10 loại tiền mã hóa phổ biến trong năm 2017

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 82 - 88)

TT Tên Biểu tượng Số lượng lưu hành Giá trị vốn hóa (đơn vị: USD) Tỷ lệ % 1 Bitcoin BTC 16,774,450 237,466,518,547 41.5 2 XRP XRP 38,739,144,847 89,121,967,114 15.6 3 Ethereum ETH 96,692,190 73,170,132,771 12.8 4 Bitcoin Cash BCH 16,886,713 42,774,236,530 7.3 5 Cardano ADA 25,927,070,538 18,659,588,487 3.2 6 Litecoin LTC 54,560,158 12,663,197,417 2.2 7 IOTA MIOTA 2,779,530,283 9,869,763,787 1.73 8 NEM XEM 8,999,999,999 9,306,424,139 1.62 9 Dash DASH 7,786,970 8,189,388,164 1.43 10 Stellar XLM 17,858,965,917 6,442,724,493 1.13

Nguồn: https://coinmarketcap.com, tác giả tổng hợp

Những dấu mốc đối với sự phát triển tiền mã hóa giai đoạn 2017 đến 2022:

Trong khi năm 2015 và 2016, thị trường tiền mã hóa diễn ra khá bình lặng cả về số lượng lẫn giá trị vốn hóa của thị trường thì đến nửa cuối tháng 12/2017 và đầu tháng 1/2018, tiền mã hóa đã tăng nhanh một cách đáng kinh ngạc. Nếu như giá trị vốn hóa của tiền mã hóa cuối năm 2016 chỉ là khoảng 17 tỷ USD thì đến cuối tháng 12/2017 giá trị vốn hóa đã đạt mức gần 600 tỷ USD, tức là tăng khoảng hơn 350% so với đầu năm, đây có thể được xem là đợt sóng đầu tiên của tiền mã hóa, khi đó giá của Bitcoin đã lên đến 20.000 USD, khiến cho thị trường tiền mã hóa nói riêng và thị trường tài chính nói chung dậy sóng. Phương tiện truyền thơng giai đoạn này đã quan tâm đặc biệt

đến tiền mã hóa, các nhà đầu tư, chuyên gia liên tục đưa ra các nhận định và dự báo dài hạn Ngày 1 tháng 4 năm 2017, Nhật Bản đã công nhận Bitcoin là một phương thức thanh tốn chính thức. Sau đó, ngày 9/5/2017, c đã bãi bỏ việc thu thuế đối với Bitcoin.

Ngày 25 tháng 7 năm 2017, chính phủ Mỹ đã đánh sập sàn giao dịch BTC-e thông qua việc bắt giữ người điều hành Alexander Vinnik. BTC-e bị cáo buộc là đã cố ý trợ giúp rửa tiền cho vụ hack sàn giao dịch Mt. Gox, các virus tống tiền, các giao dịch phạm pháp trên chợ đen, và khuyến khích việc rửa tiền tại đây mặc dù biết nguồn gốc của những giao dịch đó. Báo cáo từ New York University cho biết 95% việc rửa tiền của các virus tổng tiền được xảy ra tại BTC-e. Sự kiện này là một đòn giáng cực mạnh tới cộng đồng giao dịch ngầm trực tuyến và một số người sử dụng Bitcoin tại Việt Nam, từ những người đào Bitcoin, người giao dịch Bitcoin hoặc voucher BTC-e, cho tới các dịch vụ chuyển đổi tự động thông qua BTC-e. Phần đông người giao dịch ngầm tại Việt Nam sử dụng BTC-e vì sàn này khơng có bất kỳ u cầu và hạn chế nào cho việc xác minh danh tính khách hàng (KYC), chống rửa tiền (AML) và lịch sử giao dịch đồng BTC-E một đồng tiền neo theo đô la Mỹ được giới kinh doanh ngầm tại Việt Nam sử dụng phổ biến, dẫn tới việc mất toàn bộ số tiền đang lưu trữ tại đây.

