Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn cổ phiếu tại các TTCK trên thế giới và bài học

Một phần của tài liệu (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

1.4 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn cổ phiếu tại các TTCK trên thế giới và bài học

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn cổ phiếu tại các TTCK trên thế giới

1.4.1.1 Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE)

CBOE đã trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay CBOE là SGD quyền chọn lớn nhất thế giới cả về số lượng lẫn quy mô. CBOE tổ chức giao dịch đầu tiên vào ngày 26/4/1973 với 911 hợp đồng quyền chọn mua được giao dịch dựa trên 16 loại chứng khoán cơ sở. Năm 1975, mơ hình Black-Scholes được áp dụng vào định giá quyền chọn, CBOE thành lập Cơng ty thanh tốn bù trừ quyền

chọn để đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết, khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với NĐT. Tháng 06/1977 các HĐQC bán đầu tiên được đưa vào giao dịch. Năm 1983, CBOE đã đưa ra các HĐQC dựa trên chỉ số chứng khoán như CBOE 100, chỉ số S&P 100 (OEX) và chỉ số S&P 500 (SPX) làm tăng thêm tính hấp dẫn cho thị trường quyền chọn. Năm 1985, CBOE áp dụng quyền chọn chỉ số chứng khoán NASDAQ, đồng thời thành lập Viện đào tạo quyền chọn để đào tạo cho các NĐT trên khắp thế giới về quyền chọn. Năm 2006, CBOE chính thức chuyển từ tổ chức hoạt động phi lợi nhuận trực thuộc Chính phủ sang hình thức doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. Năm 2011, khối lượng giao dịch hợp đồng quyền chọn trung bình l ngày là 4,78 hợp đồng, doanh thu năm là 508 triệu USD. Đến năm 2012, khối lượng giao dịch hợp đồng quyền chọn trung bình l ngày là 4,44 hợp đồng, doanh thu năm là 512 triệu USD.

Một số quy định đối với quyền chọn cổ phiếu tại CBOE

- Mở tài khoản giao dịch về quyền chọn: một NĐT muốn giao dịch quyền chọn sẽ phải ký một Thỏa ước về quyền chọn với CTCK và trong vòng 15 ngày sẽ được xem xét chấp thuận mở tài khoản giao dịch.

- Giá thực hiện: nếu giá cổ phiếu nhỏ hơn 25 USD thì bước giá thực hiện là 2,5 USD, nếu giá cổ phiếu từ 25 USD đến 200 USD thì bước giá thực hiện là 5 USD, nếu giá thực hiện trên 200 USD thì bước giá thực hiện là 10 USD.

- Về quy mô hợp đồng: Trên thị trường tập trung là 100 cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng.

- Giới hạn vị thế: là giới hạn về số lượng hợp đồng được phép mua bán với NĐT nhằm tránh trường hợp cổ phiếu trên các HĐQC bán ra cao hơn số cổ phiếu đang lưu hành. Theo quy định của CBOE thì khơng một NĐT cá nhân hay tổ chức nào được phép có vị thế 8.000 hợp đồng quyền chọn trong cùng một loại cổ phiếu cơ sở về cùng một phía thị trường, nghĩa là theo xu hướng thị trường tăng hay giảm giá.

- Giới hạn thực hiện: là quy định nhằm giới hạn số lượng hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể để hạn chế việc NĐT do tránh giới hạn vị thế mà thực hiện hợp đồng liên tục gây rối loạn thị trường. Theo quy định của CBOE, không một NĐT cá nhân hay tổ chức nào có thể thực hiện vượt quá 8.000 hợp đồng của cùng một cổ phiếu cơ sở trong 05 ngày liên tiếp.

- Tiêu chuẩn của một cổ phiếu cơ sở để quyền chọn được niêm yết: + Ít nhất 7.000.000 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. + Ít nhất 20.000 người đang nắm giữ cổ phiếu.

+ Khối lượng giao dịch phải đạt 2.400.000 cổ phiếu trong vòng 12 tháng liên tục trên toàn thị trường.

