Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH VAR
1.2 KHÁI QT MƠ HÌNH VAR
1.2.1Lý thuyết mơ hình VAR: (Vector Autoregression – tự hồi quy véc tơ)
Như chúng ta biết, mối quan hệ giữa các biến số kinh tế không đơn thuần chỉ theo một chiều, biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và trong nhiều trường hợp cịn có sự ảnh hưởng ngược lại. Do đó, chúng ta phải xét đến ảnh hưởng qua lại giữa các biến này cùng một lúc. Mơ hình kinh tế lượng được ứng dụng rộng rãi trong phân tích tác động giữa các biến số kinh tế mà ta xét đến sau đây khơng phải là mơ hình một phương trình mà là mơ hình nhiều phương trình. Tuy nhiên, để ước lượng được các mơ hình này ta phải đảm bảo rằng các phương trình trong hệ được định dạng, một số biến được coi là nội sinh (biến mà giá trị được xác định bởi mơ hình, là biến ngẫu nhiên) và một số biến khác được coi
là ngoại sinh hay đã xác định trước (ngoại sinh cộng với nội sinh trễ). Việc định dạng này thường được thực hiện bằng cách giả thiết rằng một số biến được xác định trước chỉ có mặt trong một số phương trình. Quyết định này thường mang tính chủ quan và đã bị Chrishtopher Sims chỉ trích.
Albert Christopher Sims, một nhà khoa học kinh tế người Mỹ đã được trao giải Nobel Kinh tế năm 2011 cùng Thomas J. Sargent với báo cáo nghiên cứu xây dựng mơ hình VAR. Ơng cho rằng nếu có đồng thời giữa một tập hợp các biến thì tất cả phải được xem xét trên cùng một cơ sở, hàm ý các biến được xem xét phải có vai trị như nhau, không phân biệt biến nội sinh hay ngoại sinh. Dựa trên quan điểm này, Ông tiến hành xây dựng mơ hình VAR của mình:
Xét hai chuỗi thời gian Xt và Yt, mơ hình VAR tổng qt với hai biến Xt và Yt mà Sims xây dựng có dạng:
Trong đó : e là sai số ngẫu nhiên (phần dư) n là độ trễ của các biến
Mơ hình VAR hay cịn gọi mơ hình tự hồi quy véc tơ là do sự xuất hiện của giá trị trễ của biến phụ thuộc trong vế phải và chúng ta làm việc với nhiều biến cùng lúc.
Với hệ phương trình do Sims xây dựng trên đây, VAR đã được sử dụng phổ biến rộng rãi cho việc phân tích sự tác động qua lại giữa các biến số trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đặc biệt là phân tích sự ảnh hưởng giữa các biến số kinh tế vĩ mơ và từ đó đưa ra giải pháp chính sách kinh tế phù hợp.
1.2.2Ứng dụng mơ hình VAR và một số nghiên cứu về lạm phát:
Mơ hình VAR được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới, và nó cũng được giảng dạy ở các trường đại học và sau đại học. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ở bậc
thạc sỹ và tiến sỹ sử dụng mơ hình VAR trong nghiên cứu của mình, và đồng thời cũng có nhiều ứng dụng trong phân tích biến số vĩ mơ nhằm hỗ trợ cho hoạch định chính sách kinh tế. Sau đây, là một số nghiên cứu ứng dụng cụ thể:
1.2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Canova Fabio and Luca Gambetti (2006) với nghiên cứu “The structural
dynamics of output growth and inflation: some international evidence” sử dụng mơ hình VAR để phân tích đóng góp của chính sách tiền tệ đến những thay đổi sản lượng và động lực lạm phát ở Mỹ và so sánh với các quốc gia ở khu vực EURO. Các biến số được sử dụng trong mơ hình là lãi suất ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng sản lượng và tốc độ gia tăng cung tiền. Nhóm tác giả phân tích các cú sốc chính sách tiền tệ đến nền kinh tế của Mỹ và được thể hiện qua phương trình:
Yt = A0,t + A1,tYt-1 + … + Ap,tYt-p + εt (1.17)
Trong đó: Yt là véc tơ bao gồm các biến: lãi suất, cung tiền, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng sản lượng và Ai,t là ma trận hệ số của các thời gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cú sốc chính sách có dấu hiệu tác động mạnh mẽ đến động lực tăng trưởng và lạm phát ở Mỹ và giữa các quốc gia.
