Học tập bằng phương pháp truyền thống hay trực tuyến thì vấn đề mà người học quan tâm vẫn là kết quả cuối cùng mà họ nhận được. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của người học trong quá trình học tập trực tuyến sẽ phần nào phản ánh chất lượng đào tạo khi bước đầu chuẩn áp dụng phổ biến việc học tập trực tuyến hiện nay. Kết quả khảo sát sinh viên tại lớp Đại học Quản trị Dịch vụ Du Lịch và Lữ hành 21A, khoa Quản Lý Xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy, nhìn chung sinh viên đánh giá cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập cá
nhân song vẫn còn hạn chế trong việc tiện lợi; trao đổi, giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên và việc tham gia, tương tác của sinh viên.
Biểu đồ 2.5. Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến so với học tập truyền thống
So sánh với phương pháp học truyền thống, học trực tuyến được sinh viên đánh giá tiện lợi tương đương hoặc hiệu quả hơn chiếm 57,4%. Đây cũng là khía cạnh tích cực khi sự nỗ lực của thầy cơ trong việc tạo nhiều hoạt động kết hợp ứng dụng cơng nghệ thơng tin đã góp phần thu hút người học và mang lại sự phản hồi tích cực từ người học.
Bên cạnh sự thuận tiện trong việc ứng dụng công nghệ và rút ngắn khoảng cánh, linh hoạt trong học trực tuyến, phần lớn sinh viên cho rằng việc học đáp ứng được nhu cầu học tập cá nhân. Cụ thể 67,1% tỷ lệ người trả lời đánh giá hiệu quả tương đương phương pháp truyền thống trở lên, và chỉ có 33,9% đánh giá khơng đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân. Tuy nhiên, điều đó cho thấy, bên cạnh điểm đạt được cần có sự cải thiện trong phương pháp dạy và học tập để đáp ứng hơn nhu cầu học tập của sinh viên như đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng
dụng cơng nghệ linh hoạt, mơ hình hóa các nội dung, bài học, cung cấp nguồn học liệu số nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã phần nào cho thấy sự hạn chế của phương pháp học trực tuyến so với phương pháp truyền thống khi có đến 50,5% tỷ lệ người học cho rằng việc trao đổi, giao tiếp giữa người dạy và học ít hiệu quả và ít hiệu quả hơn nhiều. Tỷ lệ học trực tuyến có hiệu quả tương đương chỉ chiếm 28,1% và chỉ có 23,5% cho rằng hiệu quả một chút hoặc hiệu quả hơn nhiều. Đây cũng là mặt hạn chế của việc học trực tuyến khi bị giới hạn bởi bối cảnh khơng gian, yếu tố nhiễu trong q trình học cũng như khó có thể tạo nhiều hoạt động nhằm thu hút người học tham gia như khi học truyền thống.
“- Ngoài hỗ trợ chống dịch và giúp việc học đủ tín diễn ra bình thường thì nhìn chung hiệu quả học tập khơng được cao lắm, cịn nhiều bất cập (vd: mơn Giáo dục thể chất, học online là một cái gì đấy hơi vơ lí, gây hoang mang cho nhiều sinh viên)
- Nhìn chung khá tiện lợi tuy nhiên phát sinh khá nhiều vấn đề như học tập thật sự chưa thấy hiệu quả cao, khả năng tập trung kém, thời gian ngồi một chỗ học và nhìn vào máy tính, điện thoại q nhiều,...
- Các thầy cơ có thể tăng việc tương tác trong các giờ học để học sinh bớt nhàn chán vì phải ngồi nhìn màn hình và cho một khối lượng bài tập phù hợp hơn để các bạn có thể làm và học tập những mơn học khác.
- Theo em thấy thì học trực tuyến là phương pháp cần thiết đối với hiện tại nhưng không thể đáp ứng được chất lượng mơn học. Thực sự có những kiến thức chỉ nói khơng với một vài slide đơn giản khiến em không thể hiểu được luôn ấy!”
Tương tự việc đánh giá về trao đổi và tương tác giữa giáo viên và sinh viên, việc tham gia và tương tác của sinh viên cũng được người học đánh giá kém hiệu quả hơn khi chiếm tới 43,2% tỷ lệ sinh viên cho rằng học trực tuyến ít hiệu quả và ít hiệu quả hơn nhiều. Tỷ lệ người học đánh giá ngang với việc học truyền thống chiếm 33,8% và chỉ có 22,9% tỷ lệ người học đánh giá hiệu quả hơn một chút và hiệu quả nhiều. Chính vì vậy, cần nâng cao khả năng chủ động và tích cực của người học khi tham gia vào quá trình học tập trực tuyến.
Trong môi trường học tập trực tuyến, việc lấy người học làm trung tâm đang trở nên cấp thiết nhất. Trái ngược với quan điểm hành vi, các nhà tâm lý học nhận thức tập trung vào người học (chứ không phải mơi trường) là thành phần tích cực của q trình dạy và học. Chính vì vậy, bên cạnh những u cầu từ phía người dạy, người học cũng cần chủ động hơn trong việc học tập trực tuyến như đọc tài liệu trước giờ lên lớp, chủ động tương tác với giáo viên, chăm chú nghe giảng, ghi chép, tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận nhóm.
Tiểu kết chương 2
Tronng chương này, tác giả đã khảo sát và phân tích thực trạng của phương pháp học tập trực tuyến của sinh viên lớp Đại học Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành 21A, khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội qua các nội dung như thời gian học tập trực tuyến; Những thuận lợi và khó khăn trong q trình học tập trực tuyến và ý kiến của sinh viên về phương pháp học tập này qua nhiều khía cạnh khác nhau. Cùng với đó, tác giả đã đưa ra những yếu tố để đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong chương tiếp theo.
Chương 3.