+ Giá thị trường cổ phiếu ít nhất phải đạt $5.7/cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất. - Cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu: khi NĐT muốn giao dịch quyền chọn, người đó sẽ gửi phiếu lệnh quyền chọn đến nhà mơi giới, sau đó lệnh này sẽ được gửi đến OCC thơng qua thành viên của OCC. Trên phiếu lệnh bao gồm các yếu tố như: số tài khoản khách hàng, số đăng ký của người đại diện, loại lệnh, hành động mua bán, cổ phiếu cơ sở... Căn cứ vào lệnh, OCC sẽ chọn ngẫu nhiên thành viên giao dịch có vị thế thích hợp để thực hiện lệnh cho khách hàng. Trong vòng 24 giờ kể từ khi giao dịch được thực hiện, người mua quyền chọn sẽ phải thanh tốn tiền phí hợp đồng cho người bán cũng thông qua OCC. Vào ngày đáo hạn, các hợp đồng có giá trị thực từ 25 cent trở lên sẽ được OCC tự động thực hiện nếu khơng có yêu cầu nào từ NĐT. Ngày thanh toán của hợp đồng là T+3 và định kỳ NĐT sẽ nhận được một bản sao kê về tài khoản giao dịch.

1.4.1.2 Sở giao dịch chứng khoán phái sinh Hàn Quốc (KOFEX)

SGDCK Deahan được ra đời vào ngày 03/3/1950, là tiền thân của SGDCK Hàn Quốc sau này. Đến năm 1988, Hàn Quốc đã chuẩn bị cho sự ra đời của TTCKPS về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức về CKPS cho những người hành nghề và NĐT. Năm 1996, KOFEX chính thức ra đời với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai KOSPI 200 và một năm sau mới ra đời hợp đồng quyền chọn KOSPI 200. Năm 2001, hợp đồng quyền chọn KOSDAQ 50 được chính thức

giao dịch. Sau 6 năm phát triển, KOFEX mới chính thức cho giao dịch HĐQC cổ phiếu và HĐQC đối với hợp đồng giao sau trái phiếu KTB 3 năm. Hiện nay, KOFEX là một trong những Sở giao dịch quyền chọn và hợp đồng giao sau chỉ số sôi động nhất trên thế giới, có ba sản phẩm được giao dịch sôi động nhất là hợp đồng giao sau chỉ số KOSPI 200 (ra đời năm 1996), quyền chọn chỉ số KOSPI 200 (ra đời năm1997), hợp đồng giao sau trái phiếu KTB 3 năm (ra đời năm1999).

Đến năm 2009, Hàn Quốc đứng thứ nhất trong 10 SGD hợp đồng giao sau trên thế giới về số lượng hợp đồng CKPS. Sản phẩm HĐQC cổ phiếu được niêm yết đầu tiên vào ngày 28/01/2002 với hàng hóa cơ sở là 7 cổ phiếu. Hiện nay hàng hóa cơ sở đã tăng lên 30 cổ phiếu, tất cả các cổ phiếu này đều được niêm yết trên SGDCK.

Một số quy định đối với quyền chọn cổ phiếu ở Hàn Quốc

- Phương thức giao dịch: KOFEX tổ chức giao dịch CKPS theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

- Lệnh giao dịch: KOFEX tổ chức giao dịch bao gồm các loại lệnh:

+ Lệnh giới hạn: là lệnh có giá và khối lượng được xác định, từ đó có thể khớp lệnh với mức giá này hoặc tốt hơn.

+ Lệnh thị trường: là lệnh có khối lượng được xác định nhưng giá thì chưa xác định và lệnh được thực hiện tại mức giá hiện tại trên thị trường.

+ Lệnh giới hạn tốt nhất: là lệnh có giá được chào là giá tốt nhất trong các lệnh giới hạn hiện có trên hệ thống.

+ Lệnh giới hạn có điều kiện: là lệnh giới hạn nhưng nếu không được thực hiện thì sẽ tự động chuyển thành lệnh thị trường vào phiên giao dịch xác định giá đóng cửa cuối ngày.

+ Lệnh được thực hiện toàn bộ ngay khi nhập vào hệ thống, nếu khơng khớp lệnh thì tồn bộ lệnh sẽ bị hủy.

+ Lệnh được thực hiện toàn bộ hay một phần ngay khi nhập vào hệ thống, phần chưa được khớp lệnh sẽ bị hủy.

- Thời gian giao dịch: KOFEX tổ chức giao dịch từ 8 giờ sáng đến 15 giờ 15 chiều. - Ký quỹ phí quyền chọn: KOFEX quy định ký quỹ khác nhau, đối với cơng ty thành

viên thì khơng cần phải ký quỹ phí trước giao dịch, mà được cho phép ký quỹ phí chậm trễ đến trưa ngày T+1, đối với NĐT thì mức ký quỹ bắt buộc trước khi thực hiện giao dịch đối với quyền chọn chỉ số và cổ phiếu là 15% và ký quỹ duy trì là 10%.

