Doanh số nghiệp vụ thanhtoán L/C từnăm 2007– 2012

Một phần của tài liệu (Trang 50)

Đơn vị: Triệu USD

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 L/C NHẬP PHÁT HÀNH 67.18 66.02 80.15 41.76 13 9.32 THANH TOÁN 53.02 49.21 85.18 25.06 25.65 9.21 L/C XUẤT THÔNG BÁO 5.51 4.74 4.85 2.86 4.59 1.62 THANH TOÁN 8.36 20.05 8.93 2.16 3.55 0.76

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của SCB từ năm 2007 – 2012

Biểu đồ 2.8: Doanh số nghiệp vụ thanh toán L/C từ năm 2007 –2012 2012

Đơn vị: triệu USD

0.00

Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của SCB từ năm 2007 – 2012

Theo số liệu từ Bảng 2.6 và Biểu đồ 2.8, doanh số L/C nhập khẩu tại SCB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số của nghiệp vụ Tín dụng chứng từ, tình trạng nhập siêu của nền kinh tế nước ta là nguyên nhân chính của sự chênh lệch khá lớn giữa nghiệp vụ L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Sự tăng trưởng doanh số L/C khơng bền vững, có xu hướng giảm dần qua các năm. Doanh số L/C nhập khẩu cao

nhất vào năm 2009 – đạt mức 165,33 triệu USD, doanh số L/C xuất khẩu cao nhất vào năm 2008 – đạt mức 24,79 triệu USD.

Nhìn chung từ năm 2007 – 2012 doanh số L/C nhập khẩu và xuất khẩu có sự sụt giảm mạnh, doanh số phát hành L/C nhập khẩu năm 2012 chỉ ở mức 9.32 triệu USD giảm 86.12% so với năm 2009 và giảm 28.3% so với năm 2011, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu ở mức 0.76 triệu USD – giảm hơn 90.9% so với năm 2009 và giảm 78.59% so với năm 2011, nguyên nhân của sự giảm sút này một phần là do chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng của Nhà nước dẫn đến chính sách tín dụng thắt chặt của SCB, việc hạn chế tín dụng XNK đã làm cho hoạt động tín dụng chứng từ của SCB đóng băng.

Trong năm 2013, SCB dần thu hồi được các khoản nợ quá hạn, giúp cho dư nợ tín dụng được nới rộng, điều này thúc đẩy hoạt động tài trợ XNK tăng mạnh, cải thiện rõ nét nhất là doanh số phát hành L/C đã có sự cải tiến đáng kể, doanh số quý II năm 2013 tăng 57.79 % so với cùng kỳ năm 2012. Riêng doanh số L/C xuất khẩu quý II năm 2013 vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân một phần cũng do đặc thù kinh tế nhập siêu của Việt Nam và sự quan tâm chưa đúng mức cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như chưa có sản phẩm trọn gói dành riêng cho hoạt động xuất khẩu cũng như chưa đủ hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nên hoạt động xuất khẩu ở 2 mảng nhờ thu và L/C đều giảm so với năm trước. Số liệu về tình hình hoạt động nghiệp vụ L/C trong 06 tháng đầu năm 2013 và năm 2012 được thể hiện qua Biểu đồ 2.9 và Bảng 2.7 sau đây:

Bảng 2.7: Doanh số Tín dụng chứng từ quý II của SCBnăm 2012 và năm 2013

Đơn vị: triệu USD

CHỈ TIÊU Quý II năm

2012 Quý II năm 2013 L/C NHẬP PHÁT HÀNH 3.72 5.87 THANH TOÁN 4.78 5.69

5.69 6.00 4.78 4.00 2.00 0.25 0.16 0.00 Quý II năm 2012 Quý II năm 2013 L/c nhập - thanh tốn L/c xuất - thanh tốn

L/C XUẤT

THƠNG

BÁO 1.29 0.42

THANH

TỐN 0.25 0.16

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT quý II của SCBnăm 2012 và năm 2013

Biểu đồ 2.9: Doanh số thanh toán L/C quý II của SCBnăm 2012và năm 2013

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT quý II của SCBnăm 2012 và năm 2013

Nhìn chung, qua những phân tích cụ thể về từng nghiệp vụ TTQT của SCB, có thể nhận thấy hoạt động TTQT từ năm 2007 – 2012, có sự phát triển khơng bền vững, có những năm tăng mạnh, rồi sau đó lại sụt giảm mạnh. Về tình hình hoạt động TTQT của NH sau hợp nhất, số liệu 06 tháng đầu năm là một khoảng thời gian ngắn và cơ cấu NH cũng đã thay đổi, nên chưa thể hiện được bản chất hoạt động TTQT của SCB sau hợp nhất. Xét về từng mảng nghiệp vụ riêng lẻ, hoạt động TTQT của SCB 6 tháng sau hợp nhất có tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng xét về tổng doanh số TTQT thì 6 tháng đầu năm 2013đạt 173.9 triệu USD tăng 60.15% so với 6 tháng đầu năm 2012 (108.61 triệu USD), đây cũng là một tín hiệu tốt, dự báo đến hết năm 2013 doanh số TQTT của SCB hợp nhất sẽ còn tăng trưởng thêm.