Mơ hình VAR nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát trên 7 quốc gia Đơng Á của Ngân hàng thanh tốn quốc tế (BIS)
Năm 2002, Bank for International Settlements (by Ben S C Fung, BIS, 2002) sử dụng mơ hình VAR để phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến các nước Đông Á bao gồm: Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Ngân hàng thanh toán quốc tế (dựa theo báo cáo của Bernanke and Mihov, 1998) xây dựng hệ phương trình cho mơ hình kinh tế động như sau:
Các Bi, Ci, Di, Gi, Ay, và Ap là ma trận hệ số vuông;
Các Yt vector bao hàm các biến phi chính sách vĩ mơ như sản lượng, giá cả; Các Pt vector bao hàm các biến chính sách hay biến tiền tệ như lãi suất. Các biến sử dụng trong mơ hình là: tỷ giá, CPI, cung tiền M2, tín dụng, lãi suất, giá hàng hố và cung tiền của Mỹ. Mơ hình VAR cơ bản theo BIS trả lời cho các câu hỏi liệu các yếu tố tiền tệ (lãi suất, tín dụng) có đóng vai trị quan trọng trong việc xác định lạm phát hay không? Kết quả chứng minh các biến lãi suất, tín dụng có ảnh hưởng đến lạm phát và có thời gian trễ khác nhau. Đặc biệt là tỷ giá có tác động khác nhau đến các nền kinh tế của các nước và có đóng góp nhỏ vào chính sách tiền tệ, ngược lại lãi suất tham gia nhiều vào thiết lập chính sách tiền tệ cho các nước.
Disyatat and Vongsinsirikul (2003) với báo cáo ” Monetary policy and the transmission mechanism in Thailand” cũng sử dụng mơ hình VAR với số liệu từ 1993 – 2001 để phân tích cơ chế lan truyền chính sách tiền tệ, sự tác động của nó đến tăng trưởng và lạm phát ở Thái Lan. Mơ hình gồm các biến: sản lượng, mức giá và biện pháp của chính sách tiền tệ (lãi suất). Báo cáo đi đến kết luận: chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến sản lượng sụt giảm, đầu tư dường như là thành phần nhạy cảm nhất của tổng sản phẩm trong nước (GDP) với những cú sốc của chính sách tiền tệ.
1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, mơ hình VAR cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khốn hay dự báo. Dưới đây, tác giả chỉ có thể nêu một vài ứng dụng trong phân tích các biến số kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là phân tích về tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây:
Camen (2006) với báo cáo “Monetary Policy in Vietnam: The Case of a
transition Country” sử dụng mơ hình VAR cơ bản với hệ thống gồm tám biến kinh tế: tỷ giá VND/USD, CPI, cung tiền M2, tín dụng, lãi suất cho vay, giá xăng, giá gạo, cung tiền M3 của Mỹ, nghiên cứu lạm phát trong thời kỳ 1996 – 2005. Kết quả thực nghiệm cho thấy tín dụng là nhân tố chủ yếu tác
động đến lạm phát trong 24 tháng. Hệ thống bao gồm cả biến tín dụng và lãi suất cho vay cho thấy biến tín dụng giải thích đến 18% tỷ lệ lạm phát, trong khi lãi suất cho vay lại khơng có ý nghĩa thống kê. Giá xăng, giá gạo cùng với sự thay đổi trong tỷ giá cũng là nhân tố quan trọng đối với sự biến động lạm phát. Bên cạnh đó, cung tiền M3 Mỹ cũng cho thấy ý nghĩa thống kê cao.
Nguyễn Thị Thuỳ Vinh và S. Fujita (2007) với báo cáo “The impact of
real exchange rate on output and inflation in Vietnam: A VAR Approach”.
