kinh doanh tiền mã hóa như sàn giao dịch tiền mã hóa phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ tài chính. Ba là, yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ kinh doanh tiền mã hóa phải tuân thủ các nghĩa vụ về bảo vệ lợi ích của người sử dụng.
Hộp 3.1: Các quy định mới về quản lý, giám sát tiền mã hóa của Nhật Bản Định nghĩa về tiền mã hóa Định nghĩa về tiền mã hóa
Theo khoản 5 và 6 Điều 2 Đạo luật Dịch vụ thanh toán, tiền ảo được định nghĩa là giá trị tài sản (property value) và có tất cả các đặc điểm sau: (i) Có thể được sử dụng để thanh tốn cho những người khơng xác định để mua hoặc thuê hàng hóa, dịch vụ và có thể được mua, bán với những người không xác định;
(ii) Là giá trị quyền sở hữu được lưu trữ dưới dạng điện tử và được lưu chuyển thơng qua mạng máy tính;
(iii) Khơng được phân loại là đồng tiền Nhật Bản hoặc ngoại tệ hợp pháp, hoặc tài sản định giá bằng đơn vị tiền tệ.
Quy định về giám sát hoạt động kinh doanh tiền mã hóa
* Theo quy định của Đạo luật dịch vụ thanh tốn, dịch vụ trao đổi tiền mã hóa bao gồm:
(i) Mua, bán tiền mã hóa hoặc trao đổi với đồng tiền khác;
(ii) Làm trung gian, môi giới hoặc đại lý cho các dịch vụ mua, bán tiền mã hóa hoặc trao đổi với đồng tiền khác; và
(iii) Quản lý quỹ của người sử dụng (đồng tiền pháp định) hoặc tiền mã hóa cho các dịch vụ nêu tại mục (i) và (ii).
* Đăng ký kinh doanh tiền mã hóa
Các đơn vị cung cấp dịch vụ muốn tiến hành các dịch vụ kinh doanh tiền mã hóa được yêu cầu phải đăng ký. Hồ sơ đăng ký bao gồm thông tin miêu tả về dịch vụ trong đó miêu tả về đồng tiền mã hóa được sử dụng trong dịch vụ bao
gồm tên, đơn vị tiền tệ, hệ thống (bao gồm quy trình phát hành và chuyển giao tiền mã hóa), có đơn vị phát hành không, các rủi ro và các đặc điểm khác mà người sử dụng có thể nhận biết được. Theo quy định tại Điều 63-5, Luật Dịch vụ thanh toán Nhật Bản, tổ chức xin đăng ký làm tổ chức cung cấp dịch vụ kinh doanh tiền ảo phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là công ty chứng khoán được thành lập tại Nhật Bản hoặc cơng ty nước ngồi tiến hành dịch vụ kinh doanh tiền mã hóa hợp pháp tại nước ngồi và có văn phòng hoặc đại diện thường trú tại Nhật Bản;
- Có mức vốn ít nhất là 10 triệu n và có tài sản rịng dương;
- Có hệ thống nội bộ để đảm bảo phù hợp với các quy định liên quan và cung cấp các dịch vụ phù hợp và đáng tin cậy;
- Không sử dụng tên cơng ty có thể gây nhầm lẫn với tên của đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh tiền mã hóa hiện đang tồn tại;
- Khơng tham gia vào hoạt động kinh doanh khác trái với lợi ích cơng; - Bên nộp đơn và các cán bộ không nằm trong danh sách không đủ tư cách. Một trong những nội dung chính trong hệ thống nội bộ đó là về thông tin cung cấp cho khách hàng. Để bảo vệ người sử dụng, quy định về tiền mã hóa yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh tiền mã hóa thơng tin cho người sử dụng về các dịch vụ thông qua văn bản, email hoặc các cách thức phù hợp khác. Quy định về giám sát sàn giao dịch
- Các sàn giao dịch tiền mã hóa phải giữ hồ sơ kế tốn của các giao dịch tiền ảo và gửi báo cáo hàng năm về hoạt động kinh doanh cho Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA)
- FSA có quyền u cầu các sàn gửi báo cáo kèm tài liệu và cử cán bộ của mình đến kiểm tra các doanh nghiệp này khi cần thiết để đảm bảo hành vi hợp lý của các sàn.
