dựng Đảng Cộng sản-đội tiền phong của giai cấp vô sản. Đảng Cộng sản phải được trang bị lý luận tiền phong, khoa học, có Cương lĩnh chính trị rõ ràng, được tổ chức theo những nguyên tắc cơ bản và với kỷ luật chặt chẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, Đảng khơng có chủ nghĩa (lý luận) cũng giống như người khơng có trí khơn. Đảng phảo hồn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước vì hạnh phúc của nhân dân. Người nhấn mạnh, Đảng và từng cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ln ln chú trọng xây dựng Đảng, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Không ngừng phát triển, bổ sung Cương lĩnh chính trị, đường lối, nắm vững và kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, đồng thời chú trọng các nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng; tự phê bình và phê bình; gắn bó mật thiết với nhân dân và nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chú trọng công tác cán bộ, coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Rèn luyện đạo đức cách mạng là nội dung cơ bản trong xây dựng Đảng. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng đường lối và những quyết sách đúng đắn và thông qua hệ thống tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; thơng qua đội ngũ cán bộ, đảng viên trên tất cả các lĩnh vực nhằm hiện thực hóa đường lối của Đảng. Chú trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và không ngừng làm rõ những vấn đề đặt ra trong khoa học lãnh đạo quản lý.
Để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của Đảng cầm quyền, Đảng khơng ngừng đổi mới, tự chỉnh đốn; phịng ngừa, đẩy lùi nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân và cả nguy cơ suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (30-10- 2016) đã ban hành Nghị quyết Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn liền với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (15-5-2016) về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII (25-10-2017) về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII (19-5-2018) về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cấp chiến lược, thật sự làm cho Đảng vững mạnh, tiếp tục hoàn thành sữ mệnh lãnh đạo xã hội và Nhà nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới.
Đảng khơng ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nổi bật những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đó là truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của Đảng vì lý tưởng cách mạng cao cả, vì nước, vì dân, với sự hy sinh anh dũng của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, đảng viên kiên trung của Đảng. Truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động. Truyền thống tự
phê bình, phê bình nghiêm túc và quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém. Truyền thống gắn bó mật thiết với giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Truyền thống rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao bản lĩnh tự vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Truyền thống của chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng, của đồng bào cả nước trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo tiêu biểu của Đảng đã anh dũng hy sinh như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Châu Văn Liêm, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Tơ Hiệu, Hồng Văn Thụ và nhiều đồng chí khác. Rất nhiều tấm gương hy sinh của chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi vì lý tưởng và con đường cách mạng của Đảng và dân tộc như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Hồng Tơn, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Lê Bình, Mạc Thị Bưởi, Bùi Thị Cúc, Nguyễn Thị Lợi, Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tơ Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Bùi Ngọc Dương, Lê Thị Riêng, Lê Anh Xuân, Nguyễn Thị Út (Út Tịch), Quách Thị Trang, Nguyễn Phan Vinh, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngọc Thảo, Vũ Xuân Thiều, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Lê Đình Chinh, Hồng Thị Hồng Chiêm và nhiều tấm gương kiên cường khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2018.
2. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác –Lênin. Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn tập, từ tập 1 đến tập 65, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998- 2018.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, từ tập 1 đến tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.
5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010.
7. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945- 1975- thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo tổng kết, Báo cáo Tổng kết
một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (phần Cương lĩnh, bổ
sung và phát triển), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016.
11. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa chữa bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2018.
12. Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
13. Bộ Ngoại giao, Mặt trận Ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
15. Archymedes LA. Patti, Why Vietnam?(Tại sao Việt Nam), Nxb Đà Nẵng 1995.
16. Robert S McNamara, Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2006.