Tác giả bài viết sử dụng cách tiếp cận mơ hình VAR để nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái thực lên sản lượng đầu ra và lạm phát ở Việt Nam diễn ra từ 1992 – 2005. Các biến số trong mơ hình: Sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ giá, cung tiền, thâm hụt thương mại và lãi suất của Mỹ (Lãi suất Mỹ xem là biến ngoại sinh). Mơ hình quan tâm nhiều về sự tác động của tỷ giá đến các biến số khác, kết quả cho thấy tác nhân chính gây ra sự biến động của sản lượng là chính nó, cịn tỷ giá hối đối có ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại và sản lượng hơn là tác động đến lạm phát.
Phạm Thế Anh (2008) với báo cáo “Ứng dụng mơ hình SVAR1 trong việc
xác định hiệu ứng chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát Việt Nam”. Các
biến số được phân tích trong mơ hình gồm: Sản lượng cơng nghiệp, giá dầu quốc tế, lạm phát trong nước, cung tiền M2 và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng và lạm phát sẽ giảm khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, lạm phát phản ứng chậm hơn so với tăng trưởng do tính cứng nhắc của giá cả hoặc do độ trễ của hiệu ứng chính sách. Đồng thời cũng cho thấy giá dầu tương đối độc lập với nền kinh tế Việt Nam do chính sách trợ giá của Chính phủ.
Nguyễn Phi Lân (2008) “Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích
định lượng”. Tác giả dùng mơ hình SVAR phân tích sự tác động của các yếu
tố (gồm biến bên ngồi: CPI thế giới, sản lượng cơng nghiệp Hoa Kỳ, chỉ số
CPI Hoa Kỳ, lãi suất công bố của FED, và biến trong nước gồm: Sản lượng công nghiệp, chỉ số CPI, cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá hối đối) nhằm đóng góp cho chính sách tiền tệ phục vụ điều hành kinh tế vĩ mơ. Kết quả mơ hình cung tiền có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ tác động là chưa lớn mặc dù cung tiền đã tăng rất mạnh trong thời gian dài. Các yếu tố bên ngồi có tác động đến tỷ giá nhưng khơng nhiều do tỷ giá bị động bởi chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng cho biết CPI nhạy cảm và phản ứng mạnh bởi động thái thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
1.2.3Ƣu nhƣợc điểm của mơ hình VAR:
Ƣu điểm
- Ưu điểm nổi bậc của mơ hình VAR là khơng cần phải xác định biến nội sinh hay biến ngoại sinh;
- Ứng dụng dễ dàng trong việc khảo sát mối quan hệ nhân quả giữa các biến số trong nền kinh tế;
- Giá trị của một biến số trong mơ hình VAR chỉ phụ thuộc vào giá trị trong quá khứ của các biến số, do đó việc ước lượng các phương trình khơng địi hỏi các thơng tin nào khác ngồi các biến số của mơ hình. Vì khơng có đồng thời mối quan hệ giữa các biến số nên người ta có thể sử dụng OLS để ước lượng từng phương trình của mơ hình.
- Ứng dụng trong dự báo trung và dài hạn.
Nhƣợc điểm
- Mơ hình địi hỏi tất cả các biến phải có tính dừng hay là biến dừng (Khái niệm dừng được trình bày trong phụ lục 1).
- Khó khăn mơ hình VAR là lựa chọn khoảng trể thích hợp.
- Địi hỏi của VAR là các biến phải dừng cùng bậc. Đây là việc khó khăn cho người ứng dụng, nếu các chuỗi dữ liệu khơng có tính dừng thì chúng ta phải biến đổi để được các chuỗi dừng và việc này không phải là dễ dàng.
- Các hệ số trong mơ hình VAR ước lượng thường khó giải thích về dấu của các hệ số, có thể cùng một biến nhưng ở các độ trễ khác nhau lại có dấu khác nhau. Do đó người ta thường sử dụng hàm phản ứng (Impulse Response Function, IRF) để giải thích. IRF phát hiện phản ứng của biến phụ thuộc trong VAR đối với các cú sốc của các số hạng sai số nhưng giá trị sử dụng phân tích IRF bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ (Chương trình kinh tế Fulbright, Xuân Thành dịch, 2001, [2]).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã tổng quan những lý luận cơ bản về lạm phát, đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát và sự tác động của nó đến tình hình kinh tế xã hội. Các trường phái này đều có lập luận lý thuyết và thực nghiệm riêng để giải thích cho quan điểm của mình và chúng ta có lẽ khơng ai phủ nhận các kết luận của họ mà thậm chí cịn nhắc đến nhiều khi bàn luận về lạm phát. Điều khiến mọi người quan tâm là khi lạm phát tăng lên quá mức sẽ gây những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và đời sống của người dân.