- FSA có thể vơ hiệu đăng ký kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động của các sàn tối đa sáu tháng trong trường hợp: doanh nghiệp này khơng cịn đáp ứng một hoặc nhiều yêu cầu đăng ký, FSA phát hiện ra hoạt động trao đổi được áp dụng cho đăng ký bất hợp pháp hoặc sàn vi phạm Đạo luật dịch vụ thanh toán hoặc các hướng dẫn dựa trên Đạo luật.
Quy định về chống rửa tiền
Đạo luật tố tụng hình sự [Act on Prevention of Transfer of Criminal Proceeds] cũng đã được sửa đổi năm 2016 cùng với Đạo luật dịch vụ thanh toán. Đạo luật sửa đổi đã thêm các sàn giao dịch tiền ảo vào danh sách các pháp nhân
phải tuân thủ các quy định về rửa tiền. Các sàn có nghĩa vụ kiểm tra danh tính của khách hàng mở tài khoản, lưu giữ hồ sơ giao dịch và thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền khi một giao dịch đáng ngờ được xác định.
Quy định về thuế
Từ ngày 01/07/2017, các giao dịch dùng tiền mặt mua tiền mã hóa tại Nhật đã khơng cịn bị đánh thuế tiêu thụ. Việc miễn trừ này được quy định trong văn bản sửa đổi Lệnh thi hành thuế tiêu thụ do Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, thu nhập từ giao dịch này của các nhà đầu tư vẫn phải chịu thuế thu nhập.
Nguồn: https://chiase.org/threads/phap-luat-nhat-ban-ve-bitcoin.5328/
Nhìn chung, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc hợp pháp hóa các loại tiền mã hóa như Bitcoin. Mơi trường pháp lý thuận lợi đối với tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng tại Nhật Bản trong bối cảnh nhiều các quốc gia trên thế giới cấm giao dịch tiền mã hóa đã khiến người đầu tư chuyển tiền sang Nhật Bản, nơi quy định không bị thắt chặt. Quan điểm của Nhật Bản đối với quản lý, giám sát tiền mã hóa là khơng cần cấm đốn mà giám sát đầy đủ để cấp phép cho sàn giao dịch Bitcoin và thúc đẩy tăng trưởng. Điều này thể hiện qua cách tiếp cận của Nhật với sự kiện sàn Coincheck bị hack vào tháng 1/2018 và lấy đi tiền mã hóa là NEM coin trị giá khoảng 530 triệu USD. Không giống như Trung Quốc, Nhật Bản áp dụng một phương pháp có trách nhiệm hơn trong việc điều chỉnh giao dịch Bitcoin. Thay vì cấm trên toàn quốc các sàn giao dịch, Chính phủ điều tra các giao dịch Bitcoin trong một khoảng thời gian ngắn và triển khai chương trình cấp phép để điều chỉnh thị trường trao đổi Bitcoin từ thông tin thu thập qua cuộc điều tra. Trọng tâm của Chính phủ là tập trung vào việc thúc đẩy thị trường Bitcoin và tiền mã hóa chứ khơng phải ngăn chặn sự tăng trưởng của chúng. Các sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu của Nhật Bản bao gồm bitFlyer và các sàn khác như ZCoin của GMO, có thể sẽ được yêu cầu nộp báo cáo hàng ngày và tuân thủ điều tra của Chính phủ. Sau khi hồn thành việc điều tra, Chính phủ sẽ khởi động một chương trình cấp phép để nâng cao các hệ thống nhận dạng khách hàng (KYC) và chống rửa tiền (AML) hiện có của sàn. Ngoài ra, trước
sự kiện ICO (sự kiện gọi vốn của các nhà phát hành tiền mã hóa) bị cấm hoàn toàn ở Trung Quốc và Hàn Quốc vào tháng 9/2017, Cơ quan dịch vụ tài chính ra thơng báo sẽ nghiên cứu đưa ra khung pháp lý khả thi cho hoạt động ICO của Nhật. Đến tháng 4/2018, với diễn biến về kiểm soát và cấm Bitcoin ở Trung Quốc và tình trạng tương đối cởi mở của Nhật với tiền ảo, đồng Yên của Nhật đã trở thành đồng tiền giao dịch lớn nhất với Bitcoin. Khối lượng giao dịch giữa đồng Yên và Bitcoin trong 24 giờ theo thống kê của Coinhills chiếm đến gần 70% tổng số lượng giao dịch (xếp thứ hai là đồng USD chiếm khoảng 20%)11
3.2.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là thị trường Bitcoin lớn thứ 3 thế giới chiếm 12% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu, theo sau Mỹ và Nhật - lần lượt chiếm 49% và 27%, (Theo Coinhills, 2018) Đến cuối năm 2021, thị trường tiền mã hóa của Hàn Quốc đã tăng lên xấp xỉ 45,9 tỷ USD, theo một nghiên cứu mới từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC).
