Chiến lược phát triển tập trung

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing và chiến lược phát triển PepsiCo (Trang 31 - 33)

2.3 Chiến lược phát triển

2.3.1 Chiến lược phát triển tập trung

2.3.1.1 Thâm nhập thị trường

Với lợi thế là thương hiệu toàn cầu, PepsiCo thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua phương pháp đầu tư trực tiếp, liên doanh với Macondray – Singapore. Thâm nhập thị trường với sản phẩm Pepsi và 7Up, nhờ vào tiềm lực kinh tế mạnh, thông qua chiêu thức “khuyến mãi đại hạ giá” PepsiCo đã để “tiêu diệt” những doanh nghiệp nhỏ lẻ và nhanh chóng trở thành cơng ty nước giải khát lớn nhất Việt Nam vào năm 2005. Tuy nhiên, hiện nay với sự lớn mạnh của các đối thủ như Coca Cola hay Tân Hiệp Phát thì chiêu thức này khơng còn hiệu quả nữa. Hiện nay với các dịng sản phẩm hiện tại của mình PepsiCo tập trung hơn về chất lượng và hương vị sản phẩm.

Vào thời điểm bấy giờ, quảng cáo truyền hình là một trong những phương thức quan trọng nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Năm 1998, Pepsi cho ra mắt quảng cáo với sự góp mặt của tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn – cầu thủ xuất sắc nhất Tiger Cup 1988 và cầu thủ xuất sắc nhất châu Á tháng 8 cùng năm, tiền đạo Lê Huỳnh Đức và thủ môn Nguyễn Tiến Anh. TVC quảng cáo xoay quanh quả bóng in logo Pepsi được mọi người chuyền cho nhau khắp mọi miền đất nước, từ thành thị cho đến nông thôn, đều chung một tình u bóng đá.

Năm 1999, Pepsi trở thành nhà tài trợ cho Cup Quốc gia Việt Nam – Pepsi Cup

Năm 2002, Pepsi đã ra mắt một quảng cáo với sự góp mặt của ca sĩ nổi tiếng thế giới người Mỹ - Britney Spears với chỉ vỏn vẹn câu “Hi, Vietnam. Let’s try Pepsi Blue”, tuy ngắn gọn nhưng vẫn trọn vẹn trong truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng.

Chương trình bốc thăm trúng thưởng xe gắn máy, tivi, điều hòa,…qua bưu điện vào dịp tết năm 2004 khi mua Pepsi và 7Up với thông điệp “Hãy biến điều ước

26

thành hiện thật” cũng rất hấp dẫn người tiêu dùng bởi thời bấy giờ các sản phẩm này chưa phổ biến.

Cùng với đó là việc sử dụng các poster, banner lớn ở nơi đông người, tài trợ biển hiệu của các cửa hàng bán sỉ/lẻ cũng là một cách mà PepsiCo đã sử dụng để thâm nhập thị trường Việt Nam.

2.3.1.2 Phát triển thị trường

Không dừng lại ở khu vực thành thị, đông dân cư, năm 2010 nhà máy tại Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước mở rộng thị trường của PepsiCo đến các khu vực nông thôn lân cận, mà cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 17 triệu dân thời điểm đó.

Sau sự thành cơng của Pepsi và 7Up, PepsiCo nhanh chóng tận dụng thời cơ phát triển thị trường với những sản phẩm không đường, không calo. Cùng với xu hướng chung, người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe và cân nặng của mình, đặc biệt là nữ giới. Có rất nhiều người tuy thích nhưng ngại sử dụng các sản phẩm nước uống đóng chai vì lo sợ lượng đường trong sản phẩm sẽ gây tăng cân. Hướng đến đối tượng này, PepsiCo đã lần lượt cho ra mắt các sản phẩm với điểm khác biệt là hạn chế sử dụng hoặc sử dụng đường ăn kiêng Sucralose hay chất tạo ngọt Aspartame E951 có ít hoặc khơng calo.

2.3.1.3 Phát triển sản phẩm

Nhằm mục đích tăng doanh thu, kéo dài vòng đời sản phẩm trên cơ sở các nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường SPVP đã tiến hành cho ra mắt các sản phẩm mới những hương vị mới, tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng trước đối thủ cạnh tranh. Tiêu biểu như: Sting Gold, Sting Max Gold, Sting Espresso; Mirinda soda kem, Mirinda đá me; Ô Long TEA+ Plus vị chanh, trà xanh matcha TEA+ Plus;…

27

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing và chiến lược phát triển PepsiCo (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)