Giải pháp về lãi suất

Một phần của tài liệu (Trang 64)

2.3.1 .Thiết kế nghiên cứu

3.2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc đề các giải pháp tăng cường huy

3.2.4. Giải pháp về lãi suất

Chính sách lãi suất cụ thể: Lãi suất huy động không phải là thế mạnh của Techcombank nhưng cần có chính sách lãi suất phù hợp từng giai đoạn với từng nguồn tiền huy động theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

Techcombank chi nhánh Sài Gịn cần có chiến lược cụ thể đối với từng phân khúc khách hàng, chẳng hạn như:

 Đối với những khách hàng gửi tiền vì yếu tố lãi suất: thì tùy vào từng thời kỳ và cơ chế phân quyền phán quyết lãi suất huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng cho Ban Lãnh đạo chi nhánh thì để thu hút các cá nhân gửi tiền với số lượng lớn, Techcombank chi nhánh Sài Gịng phải có những chương trình riêng với lãi suất hấp dẫn ưu đãi cho những khách hàng có địa vị và tiềm năng tài chính lớn vì đây đa phần là những khách hàng lướt sóng về lãi suất. Tuy nhiên Techcombank chi nhánh Sài Gòn cũng cần cân nhắc sử dụng chiến lược này vào hồn cảnh thích hợp với mức lãi suất tối ưu đảm bảo chi nhánh có lợi nhuận.

 Đối với những khách hàng gửi tiền vì yếu tố an tồn và dự phịng thì Techcombank chi nhánh Sài Gịn cần có những chính sách chăm sóc và gìn giữ hiệu quả để duy trì nguồn tiền huy động này, đồng thời áp dụng những biện pháp khai thác triệt để khách hàng hiện hữu để họ gửi thêm hoặc giới thiệu khách hàng khác đến gửi tiết kiệm tại Techcombank chi nhánh Sài Gịn thơng qua các giải pháp về thiết thực về chất lượng dịch vụ, marketing và thúc đẩy bán hàng.

Techcombank chi nhánh Sài Gòn cũng cần lưu ý đến mức lãi suất của các ngân hàng là đối thủ cạnh tranh để kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp khi các đối thủ có sự thay đổi về lãi suất huy động đột ngột hoặc có những chương trình khuyến mãi gia tăng thu nhập cho khách hàng để lôi kéo khách hàng.

Mặt khác, Techcombank chi nhánh Sài Gòn cần tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, cụ thể như:

 Gửi tiền linh hoạt: Loại hình tiết kiệm tích góp mà một số ngân hàng hiện đang triển khai. Đây là loại hình mà người tiêu dùng có thể đăng ký một số tiền nhất định sẽ gửi vào ngân hàng vào một ngày nhất định trong tháng. Loại hình này sẽ giúp người gửi tiết kiệm tích góp được

một khoản tiền với mức sinh lời cao hơn là việc bỏ ống heo. Loại hình tiết kiệm hỗn hợp lại có những tính năng vượt trội hơn. Với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tích góp, người gửi tiền có thể gửi tiền vào hoặc rút tiền ra bất cứ lúc nào và lãi suất tính theo lãi suất có kỳ hạn. Bên cạnh đó, người gửi tiền có thể dùng tài khoản tiền gửi để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền... Ví dụ, ngày 1/11, khách hàng gửi 10 triệu đồng, 10 ngày sau gửi thêm 10 triệu đồng nữa nhưng 5 ngày sau khách hàng chuyển 15 triệu đồng thanh toán tiền mua hàng. Lúc này chương trình tính lãi tự động sẽ tính lãi của mỗi số tiền với thời gian thực gửi khác nhau.

 Rút tiền cũng linh hoạt: Đa dạng hình thức tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng. Ngồi hình thức gửi tiết kiệm "truyền thống" như kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, đưa ra các kỳ hạn cực kỳ ngắn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng... Ưu điểm của những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn này là giúp khách hàng linh động trong việc rút tiền và mức lãi suất nhỉnh hơn lãi suất không kỳ hạn. Gửi tiết kiệm đa năng hay loại hình "Tiết kiệm rút gốc linh hoạt" cho phép người gửi tiền rút một phần vốn bất kỳ lúc nào và số tiền rút được tính theo lãi suất bậc thang thời hạn gửi (thay vì áp dụng lãi suất không kỳ hạn); riêng phần vốn gốc cịn lại được tiếp tục tính theo lãi suất ban đầu. Ví dụ, người tiêu dùng gửi 100 triệu đồng với kỳ hạn 12 tháng; thời gian gửi số tiền đã thực hiện được 7 tháng và người tiêu dùng có nhu cầu rút 30 triệu đồng. Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ "Tiết kiệm rút gốc linh hoạt" thì phần 30 triệu đồng sẽ được tính lãi suất kỳ hạn 7 tháng, 70 triệu đồng cịn lại vẫn được tính lãi suất kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định gửi tiền của khách hàng nhưng để điều chỉnh được lãi suất để chạy theo khách hàng là một điều không thể. Bất cứ NH nào cũng chịu sự chi phối của NHNN, với mức lãi suất trần đưa ra hiện nay là 7%/năm (cho các kỳ hạn dưới 6 tháng) thì

rõ ràng các ngân hàng khơng thể đưa ra mức lãi suất cao hơn lãi suất trần (đối với những khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống) nay để cạnh tranh không lành mạnh và rủi ro về mặt pháp lý trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên điều quan trọng là ngân hàng phải có những hình thức huy động phù hợp hơn ở các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên, ở tính linh hoạt, ưu đãi đặc biệt dành cho những khách hàng gửi số lượng lớn (trên 1 tỷ), ở chất lượng, uy tín của NH đó mà thơi.

