Đánh giá về độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 80)

Model R R2 Adjust R2 Std. Error of the

Estimate Durbin -Watson

1 0,815 0,664 0,651 0,40993 1,828

Bảng 4.8: Kiểm định mực độ phù hợp của mơ hình

Model 1 Sum of Squares df Mean Square F Sig

Regression 50,176 6 8,363 49,766 0,000

Residual 25,374 151 0,168

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy bội

Mơ hình 1 Hệ số chưa điều chỉnh

Hệ số

điều chỉnh t Sig. Đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

CONSTANT 0,298 0,184 1,621 0,107 0,566 1,768 NHANVIEN 0,17 0,051 0,210 3,342 0,001 0,588 1,700 CAMKET 0,181 0,051 0,218 3,544 0,001 0,651 1,535 BOITHUONG 0,139 0,044 0,187 3,200 0,002 0,449 2,225 SANPHAM 0,208 0,055 0,266 3,779 0,000 0,782 1,278 TINCAY 0,15 0,049 0,163 3,064 0,003 0,693 1,443 PHUONGTIEN 0,041 0,039 0,060 1,051 0,295 0,566 1,768

Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình

Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R square) = 0,651 cho biết mơ hình hồi quy xây dựng phù hợp với dữ liệu thực tế. Chi tiết trình bày trong phần phụ lục 8.2.

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Kiểm định thống kê F với mức ý nghĩa sig = 0,000 từ bảng phân tích ANOVA cho biết chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0: R2 = 0, nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp. Ngồi ra, chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết các trọng số hồi quy bằng nhau và đều bằng 0 (ngoại trừ hằng số).

Kiểm định đa cộng tuyến

Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai (VIF). Nếu VIF lớn hơn 10 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả cho thấy, hệ số VIF của các biến đều nằm trong mức cho phép. Nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến khơng xảy ra.

Phương trình hồi quy bội

Với mức sig = 0,295 > 0,05 của biến độc lập PHUONGTIEN, cho thấy biến này khơng có ý nghĩa trong mơ hình. Với tập dữ liệu thu được thì chưa đủ cơ sở để khẳng định liệu biến PHUONGTIEN có ảnh hưởng hay khơng đến SUHAILONG.

Các biến độc lập NHANVIEN, CAMKET, BOITHUONG, SANPHAM, TINCAY đều có mức sig < 0,05 nên cả năm nhân tố này đều có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy. Tất cả các hệ số β của 5 biến này đều mang dấu (+), nghĩa là các biến này đều có tương quan dương với biến SUHAILONG. Điều này phù hợp với các giả thuyết trong mơ hình đề nghị của tác giả.

Với dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam là:

SUHAILONG = 0,266×SANPHAM + 0,187×BOITHUONG + 0,060

PHUONGTIEN + 0,163×TINCAY + 0,210×NHANVIEN + 0,218×CAMKET

Trong 5 nhân tố trên, căn cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa của từng nhân tố trong phương trình thì nhân tố SANPHAM có ảnh hưởng mạnh nhất đến SUHAILONG (0,266). Tiếp theo là các nhân tố CAMKET (0,218), NHANVIEN (0,210), BOITHUONG (0,187) và TINCAY (0,163).

Kiểm định các giả thuyết

Bảng 4.10: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Tên giả thuyết Diễn giải Sig Kết quả

H1 Nhân tố sản phẩm bảo hiểm có mối quan hệ

dương với sự hài lòng của các khách hàng 0,000 Chấp nhận

H2 Nhân tố giải quyết bồi thường có mối quan hệ

dương với sự hài lòng của các khách hàng 0,002 Chấp nhận

H3 Nhân tố phương tiện hữu hình có mối quan hệ

dương với sự hài lòng của các khách hàng 0,295

Chưa đủ cơ sở

H4 Nhân tố tin cậy có mối quan hệ dương với sự

hài lòng của các khác hàng 0,003 Chấp nhận

H5 Nhân tố nhân viên có mối quan hệ dương với sự

hài lòng của các khách hàng 0,001 Chấp nhận

H6 Nhân tố cam kết có mối quan hệ dương với sự

Với mức sig = 0,000 và hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,266; có thể chấp nhận giả thuyết H1: Nhân tố sản phẩm bảo hiểm có mối quan hệ dương với sự hài lòng của khách hàng. Điều này thể hiện thực tiễn của thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Đó là việc các khách hàng đều quan tâm xem liệu mức phí bảo hiểm có phù hợp hay khơng với các điều kiện bảo hiểm mà công ty bảo hiểm cung cấp hoặc các điều kiện mà cơng ty bảo hiểm cung cấp có đa dạng hay khơng. Tất nhiên, mức phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, giá trị của đơn bảo hiểm, khách hàng thân quen…Do đó việc đưa ra mức phí phù hợp nhưng vẫn đảm bảo việc đánh giá rủi ro một cách chính xác là một yếu tố trọng tâm mà các công ty bảo hiểm cần chú tâm.

