Đo lường theo giátrị hợp lý

Một phần của tài liệu (Trang 26)

1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của đo lường theo giá trị hợp lý

Sự hình thành và phát triển của đo lường theo giá trị hợp lý chia thành bốn giai đoạn chính:

1.2.1.1 Giai đoạn từ 1850 đến 1970: Thời kỳ giá thị trường tự phát

Thực ra thì giá trị hợp lý mà tên gọi cũ của nó là giá thị trường. Là niềm mơ ước của các nhà kế tốn do theo lý thuyết kế tốn thì giá thị trường là giá tốt nhất để xác định giá vì thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. Chính vì vậy, giá thị trường ra đời rất sớm. Tuy nhiên, nó bị ngăn chặn lại bởi cuộc đại khủng hoảng tại Mỹ, sự sụp đổ của thị trường chứng khốn năm 1929-1930. Thay vào đó là sự bùng nổ giá gốc bởi vì trong thời kỳ hỗn loạn đó khi mà các doanh nghiệp tự tạo ra giá thị trường của mình thì khơng có một thước đo nào hợp lý cả. Nghiễm nhiên, giá gốc giữ vai trị thống trị trong kế tốn tại Mỹ sau đại khủng hoảng. Từ đó, các quốc gia khác trên thế giới áp dụng theo và giá gốc trở nên thống trị.

Lúc này, giá thị trường chỉ còn được nhắc đến trong các nghiên cứu dưới các hình thức giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện, giá đầu ra…

1.2.1.2 Giai đoạn từ 1970 đến 1990: Thời kỳ bắt đầu hình thành giá trị hợp lý

Vào những năm thập niên 70, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của lạm phát do chiến tranh dầu mỏ. Lạm phát khiến giá thị trường được quan tâm và các chuẩn mực liên quan được ban hành tại Mỹ. Trong thời kỳ này thì giá thị trường mới bắt

đầu quan tâm. Tuy nhiên đến cuộc khủng hoảng về vay và tiết kiệm năm 1980 thì giá thị trường mới được áp dụng vào một số khoản đầu tư chứng khoán tại Mỹ.

1.2.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến 2005: Thời kỳ phát triển của kế toán giá trị hợp lý

Trong thời kỳ này IASC/IASB tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực báo báo tài chính quốc tế (IFRS) như IAS 39, IAS 40, IFRS 3, IFRS 9...

Sự kiện đáng chú ý trong giai đoạn này là năm 2003, Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Mỹ (FASB – Financial Accounting Standards Board) đã thành lập nhóm chuyên nghiên cứu về giá trị hợp lý. Đến năm 2004 phát hành dự thảo. Tuy nhiên chuẩn mực này chỉ chú trọng cách xác định hơn là phạm vi áp dụng giá trị hợp lý.

1.2.1.4 Giai đoạn từ 2005 đến nay: Thời kỳ ra đời chuẩn mực về giá trị hợp lý

Bắt đầu tháng 9/2005, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố “Văn bản thảo luận về các phương pháp đo lường có sử dụng giá trị hợp lý”.

Vào tháng 5/2009, IASB tiếp tục công bố “Dự thảo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về đo lường”. Trong đó, định nghĩa về giá trị hợp lý trong dự thảo đưa ra tương tự với định nghĩa giá trị hợp lý được đưa ra trong báo cáo số 157 (FAS 157) “Đo lường giá trị hợp lý” của Hội đồng kế tốn tài chính Mỹ-FASB ban hành năm 2006.

Đến tháng 5/2011, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về “Đo lường giá trị hợp lý” (IFRS 13 – Fair value Measurement) chính thức ban hành. Và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2013.

Như vậy, IFRS 13 ra đời trong dự án hội tụ giữa IASB và FASB. IASB ban hành IFRS 13 và FASB điều chỉnh lại FAS 157 nay là chủ đề 820. Về cơ bản, IFRS 13 và FAS 157 khơng có sự khác biệt đáng kể nào vì IFRS 13 ra đời từ sự thống nhất lẫn nhau giữa IASB và FASB về việc áp dụng giá trị hợp lý.

