Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH VAR
1.1 THUY LÝ ẾT ẠM PHÁT
1.1.4.1 Tác động tiêu cực
Khi lạm phát xảy ra ngồi dự tính, nó tạo ra sự biến động thất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các mối quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi
hoạt động kinh tế - xã hội. Dưới đây là một vài hậu quả của lạm phát gây ra cho nền kinh tế và xã hội:
Tác động kìm hãm tăng trƣởng kinh tế:
Lạm phát tăng sẽ làm cho thu nhập của người lao động bị sụt giảm và kéo theo các cuộc đình cơng địi tăng lương với quy mơ lớn, làm đình trệ hoạt động sản xuất và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Lạm phát tăng cũng làm cho giá cả vật liệu, hàng hoá tăng theo, dẫn đến khu vực sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dần, buôn bán thương mại dịch vụ khủng hoảng và trật tự kinh tế bị thay đổi. Bên cạnh đó, các lĩnh vực đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn cho việc xác định mức lợi ích đảm bảo cho các nhà đầu tư, khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại, nhất là các dự án đầu tư dài hạn, dẫn đến làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Trong lĩnh vực lưu thông và phân phối, giá cả hàng hố tăng lên gây ra tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hố dẫn đến mất cân đối quan hệ cung cầu làm cho rối loạn trong hệ thống phân phối hàng hoá và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Lạm phát làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đời sống dân cƣ khó khăn:
Khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên, hàm ý giá cả hàng hoá tăng trong khi thu nhập của người lao động hầu như khơng tăng, do đó đời sống người lao động ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt tầng lớp lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, khi mức giá chung tăng lên, lĩnh vực hoạt động sản xuất bị thu hẹp do chi phí đầu vào tăng làm giảm đầu tư mở rộng sản xuất hay thu hẹp sản xuất hàng hoá, nên tổng cầu cơng ăn việc làm giảm xuống do đó tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn xã hội cũng theo đó ngày càng nhiều hơn.
Tác động đến hệ thống tiền tệ:
Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát tăng làm cho sức mua đồng tiền giảm, lưu thông tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên một cách đột biến do đồng nội tệ bị mất giá, làm cho sức mua của đồng tiền giảm xuống nhanh chóng, hoạt động hệ thống tín dụng rơi vào khủng
hoảng do nguồn tiền gởi trong hệ thống sụt giảm và có sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền bản địa sang các đồng tiền khác ổn định hơn hay các tài sản khác đảm bảo hơn (như vàng, bất động sản…). Ảnh hưởng này dẫn đến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh, có thể dẫn đến phá sản, làm cho hệ thống tiền tệ rối loạn và mất kiểm soát.
Tác động xấu đến cán cân thanh toán
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngồi (có quan hệ mậu dịch) thì giá cả hàng hố trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với giá cả hàng hoá nhập khẩu, do đó làm giảm hàng hố xuất khẩu và tăng nhập khẩu, làm xấu đi tình trạng tài khoản vãng lai. Tỷ lệ lạm phát cao cùng với bội chi tài khoản vãng lai có thể tạo nên tâm lý trơng đợi sự giảm giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ, làm cho áp lực tăng tỷ giá. Tỷ giá tăng làm cho mức giá chung tăng lên ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hoá và tác động đến cán cân thanh tốn của quốc gia.
Các tác động khác
Có thể nói lạm phát đã tác động rất nhiều đến các mặt hoạt động kinh tế - xã hội, khi lạm phát tăng cao, kéo dài và khơng dự đốn được làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm sút và nền sản xuất hàng hoá bị suy thoái, hệ thống thơng tin bị phá huỷ, các tính tốn kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian từ đó gây khó khăn về kinh tế và xã hội.