Với mức sig = 0,002 và hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,187; có thể chấp nhận giả thuyết H2: Nhân tố giải quyết bồi thường có mối quan hệ dương với sự hài lịng của các khách hàng. Việc đánh giá quy trình giải quyết tổn thất bồi thường là một quy trình tương đối phức tạp và có sự tham gia của nhiều bên (lấy ví dụ như việc đánh giá tổn thất đối với hàng xuất khẩu cần phải nhờ cơng ty giám định bên nước ngồi, hay việc chi trả bồi thường đơi khi phụ thuộc vào việc địi tiền bảo hiểm của bên thứ ba hoặc công ty tái bảo hiểm). Do đó, cũng cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn trong việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển dựa trên quy trình giải quyết bồi thường của các công ty bảo hiểm.

Với mức sig = 0,295 (lớn hơn 0,05) và hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,060; dựa vào dữ liệu thu thập được thì chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H3: Nhân tố phương tiện hữu hình có mối quan hệ dương với sự hài lòng của các khách hàng. Điều này có thể phù hợp với đặc trưng của các khách hàng doanh nghiệp, họ chỉ quan tâm đến hiệu quả chứ không quan tâm nhiều đến vẻ bên ngồi của cơng ty hoặc các phương tiện tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.

Với mức sig = 0,003 và hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,163; có thể chấp nhận giả thuyết H4: Nhân tố tin cậy có mối quan hệ dương với sự hài lòng của các khác hàng. Nhân tố tin cậy cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách

hàng. Nhân tố tin cậy thể hiện khả năng thực hiện đúng dịch vụ của cơng ty bảo hiểm trong đó bao gồm việc khơng để xảy ra sai sót nào trong cung cấp dịch vụ, hay hợp đồng phải được thể hiện bằng các ngôn từ chính xác cũng như chứng tỏ sự quan tâm của mình khi khách hàng gặp vấn đề.

Với mức sig = 0,001 và hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,210; có thể chấp nhận giả thuyết H5: Nhân tố nhân viên có mối quan hệ dương với sự hài lòng của các khách hàng. Rõ ràng, giống như các loại hình dịch vụ khác, sự đóng góp của yếu tố con người đóng một vai trị rất quan trọng. Nhân tố này thể hiện thái độ của nhân viên trong việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng như sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, tư vấn cho khách hàng…Đôi khi một số khách hàng mua bảo hiểm chủ yếu dựa vào các điều khoản của L/C và họ có thể khơng rành phạm vi bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm vì quyền lợi của chính mình nhưng khơng hiểu rành rẽ các rủi ro và phạm vi bảo hiểm. Do đó, vai trị của nhân viên trong việc tư vấn, giúp đỡ khách hàng…sẽ giúp họ thỏa mãn hơn với dịch vụ mà công ty bảo hiểm cung cấp.

Với mức sig = 0,001 và hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,218; có thể chấp nhận giả thuyết H6: Nhân tố cam kết có mối quan hệ dương với sự hài lòng của các khách hàng. Điều này thể hiện những cam kết trong việc thực hiện tốt dịch vụ, giải quyết nhanh gọn các thắc mắc của khách hàng, đảm bảo thơng tin bí mật hàng hóa của họ và xây dựng một mạng lưới các nhà tái bảo hiểm uy tín đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên sự hài lịng của các khách hàng. Ngồi ra, việc công bố các thông tin là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng, do đó làm gia tăng mức độ hài lịng của các khách hàng. Một số khách hàng lớn hoặc đơn bảo hiểm lớn thường khách hàng cũng cần phải biết thông tin của nhà tái bảo hiểm và tỷ lệ tái bảo hiểm là bao nhiêu.

4.4.2.3Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy bội

Giả định liên hệ tuyến tính

Kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ

0 và khơng tạo thành một hình dạng cụ thể nào. Như vậy giả định liên hệ tuyến tính được chấp nhận. Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 9.1.

Giả định về phương sai của sai số không đổi

Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman giữa giá trị tuyệt đối của phần dư và các biến SANPHAM, BOITHUONG, TINCAY, NHANVIEN, CAMKET cho thấy chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết (H0: Hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0), nghĩa là phương sai của sai số không thay đối (các mức sig ý nghĩa giữa giá trị tuyệt đối của phần dư đối với các biến trên lần lượt là 0,067; 0,213; 0,442; 0,976; 0,657. Tất cả đều lớn hơn mức 0,05). Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 9.2.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư chuẩn hóa cho thấy phân phối phần dư chuẩn hóa xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 0,98 - xấp xỉ bằng 1). Như vậy, có thể kết luận giả thuyết phần dư chuẩn hóa có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm. Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 9.3.

Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan của các phần dư)

Kiểm định Durbin Watson được thực hiện nhằm kiểm định giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tự tương quan). Với kích thước mẫu N= 158 và 6 biến độc lập k = 6, tra bảng Dubin-Watson cho giá trị dL = 1,637 và dU = 1,817 với mức ý nghĩa 5%. Giá trị d = 1,828 (phụ lục 8.2) nằm trong vùng chấp nhận [dU, 4-dU] tức là [1,817:2,183], nghĩa là khơng có tự tương quan chuỗi bậc nhất hay nói các khác là khơng có tương quan giữa các phần dư (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.4.2.4Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình

Phương pháp t-test được sử dụng để kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình tổng thể về sự hài lịng giữa 2 nhóm (đối với loại hình kinh doanh và hình thức sỡ hữu).

