Dự báo xu hƣớng M&A ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Trang 86)

economy : Evidence from Malaysia

3.2. Dự báo xu hƣớng M&A ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1. Sáp nhập giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ trong nƣớc

Thực tế cho thấy hiện nay số lượng ngân hàng trong nước quá nhiều, trong đó nhiều ngân hàng năng lực yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn này, các căng thẳng về tài chính thế giới, vấn đề nợ công ngày càng làm lộ rõ những yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM lớn trong nước với uy tín, thương hiệu, thị phần vững chắc sẽ chủ động hỗ trợ các ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém hơn trong hệ thống. Điều này khơng chỉ mang lại lợi ích cho các ngân hàng lớn: mở rộng quy mô vốn, địa bàn hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc nội cũng như hướng ra nước ngoài. Các NHTM nhỏ sau sáp nhập cũng có được những lợi ích riêng: những giá trị mới về quản lý tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm, giải quyết được bài tốn khó về việc thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN trong những năm tới khi hệ thống tài chính cịn nhiều khó khăn. Với số lượng NHTM ở Việt Nam hiện nay tương đối nhiều, cạnh tranh nhau gay gắt, gây nhiều khó khăn cho hệ thống tài chính trong nước, thì việc

các ngân hàng giúp đỡ lẫn nhau, các NHTM lớn nâng đỡ các NHTM nhỏ hơn sẽ được các nhà quản trị ngân hàng cân nhắc và xem xét nhiều hơn trong thời gian tới đây.

Tóm lại, xu hướng M&A giữa các NHTM lớn với các NHTM nhỏ, hoạt động yếu kém sẽ phổ biến trong nhiều năm tới góp phần làm sạch hệ thống ngân hàng, hoạt động yếu kém hiện nay.

3.2.2. Sáp nhập giữa các ngân hàng cùng quy mơ, cùng chiến lƣợc phát triển

Hình thức M&A ngân hàng như thế này thường được thực hiện khi thị trường tài chính phát triển ở một mức độ ổn định, các nguồn lực được khai thác triệt để. Với hình thức này, giai đoạn đầu các ngân hàng có thể giữ cổ phần chéo của nhau thơng qua góp vốn liên doanh, hợp tác liên kết trong nhiều lĩnh vực như tín dụng, các phương tiện thanh tốn, cơng nghệ máy móc, thơng tin…Giai đoạn sau, các NH sẽ tiến hành sáp nhập với nhau để hình thành các ngân hàng vững mạnh. Trên thế giới, tỷ lệ thực hiện thành công cho các thương vụ M&A ngân hàng thường không cao bởi nhiều yếu tố chi phối như xung đột văn hóa, nhân sự, khơng hịa hợp được tiếng nói chung... Do vậy, thực hiện sáp nhập giữa các ngân hàng có cùng quy mơ khơng hẳn là sáp nhập các ngân hàng yếu với nhau bởi sự kết hợp này có thể làm cho thương vụ M&A thất bại.

3.2.3. Các ngân hàng nhỏ, quản trị yếu sẽ bị sáp nhập là điều tất yếu

NHNN cho rằng, trong khoảng 3-5 năm tới sức ép cạnh tranh là một trong những thách thức hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Thêm nữa, để đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính hiện nay, Chính phủ và NHNN ngày càng yêu cầu cao hơn về hoạt động, tiềm lực tài chính của các NHTM:

 Lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM sẽ vẫn tiếp tục tăng. NHNN đang dự thảo Nghị định trình chính phủ về lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM từ năm 2012 phải đạt 5.000 tỷ và đến năm 2015 là 10.000 tỷ đồng. Vấn đề này đang đặt ra thách thức đối với các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ.

 Yêu cầu nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHT từ 8% lên tới 9% theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và thơng tư 13.

3.2.4. Sáp nhập hình thành nên các tập đồn tài chính ngân hàng

Q trình quốc tế hóa thị trường tài chính Việt Nam địi hỏi cần phải có những tập đồn tài chính lớn mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với sân chơi toàn cầu. Xu hướng này ngày càng rõ nét với sự ra đời của hàng loạt công ty con của các ngân hàng. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng này sẽ tiến tới hình thành tập đồn tài chính bằng cách nào khi đối mặt với vấn đề về nhân lực và vật lực. Với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khốn thì M&A trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính sẽ sử dụng M&A nhiều hơn trong chiến lược cạnh tranh của họ.

3.2.5. Ngân hàng quốc doanh khơng thể ngồi cuộc

Một số ngân hàng quốc doanh hiện nay đang nằm trong báo động về tình trạng hoạt động ngày càng kém hiệu quả, có tổng tài sản lớn nhưng nợ xấu thì triền miên và có thể cao nhất trên thị trường. Nhu cầu tái cơ cấu một trong số này sẽ mang lại có tác dụng lành mạnh hóa thị trường ngang với vài chục ngân hàng nhỏ. Vì thế, trong cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới đây, khơng có lý gì các ngân hàng quốc doanh lớn lại được bỏ qua.