Thống kê từ SimilarWeb cho thấy Việt Nam là quốc gia có lưu lượng truy cập BTC-e nhiều nhất. Sự kiện Ngày 25 tháng 7 năm 2017, chính phủ Mỹ đã đánh sập sàn giao dịch BTC-e đã đánh dấu sự chấm hết cho các sàn giao dịch Bitcoin lớn không tuân thủ pháp luật, đặc biệt là khơng có KYC/AML và không đăng ký, và được ví như sự kiện Liberty Reserve bị chính phủ Mỹ đánh sập từ năm 2013. Ngày 1 tháng 8 năm 2017, một phiên bản chia nhánh của Bitcoin được ra đời với tên gọi là Bitcoin Cash do không đạt được đồng thuận trên 50% trong mạng Bitcoin nguyên thủy về việc nâng giới hạn khối lên 8MB. Tất cả những ai đang sở hữu Bitcoin đều nhận được lượng Bitcoin Cash tương ứng trong ví của mình.

Ngày 15 tháng 8 năm 2017, công ty Blockstream bắt đầu sử dụng các vệ tinh để truyền tải dữ liệu chuỗi khối Bitcoin tới người dùng toàn cầu, kể cả việc họ khơng có Internet. Trước đó, một cơng ty Thụy Sĩ đã đưa một số trạm Bitcoin vào các hầm trú bom nguyên tử dưới lòng đất. Hai giải pháp này nhằm mục đích bảo tồn hệ thống Bitcoin tồn cầu trong mọi trường hợp.

Ngày 10 tháng 12 năm 2017, sàn CBoE chính thức mở bán hợp đồng tương lai Bitcoin. Sau đó 1 tuần, sàn Chicago Merchantile Exchange (CME - sở giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới) cũng sẽ phát hành sản phẩm này. Sàn Nasdaq cũng triển khai dịch vụ này từ nửa đầu năm 2018. Giá Bitcoin trong năm 2017 đã biến động rất mạnh, bắt đầu từ 998 đô la Mỹ và tăng 1,245% lên 13.412,44 đô la Mỹ vào ngày 1 tháng 1 năm 2018. Vào ngày 17 tháng 12, giá Bitcoin đạt mức cao kỷ lục 19.666 đô la Mỹ và sau đó giảm 70% cịn 5.920 đơ la Mỹ/ 01 Bitcoin vào ngày 6 tháng 2 năm 2018.

Trung Quốc bắt đầu hạn chế giao dịch bằng Bitcoin từ tháng 9 năm 2017, và lệnh hạn chế hoàn toàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 2018. Giá Bitcoin sau đó giảm từ 9.052 đơ la Mỹ xuống cịn 6.914 đơ la Mỹ vào ngày 5/2/2018. Tỷ lệ giao dịch bitcoin bằng Nhân dân tệ giảm từ trên 90% vào tháng 9/2017 xuống còn dưới 1% vào tháng 6.

Ngày 3 tháng 8 năm 2018, Intercontinental Exchange - chủ sở hữu Sở giao dịch chứng khốn New York (NYSE) cơng bố hợp tác với Microsoft, Starbucks, Boston Consulting Group để mở sàn giao dịch Bitcoin có tên là Bakkt vào tháng 11 năm 2018. Mục tiêu là để dọn đường cho các nhà quản lý tiền lớn cung cấp các quỹ tương hỗ Bitcoin, các quỹ hưu trí và các quỹ ETF như các khoản đầu tư được điều tiết cao. Bakkt có khả năng đưa Bitcoin trở thành một kênh đầu tư chính thống dễ dàng tới tất cả các nhà đầu tư tại phố Wall cũng như mọi người dân bình thường.

. Đến cuối năm 2018 thì số lượng tiền mã hóa có mặt trên các sàn giao dịch đã đạt mức hơn 2000 loại khác nhau. Sự phát triển của tiền mã hóa giai

đoạn này phải nói là khá mạnh mẽ so với các năm trước cả về số lượng lẫn giá trị vốn hóa của thị trường.

