Một số đề xuất giải pháp góp phần nhằm nâng cao hiêu quả tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm (Trang 73 - 77)

II- Quỹ khen thƣởng, phúc lợ

4.2.Một số đề xuất giải pháp góp phần nhằm nâng cao hiêu quả tài chính của công ty

sản thấp cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa mang lại hiệu quả và cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn.

 Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến công ty như: số lượng kênh phân phối tập trung không đều, tập trung nhiều ở tỉnh Bà Rịa, huyện Long Điền điều này cho thấy công ty còn rất nhiều khoảng trống cần lấp đầy.  Hệ thống đại lý còn thiếu ở huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc nên chưa khai thác được hết những tiềm năng và việc quản lý của công ty tương đối lỏng lẻo chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

4.2. Một số đề xuất giải pháp góp phần nhằm nâng cao hiêu quả tài chính của công ty công ty

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ

Có thể thấy kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chiụ hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, công ty cần có chính sách bán chịu phù hợp. Đó là:

+ Chiết khấu thanh toán: việc tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh và thu hút thêm khách hàng mới, từ đó làm tăng doanh số bán hàng và giảm được chi phí thu hồi nợ nhưng công tác thu hồi nợ của công ty sẽ nhanh chóng hơn, hạn chế được tình trạng thanh toán chậm, khó đòi.

+ Quản lý công nợ: người mua hàng thường cố gắng kéo dài thời hạn thanh toán, còn công ty là nhà cung cấp thường mất nhiều thời gian để quản lý các khoản phải thu ,để vừa giữ khách hàng vừa thu được tiền bán hàng. Công ty cần quản lý công nợ một cách hợp lý bằng cách: đối chiếu công nợ là việc cung cấp thông tin chi tiết về khoản phải thu để khách hàng xác nhận vào biên bản đối chiếu công nợ số tiền hàng của công ty tại một thời điểm cụ thể, là cơ sở để công ty thu nợ khách hàng và cũng là cơ sở để khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của công ty.

+ Một số chính sách thu nợ khác:chính sách thu tiền linh hoạt vừa không làm mất thị trường vừa thu được các khoản nợ. Bởi vậy, nếu công ty áp dụng các biện pháp

Trang 74

cứng rắn thì cơ hội thu tiền nợ sẽ nhanh hơn nhưng khiến cho khách hàng không thích dẫn đến việc họ sẽ ngừng mối quan hệ làm ăn với công ty. Vì vậy, hết thời hạn thanh toán, nếu khách hàng chưa trả nợ thì công ty có thể dùng thư, điện thoại hoặc trực tiếp đôn đốc việc thu nợ.

Nâng cao quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty, vì vậy công ty nên tìm những biện pháp tránh ứ đọng hàng hóa, giảm thiểu mức độ thiếu tiền mặt và cho phí bảo quản hàng hóa. Đó là những biện pháp: + Để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ công ty cần phải nghiên cứu chính sách Marketing hợp lý, phải tìm thêm khách hàng mới bằng cách nghiên cứu thị trường thông qua việc tìm hiểu thị trường, theo dõi đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũ, công ty sẽ có biện pháp xúc tiến bán hàng cụ thể.

+ Bảo quản hàng tồn kho tốt: hàng tháng, kế toán cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh tồn đọng lâu dài làm giảm giá trị hàng hóa và giảm khả năng thanh toán của mình.

Do đặc thù công ty kinh doanh mặt hàng tiêu dùng là sữa Vinamilk, hệ thống phân phối chính của công ty bán hàng qua các trung gian. Vì vậy công ty cần thúc đẩy các kênh trung gian bằng cách chiết khấu, khuyến mãi để xúc tiến bán hàng nhanh hơn. Bên cạnh đó, cần tuyển thêm những nhân viên tiếp thị có năng lực để tăng thêm doanh số bán hàng cho công ty.

Vì mặt hàng kinh doanh của công ty là sữa Vinamilk là không tồn lâu được, vì vậy công ty nên nhập hàng về khi đã nhận thấy xuất hiện nhu cầu, tránh nhập hàng nhiều về để đấy.