3.2.5.Giải pháp về đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm

Hiện tại các sản phẩm gửi tiền tiết kiệm ở Techcombank chi nhánh Sài Gịn cịn nói riêng và Techcombank nói chung cịn chưa phong phú, và chưa có nhiều sản phẩm khác biệt với các ngân hàng khác. Do đó, cần nghiên cứu cải tiến đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm mới, cũng như tạo thêm nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hướng tới những sản phẩm, tiện ích mà khách hàng mong muốn khi gửi tiết kiệm chứ không phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà ngân hàng có, chẳng hạn cần chú trọng nghiên cứu thêm các sản phẩm chuyên biệt cho từng phân khúc khách hàng cụ thể như:

 Tiền gửi tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích lũy đây là hình thức tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của các cơng ty bảo hiểm. Ai cũng có lúc đến tuổi già, do đó khi cịn mạnh khỏe cịn lao động tốt mỗi người dành ra một ít tiền từ thu nhập hàng tháng của mình gửi tiết kiệm tuổi già để đến lúc hết tuổi lao động có thêm nguồn thu nhập để sinh sống. Người gửi tiền tiết kiệm loại này sẽ được tặng thẻ khám chữa bệnh định kỳ hay thẻ bảo hiểm y tế tại các bệnh viện uy tín.

 Tiền gửi tiết kiệm nhà ở: Những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà ở nhưng nguồn tài chính có hạn gửi dần tiền tích lũy vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, xây nhà. Ngân hàng có chính sách cho vay ưu đãi để làm nhà, mua nhà đối với những người

60

thường xuyên đều đặn và có quy mơ đến một độ lớn nào đó có thể vay thêm để mua nhà xây dựng nhà bằng cách kết hợp với lợi ích của ngân hàng sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp cho hình thức này.

 Tiền gửi tiết kiệm mua sắm: Như mua sắm các phương tiện đắt tiền (ô tô, xe máy...) cũng như người muốn làm nhà, mua nhà, người mua sắm ô tô, xe máy nhưng chưa đủ tiền. Số tiền có được và thu nhập hàng tháng có thể gửi vào ngân hàng để đến lúc nào đó có thể rút ra mua sắm. Ngân hàng cũng cần có cơ chế cho vay ưu đãi thêm đối với những người gửi thường xuyên và có số dư đáng kể.

 Tiền gửi tiết kiệm học hành: Các bậc phụ huynh gia đình sẽ tiết kiệm một số tiền nhỏ hàng tháng hoặc hàng năm để có một khoản đầu tư cho con em mình học hành tốt hơn. Loại tiền gửi này sẽ được ưu đãi về lãi suất, ngân hàng góp phần khuyến mại coi như là một khoản khuyến khích các em học tập khuyến học cho xã hội.

 Tiền gửi tiết kiệm du lịch: Sản phẩm này hướng tới thu hút những khách hàng có sở thích đi du lịch. Sẽ được hỗ trợ mua vé đi cá tua du lịch tùy theo số tiền gửi và kỳ hạn.

 Tiết kiệm dành cho bà bầu: Sản phẩm tiền gửi này sẽ hướng tới các gia đình trẻ muốn tiết kiệm để sinh con, đồng thời được khuyến mại thẻ khám và tư vấn mang thai định kỳ.

 Tiền gửi kỳ hạn lớn hơn 24 tháng, 36 tháng, đặc biệt lớn hơn 60 tháng được dự thưởng bốc thăm trúng nhà, trúng ô tô. Nhằm thu hút vốn đầu tư trung hạn và dài hạn. + Tiền gửi có kỳ hạn đảm bảo bằng vàng, bằng USD, EUR.

 Tiền gửi có kỳ hạn chuyển đổi linh hoạt: Sản phẩm này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có lượng tiền gửi lớn. Càng ngày nhu cầu vốn càng lớn, các thành phần kinh tế đều thiếu vốn cho SXKD, xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa HĐV trên địa bạn đặc biệt là nguồn gửi tiết kiệm trong dân chúng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát, nghiên cứu nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Với phương pháp này nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu khách hàng, phản ứng kịp thời với những thay đổi trong tâm lý, thị hiếu khách hàng đồng thời đưa ra những gói sản phẩm phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