2.3.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TTQT TẠI SCB

2.3.1.So sánh quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP SàiGòn với một số Ngân hàng thƣơng mại khác

Bốn NH có quy mơ và vốn điều lệ khá gần với SCB là: NH TMCP Xuất Nhập Khẩu, NH TMCP Sài Gịn Thương Tín, NH TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Đông Ásẽ được thu thập số liệu, phân tích, so sánh doanh số TTQT với SCB đểđưa ra cái nhìn khách quan về thực trạng hoạt động TTQT của SCB, làm nền tảng cho SCB nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của mình.

Số liệu về Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu của 4 NH bạn được thể hiện trong Bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.8: Quy mơ của một số NH tính đến năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng

STT NH Tên viết tắt Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

1 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín STB 151.282 13.414

2 NH TMCP Kỹ Thương TCB 179.934 13.290

3 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu EIB 170.156 15.812

4 NH TMCP Sài Gịn SCB 149. 205 11,370

5 Ngân hàng TMCP Đơng Á EAB 69,278 6,104

Bảng 2.9: So sánh Doanh số TTQT của SCB và các NHTM khác từ năm 2007– 2012 SCB Doanh Tốc độ Doanh STB Tốc độ Doanh EIB Tốc độ Doanh TCB Tốc độ EAB Doanh Tốc độ Năm Số (triệu USD) tăng trƣởng (%) Số (triệu USD) tăng trƣởng (%) Số (triệu USD) tăng trƣởng (%) Số (triệu USD) tăng trƣởng (%) Số (triệu USD) tăng trƣởng (%) 2007 195,26 - 3.048 - 2.922 - 2.722 - 2.039 - 2008 222,92 14,17 3.729 22,34 3.900 33,47 3.370 23,81 .383 16,87 2009 380,54 70,70 4.176 11,99 3.918 0,46 3.840 13,95 2.533 6,29 2010 229,12 - 9,79 5.726 37,12 5.101 30,20 5.520 43,75 2.500 -1,30 2011 141,83 - 8,10 5.731 0,09 5.850 14,68 5.768 4,49 2.040 -8,40 2012 169,74 19,68 5.722 -0,15 5.145 -12,05 4.995 -13,40 1.827 -10,44

Nguồn : Báo cáo thường niên của các NHTM từ 2007-2012

Theo kết quả so sánh tại Bảng 2.9, doanh số TTQT của SCB vẫn còn khá thấp so với 4 NH đã chọn. Từ năm 2007 đến năm 2012, mặc dù SCB cũng có tăng trưởng về doanh số TTQT,trung bình doanh số TTQT chỉ đạt khoảng 200triệu USD/năm, chỉ bằng 10% - 20% doanh số TQTT của 4 NHTM trên (doanh số TTQT của các NH này luôn đạt trên 2-5 tỷ USD/năm).

Với bề dày hoạt động TTQT còn ngắn, khoảng 7 năm, nên xét về tổng thể tuy doanh số TTQT của SCB thấp hơn rất nhiều so với các NH trên nhưng cũng đều có sự gia tăng doanh số trong các năm, điều đó phản ánh sự phát triển TTQT qua các năm. Là NH triển khai hoạt động TTQT chậm hơn 4 NH trên nên việc SCB gặp bất lợi trong việc thu hút KH là điều dễ thấy, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, SCB đã từng bước cải tiến sản phẩm để đẩy mạnh doanh số cũng như doanh thu từ hoạt động.

2.3.2. Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB

2.3.2.1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc thơng qua chỉ tiêu định tính

Mức độ đa dạng sản phẩm thanh toán quốc tế

Các sản phẩm TTQT mà SCB cung cấp tương đối đa dạng và đầy đủ, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng. Một số sản phẩm mới như dịch vụ “Lập hộ bộ chứng từ xuất khẩu” trong phương thức L/C xuất và Nhờ thu xuất, nhờ sản phẩm này mà khách hàng sẽ giảm được rủi ro bộ chứng từ bị bất hợp lệ dẫn đến từ chối thanh toán từ ngân hàng phát hành, đồng thời rút ngắn được thời gian hoàn thành chứng từ của doanh nghiệp. Đối với sản phẩm chuyển tiền, SCB đưa ra sản phẩm “Chuyển tiền đơn tệ, thanh toán đa tệ” bao gồm 140 loại ngoại tệ, sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu chuyển ngoại tệ khác nhau của khách hàng, từ khi triển khai sản phẩm này, SCB đã thực hiện thành công nhiều giao dịch chuyển tiền đồng Newzealand của các khách hàng cá nhân.