Thêm nguồn vốn chủ sở hữu

Qua phân tích ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp. Nó phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty chưa chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Và cơ cấu vốn của công ty

Trang 75

luôn xảy ra trong tình trạng mất cân đối đó là nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn vì vậy công ty cần tăng cường vốn vay dài hạn, giải phóng hàng tồn kho, những khoản phải thu cần được thu hồi nhanh để trả nợ ngắn hạn và công ty sẽ đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh.

Cải thiện tỷ số nợ

Công ty có tỷ số nợ cao, trong đó nợ ngắn hạn của công ty chiếm nhiều hơn so với nợ dài hạn. Cơ cấu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty là không hợp lý. Công ty cần thực hiện tốt nợ đến hạn, hạn chế những khoản vay ngắn hạn không thật sự cần thiết công ty cần tận dụng hết nguồn vốn mà công ty được phép sử dụng như: thuế phải nộp ngân sách, các khoản phải trả nhân viên nhưng chưa đến hạn trả…Bên cạnh đó, công ty cần tạo niềm tin cho nơi cung ứng bằng cách nâng cao uy tín của công ty, cần ổn định, thanh toán các khoản nợ đúng hạn, tránh để nợ đọng, nợ xấu gây mất uy tín của công ty và công ty cần chuyển dần nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn để tính chủ động trong hoạt động kinh doanh được tốt hơn và cơ cấu vốn hợp lý hơn.

Cần giảm chi phí lãi vay

Qua các năm cho thấy chi phí lãi vay tăng mạnh qua mỗi năm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tài chính. Vì vậy công ty cần giảm các khoản vay để tránh rủi ro đến tài chính của công ty. Cần tăng cường vốn chủ sở hữu và giảm các khoản mục chi phí không cần thiết để công ty không cần phải vay nhiều.

Cải thiện khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời qua các năm tuy vẫn tăng nhưng còn thấp. Công ty cần cải thiện khả năng sinh lời bằng cách tăng doanh số bán hàng nhằm gia tăng doanh thu. Để làm được điều đó công ty cần áp dụng chương trình chiết khấu và chương trình khuyến mãi để tăng lượng khách hàng sử dụng sản phầm sữa Vnamilk của công ty hơn. Bên cạnh tăng doanh thu thì công ty cần hạ thấp giá vốn hàng bán cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Hạ thấp chi phí của công ty

Cần phải quản lý các chi phí phát sinh bao gồm: tiền thuê văn phòng, chi phí tiếp khách, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khác… vì các khoản chi phí này không liên quan trực tiếp đến sản phẩm. Vì vậy, để giảm chi phí này cần phải xây dựng được cơ cấu bộ máy quản lý, cần xây dựng hạn mức chi phí cho các khoản mục này và chỉ

Trang 76

tiêu theo hạn mức đã định, cần giảm thiểu tối đa không cần thiết để lợi nhuận không bị ảnh hưởng. Các khoản chi phí này ảnh hưởng ngược lại với lợi nhuận biểu hiện rõ như nếu giảm được các chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng.

Quản lý và đào tạo nhân viên

Yếu tố nhân sự là một yếu tố quan trọng trong việc phân tích tài chính vì không thể phân tích tài chính bởi một nhân viên không có nghiệp vụ, vì thế con người có ảnh hưởng rất lớn. Để phân tích tài chính, người phân tích phải là nhân viên có chuyên môn, am hiểu sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của công ty cũng như những chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của Nhà nước. Do đó công ty nên chú trọng tổ chức đào tạo nhân sự thông qua việc tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao trình độ, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán. Về lâu dài, công ty cần cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm chuyên trách việc phân tích tài chính.

Trang 77

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu cho đến lập báo cáo tài chính đúng với thực tế. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỷ thuật, tiền và lao động sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích báo cáo tài chính để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn đặt doanh nghiệp trước những khó khăn và thử thách lớn. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần tự vươn lên, năng động, sáng tạo và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính đúng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhật Tâm đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của công ty, tôi thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, nó còn là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác phân tích tài chính và được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện cho tôi làm quen thực tế, củng cố kiến thức đã học ở trường để vận dụng vào công tác sau này.

Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu có hạn nên bài báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự giúp đỡ góp ý của các anh chị trong công ty và các thầy giáo, cô giáo cho đề tài tôi được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa kinh tế và các anh chị tại công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm (Trang 73 - 77)