- Biên độ dao động giá: đối với sản phẩm phái sinh là ± 15% so với giá đóng cửa ngày giao dịch hôm trước. Đối với sản phẩm KOSPI 200 Options biên độ dao động là ± 10%.

- Quy mô hợp đồng: đối với quyền chọn cổ phiếu thì một hợp đồng tương đương 10 cổ phiếu (10 cổ phiếu là đơn vị giao dịch cổ phiếu tại KOFEX). Đối với quyền chọn chỉ số là 0,05 điểm tương đương 25.000 KRW (KOSPI 200).

- Giới hạn vị thế: đối với QCCP thì phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu lưu hành, KOFEX đưa ra các mức mở khác nhau. Đối với quyền chọn chỉ số thì mỗi loại chỉ số cũng có mức mở khác nhau theo từng giai đoạn.

- Thời hạn hợp đồng: chỉ áp dụng tháng đáo hạn là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.

- Ngày cuối cùng giao dịch: ngày giao dịch cuối cùng của quyền chọn chỉ số và cổ phiếu đều được quy định là vào ngày thứ năm tuần thứ hai của tháng đáo hạn.

- Thời gian thanh toán: KOFEX áp dụng chu kỳ thanh toán T+2 kể từ ngày hợp đồng được đáo hạn.

- Kiểu thực hiện quyền chọn: KOFEX thực hiện theo kiểu Châu Âu, nghĩa là các hợp đồng quyền chọn chỉ được phép thực hiện vào ngày đáo hạn.

1.4.1.3 Giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Nhật Bản (TSE)

Năm 1878, TSE được thành lập nhưng đã từng bị đóng cửa trong giai đoạn chiến tranh tại Nhật Bản vào những năm 1940 và hoạt động trở lại vào tháng 5/1949. Lúc đầu, chỉ giao dịch những hàng hóa thơng thường như cổ phiếu, trái phiếu . Đến ngày 03/9/1988, TSE bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng giao sau

cho chỉ số chứng khoán Tokyo (TOPIX Futures), các HĐQC chỉ số chứng khoán Tokyo (TOPIX options) và hợp đồng giao sau trái phiếu chính phủ Mỹ (US T-Bond futures) vào năm 1989. Từ đó, đã hình thành hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh trên TSE, khối lượng giao dịch các hợp đồng giao sau và quyền chọn cũng đã tăng vọt vào giữa thập niên 1990. Đến ngày 18/7/1997, TSE đã triển khai kinh doanh giao dịch QCCP dựa trên 166 cổ phiếu cơ sở của các CTNY tại Nhật Bản. Vào ngày 09/4/2001, TSE đã liên kết với Công ty Standard & Poor chọn ra 150 chứng khốn cơ sở có độ thanh khoản cao nhất làm danh mục đầu tư chuẩn và tiến hành giao dịch các HĐQC chỉ số chứng khoán S&P và TOPIX 150. Hiện nay, TSE đã trở thành một trong những SGDCK phái sinh hàng đầu trên thế giới, chỉ đứng sau NYSE.

Một số quy định đối với quyền chọn cổ phiếu tại TSE

- Giá quyền chọn cổ phiếu: Hiện nay, có 2 cách để xác định giá giao dịch gồm xác định giá đóng cửa, mở cửa của các phiên giao dịch và ghi nhận tập trung các lệnh giao dịch để từ đó đưa ra các mức giá hợp lý nhất. Hoặc là trong suốt các phiên giao dịch giá giao dịch sẽ theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian đặt lệnh, nếu khơng có lệnh mua bán nào được khớp thì TSE sẽ đề nghị các mức giá để các bên tham gia giao dịch có thể tiến hành trên các mức giá này.

- Lệnh giao dịch: TSE áp dụng 02 loại là lệnh giới hạn và lệnh thị trường. - Thời gian thanh toán: TSE áp dụng thời gian thanh toán là T+3.

- TSE đóng vai trị là Trung tâm thanh tốn bù trừ.