SCB không chỉ cung cấp các sản phẩm TTQT thuần nhất, cịn rất tích cực phát triển gói sản phẩm hỗ trợ TTQT như gói sản phẩm “1000 tỷ đồng tài trợ hoạt động XNK”, do thời gian triển khai gói sản phẩm này bắt đầu từ giữa tháng 9/2013 nên số lượng khác hàng sử dụng khách hàng này không nhiều. Với hệ thống sản phẩm dịch vụ của mình, quy mơ hoạt động TTQT được mở rộng, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng tăng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho NH qua thu các phí dịch vụ, phí thanh tốn.

Mức độ hiện đại của công nghệ thông tin

Nhận thức được mức độ hiện đại của cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịch vụ TTQT cung cấp cho khách hàng, SCB đã tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin, trang bị máy móc, thiết bị đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của chương trình hiện đại hóa. Hệ thống truyền dữ liệu trong tồn hàng được cải tiến, liên tục nâng cao tốc độ giao dịch tăng hiệu quả cơng việc. Tiện ích của các chương trình, phần mềm sử dụng trong TTQT tại TTXLCT - Phịng TNTTTM ln được cập nhật, nâng cấp cho phù hợp với xu thế chung. Hiện nay, SCB đã triển khai thành công Core mới – Flexcure. Phần mềm Flexcure là một chương trình cơng

nghệ hiện đại được các NH lớn tại Việt Nam và trên thế giới áp dụng. Việc sử dụng Core mới sẽ giúp SCB rút ngắn thời gian thực hiện thanh tốn, đạt độ chính xác,an tồn, tự động hóa cao hơn, tăng năng suất, tăng hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng thu nhập. Việc hiện đại hóa phân hệ Tài trợ thương mại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng.

Trình độ chun mơn của cán bộ thanh toán quốc tế

Các cán bộ công tác tại SCB đa phần đều tốt nghiệp đại học và sau đại học về các chuyên ngành tài chính ngân hàng, ngoại thương, kinh tế, có trình độ ngoại ngữ khá. Trong q trình làm việc,trình độ chun mơn của cán bộ TTQT tại SCB ngày càng được nâng lên thơng qua các khóa đào tạo nội bộ được tổ chức hàng năm như: tập huấn quy trình nghiệp vụ TTQT,tiếng Anh chuyên ngành NH… cũng như tham gia các lớp đào tạo bên ngoài của Hiệp hội NH, các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hoạt động TTQT của các NH lớn như: JP Morgan Chase Bank, Deutsche Bank….. Do đó, SCB đã thực hiện tương đối tốt vai trò tư vấn cho khách hàngtừ khâu ký hợp đồng cũng như lựa chọn phương thức thanh tốn nào có lợi, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và NH. Thái độ phục vụ khách hàng của các thanh tốn viên lịch sự, tận tình, chu đáo. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng TTQT, tăng thêm sự gắn bó của khách hàng với SCB, đặc biệt trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM.

Mạng lƣới ngân hàng đại lý

Với mạng lưới ngân hàng rộng khắp trên thế giới của SCB đã góp phần khơng nhỏ trong việc hỗ trợ thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế được diễn ra nhanh chóng và tiết giảm chi phí. Tính đến 28/02/2013, SCB đã thiết lập quan hệ đại lý với khoảng 7,509 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn cầu. Nhờ vậy, SCB mớicó thể thực hiện phát hành L/C nhập khẩu tới các NH của người thụ hưởng ở nhiềuquốc gia mà không cần thông qua NH trung gian chuyển tiếp L/C, điều này giúp cho giao dịch của khách hàng được an toàn và nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của SCB.

Ngoài ra, hiện nay, SCB đang duy trì 15 tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài với hầu hết các ngoại tệ mạnh: USD, EUR, CAD,GBP,AUD,JPY,SGD, đây là nhưng ngoại tệ thông dụng trong hoạt động TTQT. Những thành quả nàyđã góp phần tạo dựng nên uy tín của SCB trên thương trường và là một trong những điều kiện cơ bản giúp SCB nhận được các hạn mức giao dịch từ cácngân hàng đại lý như hạn mức xác nhận L/C, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch TTQT của SCB.

