Dòng tiền hoạt động

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 26)

Chương 1 Giới thiệu

2.2. Những nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến

2.2.2. Dòng tiền hoạt động

Nghiên cứu điều tra về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và dòng tiền hoạt động tương đối hạn chế so với khả năng sinh lợi. Dòng tiền hoạt động của công ty là chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo vốn luân chuyển thơng qua chính sách quản trị các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả. Kỳ vọng dịng tiền hoạt động dồi dào thì cơng ty sẽ có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CCC ngắn hơn, chứng tỏ hoạt động quản trị vốn luân chuyển hiệu quả.

Nghiên cứu của Moss và Stine (1993) phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực giữa CCC và dịng tiền hoạt động được tính bằng dịng tiền hoạt động chia cho tổng tài sản. Nghĩa là các cơng ty với CCC ngắn thường có dịng tiền hoạt động nhiều hơn các cơng ty có CCC dài.

Jeng - Ren và cộng sự (2006) đưa ra bằng chứng thực nghiệm về một số yếu tố tác động đến quản trị vốn luân chuyển của các cơng ty tại Đài Loan, trong đó có dịng tiền hoạt động, các cơng ty báo cáo dịng tiền hoạt động cao sẽ có CCC ngắn.

Nghiên cứu của Manoori (2012) sử dụng hồi quy dữ liệu bảng theo Pooled OLS, mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) cho 94 công ty tại Singapore giai đoạn 2003 – 2010, kết quả tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa dòng tiền hoạt động và quản trị vốn luân chuyển. Nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010) và Valipour (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch tương tự. 2.2.3.Quy mô công ty

Một vài nghiên cứu đã kiểm tra và cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và quy mô cơng ty. Các cơng ty có quy mơ lớn thường có khả năng thương lượng với khách hàng và các nhà cung ứng tốt hơn so với các công ty quy mơ nhỏ. Chẳng hạn một cơng ty quy mơ lớn có thể dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận các

điều khoản tín dụng với nhà cung cấp, bao gồm giảm giá số lượng lớn và thời gian thanh toán được kéo dài.

Moss và Stine (1993) đưa ra bằng chứng cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa CCC với quy mơ cơng ty tính bằng doanh thu thuần và tổng tài sản. Các công ty quy mơ lớn xu hướng thường có CCC ngắn hơn cơng ty quy mơ nhỏ. Nghiên cứu ghi nhận các cơng ty quy mơ nhỏ có số ngày các khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho và số ngày các khoản phải phải trả dài hơn các công ty quy mô lớn. Do vậy, Moss và Stine kết luận rằng quản trị vốn luân chuyển tại các công ty quy mô lớn hiệu quả hơn công ty quy mô nhỏ. Lời khuyên được đưa ra cho các công ty quy mô nhỏ là để hoạt động quản trị vốn luân chuyển hiệu quả cần phải cải thiện rút ngắn kỳ thu tiền bình quân và số ngày nắm giữ hàng tồn kho.

Nghiên cứu tương tự của Jose và cộng sự (1996) cho mẫu 2.718 công ty lấy từ dữ liệu Compustat giai đoạn 1974 – 1993, được chia thành bảy lĩnh vực hoạt động. Nghiên cứu sử dụng phân tích tương quan Pearson và hồi quy bội, kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa CCC và quy mô công ty đo lường bởi doanh thu bán hàng.

Chiou và Chang (2006) xem xét các yếu tố tác động lên quản trị vốn luân chuyển của 19.180 công ty tại Mỹ giai đoạn 1996 – 2004. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra quy mơ có tác động tích cực đến quản trị vốn ln chuyển. Nghĩa là, cơng ty có quy mơ càng lớn thì quản trị vốn ln chuyển càng hiệu quả thể hiện thông qua việc rút ngắn CCC.

Rimo và Panbunyuen (2010) khẳng định tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa CCC và quy mô công ty đo lường bằng tổng tài sản, nghiên cứu kết luận rằng hoạt động quản trị vốn luân chuyển hiệu quả hơn ở các cơng ty có quy mơ lớn. Uyar (2009) và Valipour (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến tương tự.

2.2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu là sự thay đổi tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu từ năm này sang năm khác. Công ty phải quản trị vốn ln chuyển hiệu quả, thì trên cơ sở đó mới có tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng cao.

Kim và cộng sự (1998) đã tiến hành một nghiên cứu cho các công ty công nghiệp tại Mỹ giai đoạn 1975 – 1996 và thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ nghịch biến với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của công ty.

Laplante và Moussawi (2006) nghiên cứu các cơng ty có quy mơ lớn tại Mỹ trong giai đoạn 1990 – 2004 bằng phân tích sử dụng dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô cơng ty và tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ nghịch với quản trị vốn luân chuyển của công ty đại diện bởi CCC.