 Đối với loại hình kinh doanh: kiểm định cho 2 nhóm, 1 nhóm là các cơng ty giao nhận và logistics, 1 nhóm là các cơng ty kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu và sản xuất với độ tin cậy là 95%

Bảng 4.11: Kết quả t-test cho 2 nhóm có loại hình kinh doanh khác nhau

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

SUHAILONG Giao nhan/Logistics KinhDoanhXNK/Sanxuat 80 78 3,4000 3,1880 0,71630 0,65705 0,08008 0,07440

Levene's Test for Equality of

Variances

t-test for Equality

F Sig t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Diference SUHAILONG Equal variances assumed 0,167 0,683 1,937 156 0,055 0,21197 0,10943 Equal variances not assumed 1,939 155,427 0,054 0,21197 0,10931

Với giá trị sig = 0,683 > 0,05 trong kiểm định Levene, có nghĩa là chúng ta chấp nhận giả định phương sai của 2 mẫu bằng nhau.

Giá trị sig = 0,055 > 0,05 trong kiểm định sự khác nhau giữa 2 trung bình của đám đơng cho thấy chưa đủ cơ sở để khẳng định có sự khác nhau giữa 2 trung bình của đám đơng. Hay nói cách khách, với dữ liệu mẫu thu thập được, chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định có sự khác nhau về sự hài lịng giữa 2 nhóm khách hàng là các công ty giao nhận/Logistics và các công ty kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu/Sản xuất. Như vậy, chưa có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H7 với dữ liệu mẫu thu thập được. Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 10.1.

 Đối với hình thức sở hữu: kiểm định cho 2 nhóm, 1 nhóm là các cơng ty Việt Nam và 1 nhóm là các cơng ty có yếu tố nước ngồi với độ tin cậy là 95%

Bảng 4.12: Kết quả t-test cho 2 nhóm có hình thức sở hữu khác nhau

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

SUHAILONG Doanh nghiep Viet Nam Doanh nghiep nuoc ngoai

87 71 3,3985 3,1690 0,65659 0,72127 0,07039 0,08560

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality

F Sig t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Diference SUHAILONG Equal variances assumed 1,918 0,168 2,090 156 0,038 0,22945 0,10977 Equal variances not assumed 2,070 143,335 0,040 0,22945 0,11083

Với giá trị sig = 0,168 > 0,05 trong kiểm định Levene, có nghĩa là chúng ta chấp nhận giả định phương sai của 2 mẫu bằng nhau.

Giá trị sig = 0,038 < 0,05 trong kiểm định sự khác nhau giữa 2 trung bình của đám đơng cho thấy có sự khác biệt trong trung bình của hai đám đơng. Hay nói cách khách, với dữ liệu mẫu thu thập được, có sự khác nhau về sự hài lịng giữa các khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam và các khách hàng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi. Cụ thể hơn, các khách hàng Việt Nam có xu hướng hài lịng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cao hơn các doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi (3,3985 > 3,1690). Như vậy chúng ta chấp nhận giả thuyết H8. Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 10.2.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày được kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả phân tích. Từ 7 nhân tố theo mơ hình đề nghị ban đầu của tác giả, phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành nhằm gom nhóm các biến quan sát thành những nhân tố có ý nghĩa hơn trong việc đánh giá sự hài lòng của các khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam. Các nhân tố này bao gồm: (1) Sản phẩm bảo hiểm; (2) Giải quyết bồi thường; (3) Phương tiện hữu hình; (4) Tin cậy; (5) Nhân viên; (6) Cam kết. Phân tích hồi quy bội được tiến hành nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của các khách hàng. Căn cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa của từng nhân tố, thì kết quả cho thấy nhân tố sản phẩm có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng (0,266). Tiếp theo là các nhân tố cam kết (0,218), nhân viên (0,210), bồi thường (0,187) và tin cậy (0,163). Nhân tố phương tiện hữu hình chưa đủ cơ sở để kết luận có ảnh hưởng hay khơng đến sự hài lịng của các khách hàng. Ngoài ra, kiểm định t- test được tiến hành nhằm tìm ra sự khác biệt về sự hài lịng của các nhóm khách hàng khác nhau. Kết quả cho thấy khơng có sự khác nhau về sự hài lịng giữa các nhóm khách hàng có loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong sự hài lòng giữa 2 nhóm khách hàng có hình thức sở hữu khác nhau. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam hài lịng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hơn là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Chương 5 sẽ tổng kết nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam. Nội dung của chương 5 bao gồm: (1) Kết luận; (2) Một số giải pháp; (3) Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1Kết luận

Đề tài nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu về sự hài lòng đối với dịch vụ bảo hiểm của một số tác giả cộng với việc phân tích những đặc trưng của thị trường

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w