3.3. Giải pháp về phía NHNN góp phần hồn thiện hoạt động M&A NHTM Việt Nam

3.3.1. Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong việc quản lý và định hƣớng hoạt động M&A NHTM Việt Nam

NHNN Việt Nam được giao trọng trách là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Bộ và UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2010 – 2015. Điều này sẽ tạo tính chủ động cho NHNN cũng như thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra nhanh hơn, tuy nhiên trong q trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ ngành liên quan. Sâu hơn nữa, việc tái cơ cấu thông qua hoạt động M&A là một trong những giải pháp đúng đắn, bởi tính hiệu quả và khả năng phát triển của ngân hàng nhưng càng

thực hiện thì ranh giới giữa M&A mang tính thù địch vẫn cịn tồn tại song song, lúc này định hướng hoạt động M&A ngân hàng của NHNN là vơ cùng quan trọng.

NHNN cần có định hướng cụ thể để hoạt động M&A ngân hàng đi theo đúng hướng và để từng bước đi vào hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng sau M&A cạnh tranh theo cơ chế thị trường, phát triển theo chiều sâu thay vì theo chiều ngang như hiện nay, phấn đấu đến giai đoạn 2015 chỉ còn một số ngân hàng có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước hay các ngân hàng quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

Bên cạnh các quy định bằng văn bản mang tính chất hành chính, NHNN cần đưa ra cụ thể hơn quy định mức tối thiểu về nhân sự, quy mô, chất lượng, hệ số an toàn vốn, khả năng chi trả, lợi nhuận các năm…đối với ngân hàng, hoặc phải sáp nhập, hợp nhất để giảm đi những khó khăn của một cá nhân ngân hàng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, đã có một số quy định khắt khe hơn về việc thành lập ngân hàng mới, điều kiện mở chi nhánh các ngân hàng nhưng nhìn chung việc quy định này chỉ mang tính chất tạm thời, thường có những đợt thay đổi tiếp theo sau đó. Vì thế, NHNN cần ban hành những chuẩn mực để thực hiện xuyên suốt vấn đề này là yêu cầu cấp bách hiện nay bởi sự gia tăng tràn lan các ngân hàng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tài sản của ngân hàng, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng.

NHNN cần phải theo sát việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, việc sở hữu chéo cổ phần của các ngân hàng trong nước, bởi nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh qua việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài với giá xấp xỉ bằng mệnh giá sẽ làm giảm giá trị của các cổ phiếu và để có thể phân loại được tình hình tài chính hiện thời của ngân hàng tránh trường hợp khai báo số liệu có quy mơ vốn ảo. Qua mùa đại hội cổ đơng vừa qua, các ngân hàng có xu hướng tìm đến các nhà đầu tư nước ngồi để hưởng được những hiệu quả và lợi ích mang lại từ phía đối tác, nhưng điều này sẽ có những sai lầm nếu khơng có sự tham gia của NHNN.

3.3.2. Hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A NHTM Việt Nam nhằm kiểm sốt những khó khăn trong tiến trình thực hiện

Dự báo, thời gian tới số lượng các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng mạnh do nhu cầu tái cơ cấu của các TCTD nhỏ, kém thanh khoản để thị trường tài chính phát triển lành mạnh và ổn định hơn. Từ đó thu hút các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ tài chính trên thị trường quốc tế. Song khuôn khổ pháp lý chưa đủ để tạo sức bật cho hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính. Trên thực tế, khung pháp lý cho hoạt động M&A vẫn chỉ quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Những quy định chung chung và chưa có hệ thống chi tiết đang gây những khó khăn khơng nhỏ với cả bên tham gia hoạt động M&A và các cơ quan quản lý cũng khó kiểm sốt hoạt động này.

Trong thời gian qua, M&A ngân hàng diễn ra dưới góc độ các tổ chức tài chính nước ngồi góp vốn mua cổ phần các ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng Việt Nam góp vốn mua cổ phần sở hữu chéo lẫn nhau. Rõ ràng M&A gắn liền với quá trình tái cấu trúc ngân hàng mặc dù trong thời gian qua mức độ sôi động không bằng những ngành khác nhưng cũng đã bộc lộ những điểm khác biệt đó là sự lặng lẽ trong q trình thực hiện, chỉ sau kết thúc thương vụ mới công bố rõ ràng, điều này làm cho khách hàng và các nhà đầu tư trở nên hoang mang, khơng biết quyền lợi của mình sẽ đi về đâu. Có thể nói, tại thời điểm hiện nay, NHNN và cả các ngân hàng đang rất lúng túng trong việc thực hiện giải pháp này do chưa có một hành lang pháp lý rõ ràng. Chính vì thế, Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần sớm ban hành những văn bản luật phù hợp, không chồng chéo để đảm bảo an toàn cho các ngân hàng khi tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập.