Thị trường tiền mã hóa của Hàn Quốc lần đầu tiên tăng mạnh vào cuối năm 2017, khi giao dịch Bitcoin tăng vọt và trở nên phổ biến trong dân chúng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trong 18 tháng sau đó, thị trường tiền mã hóa của Hàn Quốc đã trải qua nhiều thay đổi cùng với sự bùng nổ đại dịch toàn cầu lẫn bùng nổ tiền mã hóa. Dữ liệu của Coinhills cho biết đồng Won của Hàn Quốc hiện vẫn đứng thứ ba trên toàn thế giới sau USD và đồng Euro - là các loại tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất để giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hóa.
Theo The Verge, từ năm 2018 Hàn Quốc đưa ra các đạo luật nhằm hạn chế các ngân hàng tiến hành giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hóa. Đạo luật mới cấm các công ty Hàn Quốc cung cấp dịch vụ với các giao dịch được thực hiện bằng tiền mã hóa. Tuy nhiên điều này chủ yếu có hiệu lực với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Hàn Quốc cũng đưa ra biểu thuế thu nhập với những nhà đầu tư trong việc mua bán và trao đổi tiền mã hóa. Theo một báo cáo của
Korea Herald, Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) ra lệnh cấm mọi hoạt động đầu tư vào sản phẩm phái sinh liên quan đến Bitcoin của các sàn giao dịch nước ngoài. Ủy ban này cũng ra chỉ thị hướng dẫn các công ty chứng khoán như eBest Investment & Securities và Shinhan Financial Investment huỷ các sự kiện quảng bá cho hợp đồng tương lai Bitcoin. Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định này khơng đồng nghĩa với việc đưa giao dịch Bitcoin vào phạm vi điều chỉnh, quản lý. Cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng Hàn Quốc coi Bitcoin là một sản phẩm đầu cơ chứ
không phải một tiền tệ hay phương tiện thanh toán.
Trong giai đoạn Covid-19 Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên bằng kinh nghiệm và khả năng đối phó với đại dịch khá thành cơng nên Hàn Quốc từng được xem là quốc gia hình mẫu về chống dịch Covid-19. Cũng giống như nền kinh tế đang dần phục hồi như trước khi xuất hiện đại dịch thì thị trường tiền mã hóa của Hàn Quốc cũng rất sôi động. Những người trẻ tuổi của Hàn Quốc (thế hệ Z - những người sinh năm từ 1990 đến 2000) đang đối mặt với mức lương trì trệ, trong khi giá bất động sản tăng cao và thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh, tuy nhiên điều này không hề làm giảm việc đầu tư vào tiền mã hóa của giới trẻ Hàn Quốc, thậm chí họ cịn cho đây là cơ hội đổi đời khi đầu tư vào tiền mã hóa. Đối với các nhà đầu tư trẻ, thị trường tiền mã hóa cung cấp khả năng tiếp cận giao dịch dễ dàng và triển vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng. Khoảng 60% các nhà đầu tư tiền mã hóa mới của Hàn Quốc ở độ tuổi 20 và 30, báo cáo của Ủy ban các vấn đề chính trị của Quốc hội Hàn Quốc.
Tuy nhiên năm 2021 Hàn Quốc đã tăng cường kiểm sốt ngành cơng nghiệp tiền mã hóa của đất nước nhằm mục đích để kiềm chế các hoạt động bất hợp pháp và trốn thuế. Hạn chế nạn rửa tiền và lừa đảo trên thị trường giao dịch tiền mã hóa là một trong những nguyên nhân khiến chính phủ Hàn Quốc mạnh tay với loại hình này. Chính vì vậy mà hiện nay các sàn giao dịch tiền mã hóa ở Hàn Quốc có quỹ bảo trợ hàng tỷ đô do các tập đoàn trong
nước đầu tư. Chẳng hạn như sàn Korbit, sàn giao dịch lớn thứ hai Hàn Quốc, được đầu tư bởi SK Telecom, doanh nghiệp viễn thơng lớn nhất nước. Việc Chính quyền u cầu các sàn giao dịch tiền mã hóa phải mở tài khoản với tên thật của nhà giao dịch và được liên kết với một ngân hàng đã được chứng nhận và nếu không đáp ứng được đầy đủ điều kiện Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), thì các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Hàn Quốc sẽ phải dừng hoạt động trước ngày 24/9/2021. Để giành được sự chấp thuận của FSC, các nền tảng tiền mã hóa phải yêu cầu người dùng đăng ký bằng tên thật và tài khoản ngân hàng của họ. Các nền tảng cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chống rửa tiền bằng cách hệ thống bảo mật thông tin của họ được cơ quan giám sát Internet của Chính phủ chứng nhận.