- Ký quỹ phí quyền chọn: TSE quy định NĐT phải ký quỹ 30% giá trị giao dịch vào tài khoản trước khi đặt lệnh và ủy quyền cho các thành viên giao dịch thông qua các tài khoản này. Nếu số tiền ký quỹ không đáp ứng được giá trị giao dịch hoặc nghĩa vụ thanh toán, NĐT sẽ được yêu cầu ký quỹ bổ sung ngay ngày hôm sau.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam

- Xét về lịch sử hình thành và phát triển QCCP của các nước, thì kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo là khi TTCK phát triển khá toàn diện về mọi mặt thì lúc đó mới triển khai giao dịch QCCP. TTCK Mỹ phải mất 181 năm (từ năm 1792 đến năm 1973), TTCK Hàn Quốc thì phải mất 57 năm (từ năm 1950 đến năm 2007), TTCK Nhật Bản thì phải mất 48 năm (từ năm 1949 đến năm 1997). Tuy nhiên, mỗi nước lại triển khai QCCP theo cách khác nhau, TTCK Mỹ thì triển khai giao dịch quyền chọn mua trước và 4 năm sau mới triển khai giao dịch quyền chọn bán, TTCK Hàn Quốc thì triển khai hợp đồng tương lai KOSPI 200 trước sau đó mới triển khai hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, TTCK Nhật Bản thì bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng giao sau cho chỉ số chứng khoán Tokyo trước sau đó mới triển khai giao dịch QCCP dựa trên 166 cổ phiếu cơ sở.

- Kiểu thực hiện quyền chọn thì do TTCK Việt Nam chưa có một cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại và hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh nên cần áp dụng thực hiện quyền chọn theo kiểu Châu Âu giống như KOFEX và TSE. Khi TTCK đã phát triển và cơ sở hạ tầng hiện đại thì áp dụng thêm quyền chọn kiểu Mỹ giống như CBOE.

- Khi triển khai giao dịch QCCP, cần phải lựa chọn danh mục cổ phiếu cơ sở được phép giao dịch quyền chọn và phải đưa ra những tiêu chí như: cổ phiếu cơ sở phải là cổ phiếu niêm yết trên SGDCK, thời gian niêm yết trên SGDCK, số lượng cổ đông, số cổ phiếu lưu hành, khối lượng giao dịch được quy định và thay đổi theo từng thời kỳ.

- Cần phải chuẩn hóa hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng, ngày tháng đáo hạn trong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng.

- Quy định điều kiện để thực hiện quyền chọn, dựa trên giá thực hiện, giá thị trường của chứng khoán cơ sở, biên độ dao động giá và các loại lệnh giao dịch sao cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

- Quy định về giới hạn vị thế, giới hạn thực hiện cho thành viên giao dịch và NĐT nhằm đề phòng các hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn, đảm bảo lợi ích của các bên khi tham gia thị trường và giữ bình ổn thị trường quyền chọn.

- TTCKPS Việt Nam cần áp dụng giống như mơ hình hoạt động của KOFEX, tức là KSD đóng vai trị là trung tâm thanh toán bù trừ cả tiền và chứng khoán cho khách hàng. Ở Việt Nam thì đã có TTLKCK độc lập có nghĩa vụ thanh toán cho mọi giao dịch trên TTCK Việt Nam, do đó TTLKCK là lựa chọn hàng đầu cho việc thực hiện ký quỹ và thanh toán bù trừ cho các giao dịch quyền chọn cổ phiếu.

- Ở các nước đều có hệ thống giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm thực hiện giám sát về điều kiện giao dịch, giới hạn vị thế cũng như các hoạt động liên quan đến giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Vì vậy, khi áp dụng giao dịch QCCP thì Việt Nam cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1 đã nêu ra các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chọn cổ phiếu, những điều kiện tiền đề để xây dựng quyền chọn cổ phiếu, định giá quyền chọn cổ phiếu theo mơ hình cây nhị phân và mơ hình Black Scholes. Ngồi ra, những kinh nghiệm thiết yếu nhất để đảm bảo hiệu quả trong giao dịch quyền chọn cổ phiếu của các TTCK trên thế giới có thể phân tích và rút kinh nghiệm, dù chỉ là định tính nhưng cũng đã cho phép hình dung những gì tất yếu phải làm để từng bước xây dựng quyền chọn cổ phiếu cũng như cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu trong tương lai phù hợp với thực tiễn TTCK Việt Nam.

Qua các vấn đề lý luận cùng với những kinh nghiệm giao dịch quyền chọn cổ phiếu ở một số nước được trình bày ở trên. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đã có được cơ sở nền tảng nhất định.

CHƢƠNG 2

NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w