1.2.2 Đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13

1.2.2.1 Định nghĩa

Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế “Đo lường giá trị hợp lý” (IFRS 13), đoạn 9 có đưa ra định nghĩa giá trị hợp lý như sau “…Giá có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có thể được thanh tốn để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường.” (The price that

would be received to sell an asset or paid to transfer a liability in an orderly transaction between market participants at the measurement date).

 Giá có thể nhận được: IFRS 13 khẳng định dựa trên quan điểm giá đầu ra, giá trị hợp lý được xác định theo giá bán, không phải theo giá mua tức là lấy giá đầu ra làm chuẩn.

 Giao dịch bình thường: giao dịch khơng có sự bắt buộc, cưỡng ép buộc phải bán.

 Các bên tham gia thị trường: giá được định bởi các bên mua bán chứ không phải giá được định bởi doanh nghiệp báo cáo.

1.2.2.2 Quy trình đo lường theo giá trị hợp lý

Một quy trình xác định giá trị hợp lý được quy định rất chặt chẽ. Trong đó, phải xác định được: đối tượng đo lường, thị trường giao dịch, xác định các bên tham gia thị trường, phân tích dữ liệu đầu vào và cuối cùng là lựa chọn phương pháp đo lường.

Đối tượng đo lường:

Đầu tiên là loại tài sản nào được đo lường. Mỗi một loại tài sản có thể khác nhau về vấn đề xác định giá trị hợp lý. Chính vì vậy, cần phải xem xét các đặc điểm của loại tài sản được đo lường như tình trạng, địa điểm của chúng.

Thị trường giao dịch:

Thị trường để xác định giá trị hợp lý phải là thị trường chính của giao dịch chứ không phải thị trường nào chúng ta cũng lấy được vì giá trên thị trường chính giá đó mới là giá thực sự của thị trường và dùng để lấy tham chiếu. Trường hợp khơng có thị trường chính thì đó phải là thị trường có giá tốt nhất. Đồng thời, doanh nghiệp phải có thể tiếp

cận thị trường chính. Nếu doanh nghiệp khơng thể tiếp cận được thị trường chính thì doanh nghiệp phải có thể tiếp cận thị trường có giá tốt nhất trong tất cả các thị trường.

Các bên tham gia thị trường:

Không nhất thiết là doanh nghiệp cụ thể nào mà phải dựa trên 4 yêu cầu sau: (1) Không phải là các bên liên quan, (2) Có đầy đủ hiểu biết và thơng tin về đối tượng đo lường, (3) Khả năng tham gia giao dịch, (4) Sẵn sàng tham gia vào giao dịch. Khả năng tham gia giao dịch tức là phải có thể thực hiện được chứ khơng phải là cái giao dịch nêu ra mà không thể thực hiện được.

Dữ liệu đầu vào: Thang áp dụng giá trị hợp lý (fair value hierarchy)

Dữ liệu đầu vào được phân ra thành ba cấp độ:

Cấp độ 1 (Level 1)

Dữ liệu đầu vào có thể quan sát được phản ánh giá tham chiếu mà không cần bất kỳ điều chỉnh nào của tài sản trên thị trường hoạt động mà doanh nghiệp báo cáo có thể tiếp cận vào thời điểm đo lường. Tức là các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết (chưa điều chỉnh) của tài sản trên thị trường hoạt động. Giá được trích dẫn trong một thị trường hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất để xác định giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để đo lường giá trị hợp lý.

Cấp độ 1 đầu vào sẽ có sẵn cho nhiều tài sản tài chính, một số trong đó có thể được trao đổi trong nhiều thị trường đang hoạt động (ví dụ như trên các sàn giao dịch khác nhau). Vì vậy, sự nhấn mạnh trong cấp độ 1 là phải thỏa mãn được cả hai điều kiện sau đây:

- Thị trường dùng để xác định giá trị hợp lý phải là thị trường chính, hoặc trong sự vắng mặt của chính thị trường thì đó là thị trường thuận lợi nhất hay còn được gọi là thị trường có giá tốt nhất.

- Đồng thời, doanh nghiệp phải có thể tiếp cận thị trường chính hay thị trường có giá tốt nhất tại thời điểm đo lường.