Hoàn thiện hệ thống khái niệm trong các luật có liên quan về M&A ngân hàng để thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh trường hợp hiểu nhầm thuật ngữ M&A dưới góp độ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời thống nhất ý nghĩa của các nội dung M&A ở các quy định, tránh trường hợp đá chéo giữa các quy định, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định này sẽ trái với quy định khác.

Ngoài ra, cần quy định cụ thể cách thức thực hiện, tính tốn để có điểm thống nhất giữa các quy định thay vì có sự rời rạc và nhầm lẫn cách tính như hiện nay.

Cần quy định rõ hoạt động M&A ở Luật Doanh nghiệp và Luật các TCTD, bởi Luật các TCTD là văn bản quy phạm cao nhất của ngành ngân hàng điều chỉnh hành vi và các hoạt động của TCTD, vì đây là hoạt động M&A của ngành ngân hàng nên cần bổ sung vào Luật các TCTD về khái niệm, các hình thức M&A; Luật doanh nghiệp cần bổ sung khái niệm mua lại để có cơ sở thống nhất về tên gọi giữa các Luật.

Cần có một quy trình và chỉ dẫn rõ ràng về phương thức định giá và xác định giá trị ngân hàng trong các thương vụ M&A. Định giá các tổ chức tài chính ln là vấn đề phức tạp đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư khi đàm phán. Thị trường M&A Việt Nam hiện nay đang sử dụng ba phương pháp định giá chính, gồm: định giá theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo thị trường. Tuy nhiên với kiến thức về M&A còn yếu của các ngân hàng trong nước, việc định giá theo phương pháp nào cũng sẽ tạo nên những khó khăn nhất định. Do vậy, Nhà nước cần có sự chỉ dẫn và thống nhất vấn đề định giá cũng như phương pháp xác định giá trị DN trong quá trình M&A.

Cần sớm xây dựng, hồn thiện và ban hành Thơng tư thay thế Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 của NHNN:

+ NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc thù, hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khác với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khác, ngân hàng là định chế tài chính trung gian với chức năng thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ðối tượng kinh doanh của ngân hàng không phải là hàng hóa, dịch vụ thơng thường như các doanh nghiệp khác mà là hàng hóa đặc biệt (tiền mặt, vàng, giấy tờ có giá và các dịch vụ thanh toán…), dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Xuất phát từ đặc thù đó, hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm và

cấp tín dụng của ngân hàng được kiểm soát và điều chỉnh rất chặt chẽ bằng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong từng thời kỳ.

+ Cần quy định để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiện tại, mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó vượt q 15%, nhưng khơng được vượt q 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.3.3.Thành lập cơ quan nhà nƣớc quản lý hoạt động M&A

Trong thời gian tới, có thể các hoạt động M&A sẽ diễn ra hết sức sôi nổi, không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn cả trong các ngành nghề khác. Do vậy, việc quản lý các thương vụ là một vấn đề hết sức quan trọng, giúp Nhà nước có thể nắm rõ được tình hình của M&A trong nước, có như thế thì mới biết được những tác động mà M&A có thể gây ra cho nền kinh tế, để kịp thời có hướng giải quyết và ngăn chặn. Bởi vậy, việc thành lập một cơ quan chuyên về quản lý M&A thực sự là cần thiết.

3.4. Giải pháp về phía NHTM góp phần hồn thiện hoạt động M&A NHTM VN

3.4.1. Nhận thức của NHTM về hoạt động M&A cần đƣợc nâng cao

Tuy hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam đang dần diễn ra với tính chất tự nguyện nhiều hơn, vẫn còn một số trường hợp diễn ra nhiều dưới hình thức bắt buộc, chỉ thực hiện M&A khi lâm vào tình trạng phá sản, hay chịu sự ép buộc từ phía NHNN. Điều này một phần do nhận thức của các NHTM Việt Nam về M&A chưa thực sâu sắc, chưa xem xét M&A như một yếu tố tất yếu khách quan nên được nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu kinh doanh, phát triển của ngân hàng. Do đó, tư duy, nhận thức về hoạt động M&A trong các NHTM cần được nâng cao hơn nữa, hạn chế những quan điểm sai lầm, gây cản trở và khó khăn trong hoạt động M&A

ngân hàng. Ban quản trị ngân hàng nói chung và các nhân viên ngân hàng nói riêng cần được tư vấn nhiều hơn, xây dựng cái nhìn tổng quan về hoạt động chiến lược này. Hoạt động M&A nói chung và M&A trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đang là xu thế tất yếu diễn ra trên thế giới, và Việt Nam chắc chắn cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Hoạt động M&A ngân hàng nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự

Một phần của tài liệu (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w