2.1. Quá trình cấp phép cho các dự án đầu tư có sử dụng đất của ngưịi bản địa trong pháp luật Việt
2.1.1. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất không phải một bộ thủ tục hành chính mà là một hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đây được coi là bước tiên quyết trong mọi hoạt động liên quan đến đất đai, do đó vẫn sẽ được phân tích.
Quy hoạch sử dụng đất theo Điều 3.2 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 (sau đây sẽ chỉ gọi tắt là “Luật Đất đai 2013”) có thể được hiểu ngắn gọn là việc quyết định khu vực đất nào sẽ được sử dụng cho mục đích cụ thế gì trong khoảng thời gian xác định. Mục tiêu của việc quy hoạch sử dụng đất là “phát trỉên kỉnh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đơi khỉ hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chỉnh”. Đây thực chất là định nghĩa hẹp mang tính chuyên ngành
của định nghĩa “quy hoạch” đã được đưa ra tại Điều 3.1 Luật Quy hoạch 2017. Do đó, quy định này vẫn có thể xem là sự cụ thể hóa nguyên tắc quy hoạch theo thứ bậc và nguyên tắc lợi ích quốc gia là cao nhất trong quy hoạch tại Điều 4 Luật Quy hoạch 2017.
Chương 4 của Luật đưa ra một trình tự khá chi tiết về quy hoạch sử dụng đất theo chiều dọc từ trên xuống với chu kỳ 10 năm. Trật tự này cùng với các nguyên tắc lập quy hoạch đất đai được đề ra tại Điều 35 Luật này cho thấy các đặc điểm của quy hoạch đất
• • • •ụ J * Ả. *
đai gồm có:
Bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
3 5
Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
Khai thác hợp lý tài ngun thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
• Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Theo Điều 13.1 Luật Đất đai 2013, quyền quy hoạch sử dụng đất nằm trong tay Nhà nước với tư cách là “đại diện chủ sở hữu về đất đai”. Dù vậy quy hoạch cũng khơng hẳn là một q trình đóng chỉ có mặt cơ quan quản lý. Luật Đất đai 2013 quy định khi lập quy hoạch trước tiên phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Cụ thể, Điều 43 quy định việc lấy ý kiến quy hoạch đất đai cấp quốc gia và cấp tỉnh sẽ theo Luật Quy hoạch 2017 và các văn bản hướng dẫn; còn việc lấy ý kiến về quy hoạch cấp huyện sẽ do ƯBND cấp huyện thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định tổ chức lấy ý kiến. Bên cạnh việc lấy ý kiến, cơ quan Nhà nước cịn có thể th tư vấn theo Điều 47 Luật Đất đai 2013. Các quy định cụ thể của Điều 43 Luật Đất đai 2013, Điều 19 Luật Quy hoạch 2017, Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch (“Nghị Định 37”) tập trung vào việc làm rõ
thẩm quyền cũng như trách nhiệm của các cấp cơ quan Nhà nước. Sau khi trải qua quá3
trình xây dựng, thẩm định, quy hoạch sẽ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo từng cấp hành chính tương ứng với cấp độ quy hoạch để cơng bố và thực hiện.
Vê mặt quy trình cũng như ý nghĩa, kê hoạch sử dụng đât là bước theo sau quy hoạch sử dụng đất và khơng có khác biệt nào đáng kể nên sẽ khơng được trình bày.
Liên quan đến kinh phí lập quy hoạch, hiện nay có quy định rất đáng chú ý là tư nhân được phép tài trợ kinh phí cho việc lập quy hoạch của co quan nhà nước.54 Khơng có bất kỳ quy định cụ thể nào khác về hoạt động tài trợ này. Theo quy định pháp luật và tham khảo Công văn 3101/BXD-QHKT của Bộ Xây dựng gửi ƯBND tỉnh Bến Tre ngày 04/8/2021, Công văn 5132/BXD-QHKT của Bộ Xây dựng gửi ƯBND tỉnh Ninh Thuận ngày 22/10/2020 thì có thể hiểu rằng việc tài trợ này là do ƯBND tỉnh chủ động lập danh mục dự án cần quy hoạch và căn cứ vào danh mục đó để kêu gọi tài trợ.55 Luật không quy định rõ ràng nên thực tế việc chỉ định nhà tài trợ là được phép.