Cấp độ 2 (Level 2)

Dữ liệu đầu vào có thể quan sát được nhưng không phải là giá tham chiếu của tài sản ở cấp độ 1. Tức là chúng ta có điều chỉnh, giá có điều chỉnh một ít. Dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 bao gồm:

- Trích dẫn giá đối với tài sản tương tự tại các thị trường đang hoạt động.

- Trích dẫn giá trùng hoặc tương tự đối với tài sản tại các thị trường mà khơng hoạt động.

- Ngồi giá niêm yết quan sát thì có thể thu thập những dữ liệu sau, ví dụ: + Tỷ lệ lãi suất và đường cong lãi suất

+ Biến động lợi nhuận, tính thanh tốn + Mức độ rủi ro: rủi ro tín dụng

- Dữ liệu tham chiếu phần lớn có nguồn gốc hay được chứng thực từ các dữ liệu thị trường có thể thu thập.

Cấp độ 2 là mức tốt thứ 2, có độ tin cậy sau liền kề cấp độ 1.

Cấp độ 3 (Level 3)

Dữ liệu đầu vào khơng thể qua sát được nghĩa là mình phải tính ra do những dữ liệu này khơng thể thu thập trên thị trường.

Đầu vào không quan sát được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý trong phạm vi đầu vào tương ứng được quan sát khơng có sẵn, do đó cho phép tình huống trong đó có rất ít, nếu có, thị trường hoạt động cho tài sản tại thời điểm đo lường. Vì vậy, các dữ liệu đầu vào phải phản ánh giả định rằng những người tham gia thị trường sẽ sử dụng khi đo lường tài sản, bao gồm cả các giả định về rủi ro.

Giả định về rủi ro bao gồm rủi ro vốn có trong một kỹ thuật xác định giá trị cụ thể được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý (chẳng hạn như một mơ hình giá cả) và rủi ro vốn có trong các yếu tố đầu vào kỹ thuật đo lường.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phát triển các yếu tố đầu vào không quan sát được bằng cách sử dụng thơng tin tốt nhất có sẵn trong các trường hợp.

Phương pháp đo lường:

Mục tiêu của việc sử dụng phương pháp đo lường là để xác định giá có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có thể được thanh tốn để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại thời điểm đo trong điều kiện thị trường hiện tại.

Hiện nay, giá trị hợp lý sẽ được áp dụng tùy theo trường hợp theo ba phương pháp đó là: phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập và phương pháp chi phí. Các khía cạnh chính của những phương pháp trên được tóm tắt trong đoạn dưới đây. Một doanh nghiệp được sử dụng kỹ thuật đánh giá phù hợp với một hoặc nhiều của những phương pháp tiếp cận để đo lường giá trị hợp lý.

- Phương pháp thị trường (Market approach):

Phương pháp thị trường sử dụng giá và các thơng tin khác có liên quan được tạo ra bởi các giao dịch trên thị trường liên quan đến giống hệt nhau hoặc so sánh (tức là tương tự) tài sản hoặc một nhóm các tài sản.

Đây được xem là phương pháp dễ hiểu nhất. Chúng ta chỉ cần sử dụng thông tin từ thị trường và các giao dịch có thể so sánh được để chúng ta áp dụng. Tài sản được giao dịch trên thị trường thì giá trị hợp lý sẽ được đo lường bằng cách lấy giá niêm yết của một đơn vị tài sản nhân với số lượng mà doanh nghiệp nắm giữ.

Kỹ thuật đo lường phù hợp với phương pháp thị trường bao gồm ma trận giá cả. Ma trận giá cả là một kỹ thuật toán học được sử dụng chủ yếu để đánh giá một số loại cơng cụ tài chính, chẳng hạn như chứng khốn nợ, mà khơng dựa hồn tồn vào giá niêm yết cụ thể chứng khoán, mà là dựa vào mối quan hệ của các chứng khoán khác.

- Phương pháp thu nhập (Income approach):

Được tính trên cơ sở chiết khấu các dịng tiền thuần trong tương lai. Tức là chúng ta nếu sử dụng tài sản đó mang vào sử dụng thì nó mang lại dịng tiền thuần trong tương lai là bao nhiêu? Và chúng ta quy dịng tiền thuần trong tương lai đó về giá trị hiện tại thì chúng ta tính được giá trị hợp lý của nó.