3.3.Một số kiến nghị

Bên cạnh những nỗ lực tự thân của các ngân hàng Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng, rất cần có sự hỗ trợ về cơ chế từ Ngân hàng Nhà nuớc và các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương thông qua những việc làm cụ thể như tạo hành lang pháp lý rõ ràng và thơng thống để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ cho các ngân hàng hoạt động và cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Mặt khác, Techcombank chi nhánh Sài Gịn nói riêng và ngân hàng Techcombank nói chung cần chủ động trong hoạt động kinh doanh, có định hướng và mục tiêu rõ ràng trong ngắn hạn và dài hạn, cần chú trọng đến các công tác:

 Thường xuyên nghiên cứu kỹ các nhu cầu, mong đợi của khách hàng hiện hữu và khách hàng mục tiêu để có những giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

 Thiết lập và xây dựng thêm bộ phận nghiên cứu thị trường hoặc tăng cường tìm kiếm thuê ngoài để nắm bắt thường xuyên và kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như có chiến lược quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng đến với khách hàng một cách có hiệu quả và tốt nhất.

 Mở rộng mạng lưới và xây dựng thêm nhiều phòng giao dịch để phục vụ tốt hơn cho khách hàng ở những địa bàn cịn nhiềm tiềm năng.

 Thường xun có các chương trình đào tạo kỹ năng, nâng cao khả năng làm việc, trình độ chun mơn, khả năng ngoại ngữ, tin học...của

nhân viên giao dịch để ngày càng hoàn thiện kỹ năng phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

 Thiết lập cơ chế giao chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm cho đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp và cả gián tiếp để khai thác tối đa thời gian nhàn rỗi, cũng như tạo động lực thúc đẩy nhân viên đóng góp vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

 Có cơ chế thưởng phạt cơng bằng và minh bạch nhằm tạo động lực cho nhân viên chủ động hồn thành chỉ tiêu cơng việc được giao và có định hướng phấn đấu trong dài hạn.

Kết luận chương 3

Như vậy, căn cứ vào kết quả khảo sát và phân tích thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu đồng thời đề xuất 5 nhóm giải pháp huy động tiền gửi có kỳ hạn cho Techcombank chi nhánh Sài cụ thể như sau: Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ, Giải pháp về nâng cao thương hiệu, uy tín của ngân hàng, Giải pháp liên quan đến các hình thức chiêu thị, Giải pháp về lãi suất, và Giải pháp về đa dạng hố các hình thức tiền gửi tiết kiệm. Căn cứ vào nguồn lực hiện có và trong khả năng chủ động của chi nhánh, Ban lãnh đạo Techcombank chi nhánh Sài Gịn có thể ưu tiên thực hiện từng giải pháp thiết thực tùy theo điều kiện và hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển để duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại chi nhánh, làm cơ sở ổn định nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lái con thuyền đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển để tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trong đó một trong những nguồn lực quan trọng nhất phục vụ cho quá trình phát triển là khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, do vậy nhiệm vụ tối quan trọng là phải tìm mọi biện pháp để khai thác tận dụng tối ưu các nguồn vốn trong đó kênh khơi thông vốn từ hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng đóng vai trị hết sức quan trọng. Với chức năng là kênh dẫn vốn, các ngân hàng và quỹ tín dụng phải thu hút được các nguồn tiềm tàng trong dân cư để tạo ra nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất tiềm năng và đang băn khoăn chọn kênh đầu tư vốn, với kỳ vọng vừa có khả năng sinh lời, vừa mang tính an tồn cao và dự phòng cho tương lai. Vì vậy, tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức tín dụng vẫn ln là đề tài nóng và là bài tốn đặt ra cho các ngân hàng.

Ðề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thưng - Chi nhánh Sài Gòn” tuy được thực hiện trong thời gian khá ngắn và phạm vi địa bàn TPHCM nhưng phần nào khái quát được thực trạng về tiền gửi tiết kiệm từ dân cư cũng như nhìn nhận lại được các nhân tố ảnh huởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng Techcombank chi nhánh Sài Gòn. Ðồng thời đề tài cũng đưa ra được các giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn cho việc tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng. Tuy nhiên cũng có những giải pháp đưa ra mang tính hệ thống phải được sự hỗ trợ từ Hội sở và Ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng để Techcombank chi nhánh Sài Gịn nói riêng và Techcombank nói chung đạt được những mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn cụ thể.

Tiếng Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Solomon Micheal, “Consumer Behavior”, 1992

2. James F.Engel, Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard, “Consumer Behavior”, 1993

Tiếng Việt

3. Báo cáo thường niên Techcombank 2010, 2011, 2012.

4. Bộ tài chính (2002), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng, Nhà xuất bản Thống kê 5. Các văn bản dưới luật của ngân hàng nhà nước

6. Tạ Thị Hồng Hạnh, Hành vi khách hàng, NXB Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2009)

7. David J.Luck/Ronald S.rubin (1998), Nghiên cứu Marketing, NXB Thống kê, Tp HCM.

8. Dương Đăng Chính (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Thống Kê.

9. Frederic s.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001.

10. Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – TP. Hồ Chí Minh 11. Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng

12. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

13. Nguyễn Quốc Nghi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân

Một phần của tài liệu (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w