Nhìn vào bảng 3.4 chúng ta thấy trong giai đoạn 2016-2022 đã xuất hiện một số tiền mã hóa mới lần đầu nằm trong top 10 có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường. Số lượng tiền điện giai đoạn 2015-2020 phát triển khá nhanh về số lượng từ con số vài trăm đã lên trên 6000 loại tiền mã hóa và từ quy mơ giá trị vốn hóa từ khoảng 10 tỷ USD lên tới gần 1000 tỷ USD.

Chứng kiến nhiều kỷ lục mới trong năm 2021

Đầu năm 2021 với hơn 6.000 đồng tiền mã hóa (cả coin lẫn token) khác nhau đang lưu hành hiện nay, thị trường tiền mã hóa đã chứng kiến mức gia tăng ấn tượng về số lượng các đồng coin so với giai đoạn trước. Mặc dù có số lượng lớn, song hiện nay, việc tạo ra một loại tiền mã hóa là tương đối dễ dàng. Ước tính sơ bộ, chiếm gần 90% tổng vốn hóa của thị trường tiền mã hóa nằm gọn trong top 20 đồng coin có vốn hóa lớn nhất thị trường (Nguồn: https://coinmarketcap.com).

Năm 2021 có thể coi là một năm đột phá với thị trường tiền mã hóa . Tính từ cuối năm 2020, tồn bộ thị trường tiền mã hóa đã tăng trưởng 4 lần, phản ánh cả tính đầu tư lẫn đầu cơ mạnh mẽ. Nhiều loại coin nền tảng, dùng để phát triển các ứng dụng tài chính như Ethereum hay Solana liên tục mở rộng về quy mô. Những nhà đầu tư cá nhân cũng bị cuốn theo các trào lưu như tài chính phi tập trung, NFT hay memecoin một khái niệm nở rộ trong năm 2021.

Hình 3.1 Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa (Đơn vị: Nghìn tỷ USD)

(Nguồn: Coinmarketcap, 2021)

Đại diện chủ chốt của thị trường tiền mã hóa – đồng Bitcoin mất chưa đầy một tháng vào năm 2021 để phá vỡ kỷ lục giá năm 2020, vượt qua mức 40.000 USD/coin vào ngày 7/1/2021. Đến giữa tháng 4, giá Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là hơn 60.000 USD khi Coinbase, một sàn giao dịch tiền mã hóa, được IPO. Sự quan tâm của các quỹ đầu tư và tổ chức lớn đã tiếp tục đẩy giá của Bitcoin đi lên và đạt mức 63.000 USD vào ngày 12/4/2021.

Hình 3.2 Diễn biến giá của Bitcoin (Đơn vị: USD)

(Nguồn: Tradingview, 2021)

Đến giữa tháng 5/2021, giá Bitcoin đã giảm 50%, xuống mức thấp nhất là 29.795,55 USD vào ngày 19/7/2021. Đến ngày 7/11/2021, Bitcoin một lần nữa đạt mức cao nhất mọi thời đại là 67549,14 USD. Vào đầu tháng 12/2021, Bitcoin đã giảm xuống còn 49.243,39 USD do sự khơng chắc chắn về tình hình lạm phát tiếp tục khiến các nhà đầu tư lo lắng cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Ấn tượng nhất có thể kể đến Dogecoin, một đồng tiền bắt đầu như một trị đùa và khơng có một giá trị cơng nghệ nào, đã tăng hơn 15.500% so với đầu năm lên 74 cent vào tháng 7/2021. Mới đây nhất, CEO Tesla Elon Musk đã tuyên bố chấp nhận dùng Dogecoin để mua hàng hóa của cơng ty này. Hiện nay đồng tiền này đang đạt vốn hóa hơn 26 tỷ USD, đứng thứ 11 về quy mơ vốn hóa so với các đồng tiền kỹ thuật số khác (Ossinger, 2021).

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)