Phí dịch vụ thanh tốn quốc tế

Mức phí TTQT của SCB xây dựng tương đối giống các NH khác, thậm chí có phần cạnh tranh hơn một số NH khi SCB thực hiện chương trình khuyến mãi “Chuyển tiền nhanh, Ưu đãi lớn” với mức phí giảm cao nhất là 50% đối với cá nhân và 20% đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, một số đơn vị tại SCB cịn xây dựng biểu phí riêng cho một số đối tượng khách hàng có doanh số TTQT lớn cũng như sử dụng trọn gói dịch vụ của SCB để thu hút và phát triển hoạt động TTQT.

Quy trình, văn bản điều chỉnh hoạt động thanh tốn quốc tế

Ngồi các văn bản luật quốc gia, thơng lệ, cơng ước, tập qn quốc tế, SCB đã nhanh chóng, kịp thời ban hành áp dụng các quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ để điều chỉnh hoạt động TTQT của NH một cách an toàn, hiệu quả. Các văn bản nội bộ hiện hành bao gồm:

- Các Quy trình nghiệp vụ: tín dụng chứng từ, nhờ thu chứng từ, chuyển tiền quốc tế, quy trình phát hành và thanh tốn Hối phiếu NH.

- Các Quy định: thống nhất trong tác nghiệp TTQT, chứng từ khách hàng xuất trình cho NH để thực hiện chuyển tiền thanh toán chuyển khẩu, thực hiện giao dịch qua fax đối với khách hàng trong hệ thống SCB.

- Các Hướng dẫn: nghiệp vụ chuyển nhượng thư tín dụng, kiểm tra chứng

từ xuất trình theo L/C, nhận hồ sơ bán chuyển ngoại tệ cho khách hàng cá nhân, nhận hồ sơ bán chuyển ngoại tệ cho người cư trú là tổ chức, sử dụng biểu mẫu và con dấu, thực hiện dịch vụ tư vấn lập bộ chứng từ xuất khẩu.

- Một số tham khảo trong sử dụng SWIFT. - Các văn bản có liên quan khác.

Các quy trình nghiệp vụ TTQT, cùng các quy định và hướng dẫn liên quan đã được SCB xây dựng từ năm 2009, đạt giấy chứng nhận ISO 9001:2008 và có sự cải tiến trong năm 2013 nhằm phù hợp với hệ thống phần mềm Core mới đang áp dụng cũng như phục vụ cho việc cấp chứng chỉ ISO năm 2013. Bộ quy trình ln được cập nhật theo dõi cho phù hợp với hệ thống quản lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động NH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT.

2.3.2.2. Đánh giá kết quả đạt đƣợc thông qua chỉ tiêu định lƣợng

Thời gian xử lý giao dịch

Căn cứ Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng của SCB, các quy trình nghiệp vụ TTQT, tập qn, thơng lệ quốc tế, SCB đã đưa ra một trong những mục tiêu chất lượng của TTQT là đảm bảo thời gian xử lý giao dịch, được công khai đến KH. Chi tiết như bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.10: Thời gian xử lý giao dịch TTQT tại SCB

STT LOẠI NGHIỆP VỤ THỜI GIAN TỐI ĐA

HOÀN TẤT GIAO DỊCH

1 Chuyển tiền quốc tế

Chuyển tiền đi nước ngoài bằng điện 1 ngày Chuyển tiền đi nước ngồi bằng Bankdraft 1 ngày

Báo có chuyển tiền đến 1 ngày

Gửi séc đi nhờ thu 1 ngày

2 Nhờ thu chứng từ

Gửi BCT xuất khẩu ra nước ngồi nhờ thu ½ ngày

Báo có tiền nhận được 1 ngày

Thơng báo BCT nhờ thu nhập khẩu 1 ngày

Thanh toán BCT nhờ thu nhập khẩu 1 ngày

STT LOẠI NGHIỆP VỤ THỜI GIAN TỐI ĐA HOÀN TẤT GIAO DỊCH

Phát hành/tu chỉnh LC 1 ngày

Kiểm tra BCT xuất khẩu 1 ngày

Thông báo kết quả kiểm tra BCT xuất khẩu

cho KH 1 ngày

Kiểm tra BCT nhập khẩu 1 ngày

Thông báo LC/tu chỉnh L/C xuất khẩu 1 ngày

Gửi chứng từ đi địi tiền ½ ngày

Báo có tiền nhận được 1 ngày

Nguồn: Quy trình TTQT của SCB

Qua hơn 4 năm kể từ khi quy định tiêu chuẩn chất lượng, SCB luôn thực hiện đúng cam kết với tỷ lệ giao dịch tuân thủ trên 95%. Các giao dịch thanh toán L/C,

Một phần của tài liệu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w