Các kỹ thuật đánh giá được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:

+ Phương pháp tính hiện giá: gồm phương pháp chiết khấu dòng tiền/thu nhập hoặc tính giá trị hiện tại kỳ vọng.

+ Các mơ hình đo lường quyền chọn: gồm có hai kỹ thuật đo lường là mơ hình nhị phân ( A lattice model) và mơ hình Black – Scholes.

+ Phương pháp thu nhập dư ra nhiều kỳ (The multi-period excess earnings): áp dụng để đo lường một số tài sản vơ hình.

Khi tính hiện giá phải cần thỏa mãn các điều kiện sau: - Ước tính dịng tiền trong tương lai

- Khả năng biến thiên của dòng tiền - Giá trị theo thời gian của tiền

- Mức chiết khấu phụ trội để bù đắp rủi ro - Dòng tiền và mức chiết khấu phải đồng nhất - Phương pháp chi phí (Cost approach):

Cách tiếp cận chi phí phản ánh số tiền đó sẽ được yêu cầu hiện tại để thay thế cho năng lực dịch vụ của một tài sản (thường được gọi là chi phí thay thế). Tức, phương pháp chi phí tính trên chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản tương tự. Điều này có nghĩa là nếu tạo ra tài sản tương tự như vậy chúng ta sẽ tốn chi phí là bao nhiêu.

Chẳng hạn như, trong nhiều trường hợp, phương pháp chi phí được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý của tài sản hữu hình sử dụng kết hợp với các tài sản khác.

20

Đối tượng đo lường Thị trường giao dịch Các bên tham gia thị trường

Dữ liệu đầu vào Phương pháp đo lường

Sơ đồ 1-1: Xác định giá trị hợp lý

Nguồn: Vũ Hữu Đức, 2013.

Như vậy, thoạt nhìn giá trị hợp lý có vẻ như giá thị trường nhưng nó khơng phải là giá thị trường. Còn dùng giá thị trường chỉ là một cách thôi. Khái niệm giá thị trường dùng trong giá trị hợp lý là cái giá mà ta sẽ lấy dữ liệu để tính theo các phương pháp. Ta dựa vào giá thị trường để giá tính đầu vào, dựa vào giá thị trường để tính giá đầu ra.

Lưu ý: khi lấy giá trị trên thị trường đó phải là thị trường chính của giao dịch. Nếu khơng có thị trường chính thì ta chọn thị trường có giá tốt nhất trong tất cả các thị trường. IFRS13 không đề xuất thứ tự ưu tiên phương pháp nào mà chỉ xác định thứ tự ưu tiên của các dữ liệu tham chiếu đầu vào cho việc đo lường. Bản thân doanh nghiệp phải tự xác định thứ tự ưu tiên các phương pháp sao cho phù hợp với dữ liệu. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp vài phương pháp.

1.2.2.3 Ghi nhận

Ghi nhận ban đầu:

Trong một số trường hợp, giá trị hợp lý được sử dụng ghi nhận ban đầu khoản đầu tư tài chính được hình thành mà doanh nghiệp khơng phát sinh chi phí giao dịch (giá trị hợp lý trong trường hợp này được sử dụng là giá gốc ghi nhận ban đầu).

Trong một số trường hợp khác, giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu khoản đầu tư tài chính ngay cả khi giá gốc của khoản đầu tư tài chính tồn tại trong giao

dịch. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu đó, khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc sẽ được ghi nhận vào lãi/lỗ hoạt động trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đánh giá sau ghi nhận ban đầu:

Chênh lệch do đánh giá sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận vào lãi/lỗ hoạt động trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối với tài sản tài chính kinh doanh (Held for

trading) và tài sản tài chính được lựa chọn ghi theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ

(FVTPL: Fair value through profit or loss) ngay từ khi ghi nhận ban đầu.

Hoặc điều chỉnh trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế tốn: trường hợp tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác (FVOCI: Fair value through other comprehensive

income).

1.2.3 Các tranh luận về đo lường theo giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w