Caballero và cộng sự (2010) tiến hành nghiên cứu tại 4.076 công ty vừa và nhỏ tại Tây Ban Nha giai đoạn 2001 -2005 bằng phân tích hồi quy OLS và mơ hình FEM. Kết quả cho thấy CCC tương quan nghịch biến với tốc độ tăng trưởng doanh thu, ROA và tỷ lệ nợ.

Zariyawati và cộng sự (2010) cho rằng quản trị vốn luân chuyển là một thành phần của quyết định tài chính ảnh hưởng đến giá trị công ty. Nghiên cứu được thực hiện cho mẫu 1.628 cơng ty tại Malaysia, sử dụng phân tích hồi quy Pooled OLS, mơ hình FEM và REM. Kết quả cho thấy các đặc tính cơng ty như quy mơ, tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ tiêu cực với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.

Nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010) và Valipour (2012) cũng có kết quả tương tự về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và CCC.

2.2.5. Tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh

Tỷ lệ thanh toán hiện hành là tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh tốn nhanh được tính tốn dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển

đổi thành tiền, được gọi là “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho. Đây là hai chỉ tiêu tài chính cho thấy tình trạng vốn luân chuyển, được sử dụng để xem xét khả năng thanh khoản của cơng ty có đủ tài sản ngắn hạn để trang trả nợ ngắn hạn hay không. Nếu tỷ số hiện hành của công ty giảm so với năm trước cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.

Kết quả nghiên cứu của Moss và Stine (1993) chỉ ra mối quan hệ tích cực có ý nghĩa giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh tốn nhanh với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, cơng ty nào có CCC càng dài thì càng cần phải tiết kiệm tiền và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo hoạt động của cơng ty đó, điều này dẫn đến tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh tăng cao hơn.

Không giống Moss và Stine (1993), bài nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010) khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai chỉ tiêu tài chính trên với CCC. Nghiên cứu của Valipour (2012) cũng tìm thấy kết quả tương tự.

2.2.6.Tỷ lệ nợ

Tỷ lệ nợ hay còn gọi là tỷ lệ địn bẩy tài chính phản ánh phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ. Tỷ lệ nợ thấp cho thấy các cơng ty tạo ra dịng tiền mặt dồi dào để tài trợ cho các hoạt động trong tương lai (tài trợ có thể bằng việc phát hành thêm cổ phiếu). Ngược lại, một công ty báo cáo tỷ lệ nợ cao có thể cho biết rằng các hoạt động của công ty này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngồi là các khoản vay nợ.

Nghiên cứu của Jeng - Ren và cộng sự (2006) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ nợ và quản trị vốn luân chuyển. Điều này có nghĩa là khi lượng vốn luân chuyển thấp, cơng ty sẽ tìm đến các nguồn tài trợ bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động của mình, vì vậy tỷ lệ nợ sẽ tăng cao.

Nghiên cứu của Wilson (2009) đặt khá nhiều quan tâm vào các nhà quản trị tài chính cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị vốn luân chuyển của cơng ty. Các nhà quản trị ln tìm cách để cân đối giữa tài sản và các khoản nợ phải trả, do đó ơng thực hiện nghiên cứu cho 2.976 cơng ty tại Brazil trong giai đoạn 2001 – 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra quy mô, tốc độc tăng trưởng doanh thu quan hệ nghịch biến với CCC. Trong khi tỷ lệ nợ có quan hệ đồng biến với CCC.

Nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010) đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa CCC và tỷ lệ nợ. Kết quả phân tích chỉ ra sự gia tăng trong CCC dẫn đến gia tăng tỷ lệ nợ.

Nghiên cứu của Kamal (2013) cho 30 cơng ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Abu Dhabi năm 2010 – 2011. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu và quy mơ cơng ty có mối quan hệ nghịch biến với CCC, cịn tỷ lệ nợ có mối quan hệ đồng biến với CCC. Zariyawati (2010) và Valipour (2012) cũng cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ và CCC.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được trích xuất từ bản báo cáo tài chính hàng năm của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh HOSE. Các dữ liệu được sử dụng để đo lường cho các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm:

- Tài sản ngắn hạn, phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, hàng tồn kho, tổng tài sản, nợ phải trả, nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước, phải trả cho người bán được lấy từ bảng cân đối kế toán.

- Doanh thu, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính có tính đặc thù, việc xác định thành phần vốn luân chuyển khác biệt và khó khăn hơn so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Do vậy, các công ty bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ tài chính và bất động sản không nằm trong phạm vi của nghiên cứu này.

Theo báo cáo thường niên 2012 của Sở giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh, tính đến 31/12/2012 có tổng cộng 308 cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên HOSE. Sau khi loại trừ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 117 công ty niêm yết trên HOSE, thỏa mãn điều kiện có đầy đủ dữ liệu báo cáo tài chính từ năm 2007 đến năm 2012. Như vậy, mẫu nghiên cứu bao gồm 585 quan sát.