Các quy tắc buộc các sàn giao dịch phải hợp tác với các ngân hàng truyền thống, có xác nhận quan hệ đối tác. Các ngân hàng chịu rủi ro nếu tiền mã hóa được sử dụng cho tội phạm tài chính hoặc các hành vi phạm pháp , vì vậy họ khơng sẵn lịng hợp tác với các sàn giao dịch nhỏ nếu những sàn giao dịch này thiếu nguồn lực để triển khai các hệ thống chống rửa tiền nghiêm ngặt. Sau quy định trên của FSC thì ngay lập tức hơn một nửa số sàn giao dịch tiền mã hóa của Hàn Quốc phải đóng cửa vì khơng đáp ứng được đủ điều kiện. Các quy định trên đã buộc rất nhiều sàn giao dịch vừa và nhỏ ngừng kinh doanh do các ngân hàng từ chối hợp tác hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ liên kết nào của họ. Tại Hàn Quốc hiện nay có bốn sàn giao dịch Bitcoin lớn là Upbit, Bithumb, Korbit và Coinone, chiếm khoảng 97% giao dịch và số lượng giao dịch tiền mã hóa với đồng Won chiếm 95% tổng số giao dịch. Tuy nhiên, việc đóng cửa nhanh chóng của hơn một nửa các sàn giao dịch tiền mã hóa của Hàn Quốc cũng có thể là lý do mở đường dễ dàng cho các độc quyền tiền mã hóa xuất hiện, mà điều này sẽ gây hại cho các nhà đầu tư cá nhân.
Như vậy, sau một thời gian khá dài nới lỏng với Bitcoin và các loại tiền mã hóa với nhiều nguy cơ và rủi ro thì hiện nay với những quy định mới của Chính phủ thì thị trường tiền mã hóa Hàn Quốc được xem là một trong những
thị trường tiền mã hóa nghiêm ngặt nhất, được quản lý một cách bài bản để tránh được các rủi ro các nguy cơ mà bản thân tiền mã hóa mang lại như hoạt động rửa tiền, tài trợ các hoạt động phạm pháp. Mặc dù vậy, thị trường tiền mã hóa Hàn Quốc vẫn phát triển lên một tầm cao mới bất chấp sự giám sát gắt gao từ phía cơ quan quản lý. Đến quý 4/2021, các cơ quan quản lý Hàn Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch đánh thuế tiền mã hóa, với mức đề xuất 20% lợi nhuận từ tiền mã hóa. Tuy nhiên, do khơng có các quy định rõ ràng cho thị trường, chính sách thuế đã bị trì hỗn thêm một thời gian nữa.
Những tháng đầu năm 2022 ông Yoon Suk-yeol – Tổng thống mới của Hàn Quốc, người vừa thắng trong cuộc tranh cử đã hứa rằng ông sẽ cho phép ICO và áp đặt các quy tắc đánh thuế thân thiện với tiền mã hóa. Điều này khiến hiệp hội Blockchain Hàn Quốc đã dự đoán rằng Tổng thống mới sẽ xây dựng những chính sách mới, và điều này sẽ tác động tích cực đến hệ sinh thái tiền mã hóa ở nước này.
Nguồn: Nguyễn Long (2021)
3.2.2.3. Kinh nghiệm của Hoa kỳ
Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia có số lượng giao dịch hàng đầu thế giới (Coinhills, 2018), Là trung tâm tài chính tồn cầu nơi có sàn giao dịch tiền mã hóa nổi tiếng Coinbase, một trong những sàn lớn nhất về khối lượng giao dịch tiền mã hóa, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên quy định tình trạng của tiền mã hóa. Kể từ khi ra đời đến nay thì tiền mã hóa ln là vấn đề gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong chính giới Mỹ, từ những nhà kinh tế và những nhà khoa học, nhà quản lý đến các chính trị gia. Về mặt bản chất Mỹ chấp thuận Bitcoin và các tiền mã hóa khác là phương tiện thanh tốn, được