Trong chương 1 này, tác giả cũng khái quát phương pháp mơ hình VAR (véc tơ hồi qui VAR) và một số ứng dụng của nó trong thực tiễn. Và đây cũng là vấn đề mà tác giả sẽ đề cập ở chương 2 trong việc ứng dụng mơ hình phân tích các nhân tố tác động lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua.
C hƣơng 2
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2012 VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
2.1.THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2012:
Năm 1986, Đại hội Đảng VI diễn ra và xác định rõ phải thay đổi hướng đi cho nền kinh tế, bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thừa nhận kinh tế tư nhân. Đồng thời Chính phủ ban hành hàng loạt các quyết định hỗ trợ cho việc đổi mới kinh tế, cụ thể: xoá bỏ quan liêu bao cấp khơng chỉ với lĩnh vực đời sống mà cịn với lĩnh
vực sản xuất, phân phối nguồn lực, trao quyền tự chủ cho xí nghiệp quốc doanh, xố bỏ ngăn sơng cấm chợ với thị trường trong nước và bước đầu với thị trường ngoài nước (Phạm Minh Chánh và cộng sự, 2009, trang 95, [10]). Không lâu sau khi đổi mới, nền kinh tế đón nhận những dấu hiệu cải thiện tích cực, dường như tất cả sự dồn nén bấy lâu nay được cởi bỏ, tâm lý hứng khởi đến với mọi người, mọi nhà trong việc sản xuất hàng hoá, nên nhà nhà đua nhau sản xuất, người dân tăng gia sản xuất rầm rộ khắp nơi, sản phẩm hàng hố được làm ra tăng nhanh, lưu thơng hàng hố diễn ra mạnh mẽ, và tình trạng loạn giá được chấm dứt, lạm phát phi mã trước đó cũng được chặn đứng và nền kinh tế Việt Nam bắt đầu sang trang.
Cùng thời gian này, thách thức đặt ra đối với các nhà quản lý cũng như các học giả kinh tế là hoạch định các chính sách hỗ trợ vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Từ đó các nhà chức trách cùng các nhà khoa học kinh tế quan tâm nhiều hơn đến các nhân tố vĩ mô tác động đến nền kinh tế. Một trong các yếu tố đó là lạm phát, nó được đề cập đến nhiều hơn mỗi khi có sự biến động về giá hàng hố trong thị trường (Vì trước đổi mới, nền kinh tế được quản lý và vận hành theo cơ chế giá tập trung, giá cả được quản lý tồn diện, khơng do thị trường vận hành và do vậy khơng có cơ sở cho sự lo ngại về giá cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác như lãi suất, thất nghiệp, tăng trưởng…). Bởi thế mà số liệu về lạm phát được thống kê ghi nhận thường xuyên hơn nhằm hỗ trợ cho việc phân tích và tìm kiếm giải pháp
cho việc hạn chế lạm phát tăng cao. Số liệu về diễn biến lạm phát trong thời kỳ đổi mới đến 2012 được mô tả như sau:
Bảng 2-1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1987 – 2012
Năm Lạm phát (%) Tăng trưởng (%) 1987 223,10 3,63 1988 393,80 6,01 1989 34,70 4,68 1990 67,10 5,10 1991 67,50 5,80 1992 17,50 8,60 1993 5,20 8,10 1994 11,40 8,80 1995 12,70 9,60 1996 4,50 9,30 1997 3,60 8,80 1998 9,20 6,10 1999 0,10 7,80 Năm Lạm phát (%) Tăng trưởng (%) 2000 -0,60 8,40 2001 0,80 8,20 2002 4,00 8,47 2003 3,10 6,23 2004 9,50 7,80 2005 8,50 8,40 2006 6,60 8,20 2007 12,63 8,47 2008 19,89 6,23 2009 6,88 5,32 2010 9,21 6,78 2011 18,68 5,89 2012 6,81 5,03
Nguồn: Tổng cục thống kê, NGTK thế kỷ 20 và các năm 2004, 2008, 2012