3.2. Giả thiết nghiên cứu

Từ các nghiên cứu trước đây được trình bày ở chương 2, tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu như sau:

3.2.1. Khả năng sinh lợi

Tác giả sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đại diện cho khả năng sinh lợi, tính bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, và kỳ vọng hoạt động quản trị vốn luân chuyển đạt hiệu quả bằng cách rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ có tác động gia tăng lợi nhuận công ty.

Giả thiết 1 như sau:

H1: Khả năng sinh lợi có mối quan hệ nghịch biến với CCC.

3.2.2.Dòng tiền hoạt động

Tác giả đo lường biến dòng tiền hoạt động bằng dòng tiền hoạt động chia cho tổng tài sản và kỳ vọng công ty có dịng tiền hoạt động dồi dào thì quản trị vốn luân chuyển hiệu quả thông qua CCC được rút ngắn lại.

Giả thiết 2 được đưa ra như sau:

H2: Dịng tiền hoạt động có mối quan hệ nghịch biến với CCC.

3.2.3.Quy mô công ty

Tổng tài sản được sử dụng làm thước đo cho quy mô của công ty. Tác giả kỳ vọng cơng ty có quy mơ lớn quản trị vốn luân chuyển hiệu quả hơn các cơng ty quy mơ nhỏ, mói cách khác quy mơ càng lớn thì CCC càng ngắn.

Giả thiết 3 được đưa ra như sau:

3.2.4.Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Trong nghiên cứu này tác giả đo lường biến tốc độ tăng trưởng doanh thu bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi doanh thu qua các năm, kỳ vọng cơng ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì hoạt động quản trị vốn luân chuyển sẽ hiệu quả hơn. Giả thiết 4 như sau:

H4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ nghịch biến với CCC.

3.2.5. Tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh

Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển của công ty thông qua tác động lên chu kỳ chuyển đổi tiền mặt theo giả thiết sau:

H5a: Tỷ lệ thanh tốn hiện hành có mối quan hệ đồng biến với CCC. H5b: Tỷ lệ thanh tốn nhanh có mối quan hệ đồng biến với CCC.

2.2.6. Tỷ lệ nợ

Tỷ lệ nợ được tính bằng tổng nợ trên tổng tài sản. Một tỷ lệ nợ cao cho thấy nguồn nội bộ thấp và cơng ty cần nguồn tài chính bên ngồi là các khoản vay nợ để tài trợ cho hoạt động của mình. Tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ tác động đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt theo giả thiết sau:

H6: Tỷ lệ nợ có mối quan hệ đồng biến với CCC.

Administrator

2014-02-28 09:02:26

------------------------------------------- - 3.2.6

3.3. Mơ hình nghiên cứu

Dựa theo bài nghiên cứu của Valipour và cộng sự (2012), mơ hình hồi quy đa biến được thiết lập nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đặc tính cơng ty và quản trị vốn ln chuyển. Mơ hình tổng qt như sau:

CCC = ß0 + ß1PROFIT + ß2OCF + ß3SIZE + ß4GRO + ß5CR

+ ß6QR + ß7DEBT + ui (1)

Bảng 3.1: Mô tả biến

Biến Diễn giải

Biế

n phụ thuộ c CCC Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Biế n giải thích PROFIT OCF SIZE GRO CR QR DEBT

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản Dịng tiền hoạt động

Quy mơ cơng ty

Tốc độ tăng trưởng doanh thu Tỷ lệ thanh toán hiện hành Tỷ lệ thanh toán nhanh Tỷ lệ nợ Hệ số ß0 ß1 – ß7 ui Hệ số chặn Hệ số hồi quy Sai số ngẫu nhiên

3.3.1. Biến phụ thuộc: quản trị vốn luân chuyển được đại diện bằng chu kỳ chuyển

đổi tiền mặt (Cash conversion cycle – CCC)

CCC = số ngày trung bình khoản phải thu

+ số ngày trung bình hàng tồn kho – số ngày trung bình khoản phải trả

Số ngày trung bình khoản phải thu (kỳ thu tiền bình quân) cho biết số ngày trung bình

cơng ty thu được tiền của khách hàng. Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do cơng ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản trả trước cho người bán.

Số ngày trung bình hàng tồn kho đánh giá khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả của

một cơng ty. Số ngày trung bình hàng tồn kho cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chỉ số này cần phải đủ lớn để đảm bảo mức sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Số ngày trung bình khoản phải trả thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của cơng ty đối

3.3.2. Biến giải thích: bao gồm các biến đại diện cho các yếu tố đặc tính của cơng ty

Khả năng sinh lợi: được tính bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho

tổng tài sản.

Dòng tiền hoạt động: được tính bằng cách lấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w