1.3. Các thước đo của từng phương diện
1.3.2. 4 Phương diện học hỏivà phát triển
Năng lực nhân viên được đánh giá qua các thước đo cơ bản gồm: sự hài lòng của nhân viên, khả năng giữ chân nhân viên, năng suất của nhân viên.
Hàng tháng, hàng năm, doanh nghiệp thường chọn ngẫu nhiên nhân viên tham gia cuộc thăm dò ý kiến để đo lường mức độ hài lòng của nhân viên.
Khả năng giữ chân nhân viên thường được đánh giá thông qua tỷ lệ phần trăm thay thế các nhân sự chủ chốt.
Đo lường năng suất nhân viên nhằm liên hệ giữa kết quả do các nhân viên tạo ra và số lượng nhân viên sử dụng để tạo ra kết quả đó.Thước đo đơn giản nhất là mức doanh thu trên mỗi nhân viê, cho thấy mỗi nhân viên có thể tạo ra kết quả có giá trị bao nhiêu.
Về Năng lực của hệ thống thông tin, một số doanh nghiệp đo lường bằng tỷ
lệ cung cấp thông tin chiến lược. Thước đo này là tỷ lệ phần trăm các q trình có sẵn thơng tin về chất lượng trên thời gian thực, thời gian chu trình và phản hồi về chi phí, cũng như tỷ lệ phần trăm nhân viên trực tiếp làm việc với khách hàng được tiếp cận trực tuyến với các thông tin về khách hàng.
Động lực phấn đấu, giao trách nhiệm, khả năng liên kết
Gồm các thước đo đánh giá môi trường làm việc trong khả năng tạo ra động lực phấn đấu và tinh thần chủ động cho nhân viên. Một thước đo được sử dụng rộng rãi là số lượng ý kiến đề xuất cải thiện hiệu quả hoạt động trên mỗi nhân viên. Bên cạnh đó, có thể bổ sung số lượng ý kiến được thực hiện, để theo dõi chất lượng các ý kiến được đề xuất.
Một số thước đo trong phương diện học hỏi và phát triển được trình bày trong phụ lục 4.