"Những thợ đào Bitcoin và các loại tiền mã hóa mới tại Việt Nam khơng chỉ tìm kiến thức trên Google, mà cịn hoạt động sơi nổi trên các diễn đàn công nghệ, mạng xã hội - nơi nhiều người có kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ", Đầu năm 2022, dù giá Bitcoin đã giảm gần 50% so với cao điểm hồi tháng 11/2021, nhu cầu tìm kiếm kiến thức đào Bitcoin tại nhà liên tục tăng, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid -19. Lượng thành viên mới
tham gia thảo luận về chủ đề khai thác tiền mã hóa tăng cao trên Reddit. (Nguồn: Subreddit Stats)
Gần đây, người dùng Reddit đã tạo ra nhiều chủ đề tập trung vào khai thác Bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung tại thị trường Việt Nam để tìm kiếm và chia sẻ thơng tin. Mỗi chủ đề thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia thảo luận. Ở Việt Nam, mạng xã hội được các thợ đào tiền mã hóa yêu thích là Facebook và Telegram. Trong những nhóm kín chia sẻ về kinh nghiệm "chăn trâu" tiếng lóng dành cho việc khai thác tiền mã hóa với số thành viên lên tới hơn 80.000 người, các chủ đề như cách tính giá điện, cách đăng ký điện kinh doanh, cách lắp dàn máy, thời gian thu hồi vốn... được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó trong khi những nhóm có kinh nghiệm chủ yếu mua bán card đồ hoạ, thiết bị đào coin… thì nhóm thành viên mới gia nhập từ đầu năm lại có xu hướng thảo luận về kinh nghiệm đào tiền mã hóa, cách lắp dàn máy trong tầm tiền và các vấn đề phát sinh như ví lưu trữ, cách thức giao dịch, hiệu suất máy...", Hiện nay ở Việt Nam, thợ đào mới thường khai thác Ethereum (ETH) hoặc Ethereum Classic (ETC) vì thuật tốn của Bitcoin ngày càng khó, cần dàn máy lớn nên khơng được thợ đào tại gia quan tâm (theo Bitcoin Magazine).
Một nguyên nhân khác được đưa ra là từ cuối năm 2021 đến nay, ngày càng nhiều quốc gia dự định siết chặt hoạt động khai thác tiền mã hóa, đặc biệt là từ khi Trung Quốc cấm toàn bộ việc khai thác, giao dịch đối với tiền mã hóa để mở đường cho sự xuất hiện của đồng Nhân dân tệ số. Trung Quốc từng là nơi khai thác tiền mã hóa lớn nhất thế giới lên tới 75% vào năm 2019. Việc Trung Quốc ngừng khai thác tiền mã hóa điều này sẽ khiến cho các thợ đào Trung Quốc mang các thiết bị khai thác đến các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam những xưởng đào lớn là mục tiêu đầu tiên các nhà lập pháp hướng đến, có rất nhiều rào cản trong việc xây dựng các xưởng đào quy mô lớn, vì vậy nhiều người thích chuyển sang khai thác Bitcoin tại nhà thay vì góp vốn hoặc lập các xưởng đào quy mô lớn. Pháp luật
Việt Nam cũng khơng cấm khai thác tiền mã hóa tuy nhiên giá điện của Việt Nam cũng khơng hề rẻ nếu xét trên tính hiệu quả nên việc xây dựng những trại đào tiền mã hóa cũng chỉ có dấu hiệu tăng khi chỉ số giá tiền mã hóa trên các sàn giao dịch tăng và ngược lại khi chi phí bỏ ra khơng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư thì số trâu cày cũng có thể giảm đi tương ứng.
Việc khai thác Bitcoin và các loại tiền mã hóa tại Việt Nam cũng không diễn ra thuận lợi, lý do năm 2018 Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng giá bán điện mục đích kinh doanh cho hoạt động khai thác tiền mã hóa thay vì áp giá bán điện theo mục đích sinh hoạt như đăng ký của những người khai thác tiền mã hóa. Việc khai thác Bitcoin và tiền mã hóa ở Việt Nam chủ yếu dành cho những người trẻ tuổi và có những hiểu biết nhất định về cơng nghệ. Tuy nhiên khai thác tiền mã hóa mà đặc biệt là Bitcoin và một số loại tiền mã hóa khác khơng chỉ địi hỏi các thiết bị khai thác phải có cầu hình cao, cơng suất lớn mà hơn nữa là rất tốn năng lượng điện, trong khi năng lượng điện của Việt Nam hiện tại cịn rất nhiều khó khăn và bất cập cho các mục tiêu phát triển kinh tế khác. Bên cạnh đó việc khai thác Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác khơng chỉ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng mà nó cịn tác động khá nhiều đến môi trường nếu quy mô (trang trại khai thác tiền mã hóa) lớn nó thải ra mơi trường một lượng khá lớn C02 gây ơ nhiễm mơi trường.
Tóm lại việc khai thác tiền điện tử hiện nay tại Việt Nam chưa phổ biến có những lý do sau: Thứ nhất là tuy Nhà nước không cấm nhưng cũng khơng khuyến khích việc khai thác tiền mã hóa, vì vậy ở Việt Nam khơng có những trang trại đào tiền quy mô lớn. Thứ hai, giá tiền điện ở Việt Nam khá cao so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, mặt khác lại phải áp giá điện kinh doanh trong hoạt động khai thác tiền mã hóa nên hoạt động khai thác cũng không hiệu quả so với các quốc gia khác. Thứ 3, Việt Nam là nước nhiệt đới, khi hậu nóng nên chị phí đặt các trang trại đào tiền ảo sẽ tốn kém hơn so với các quốc gia có khi hậu ơn đới vì nhiệt năng của các máy đào chuyên dụng cũng rất lớn và chi phí làm mát nó cũng khơng hề ít. Thứ tư, là việc khai
thác tiền mã hóa tại Việt Nam chỉ được quan tâm nhiều vào những thời điểm khi giá trị vốn hóa trên thị trường của các loại tiền mã hóa tăng nhanh.
4.1.2. Thực trạng sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam hiện nay
Với những tính năng nổi trội và sự tiện lợi vượt bậc, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã dần khẳng định vị trí của mình tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi mạng Internet và xu thế tồn cầu hóa ngày càng phát triển thì ở Việt Nam Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã khơng cịn xa lạ với nhiều người. Việc sử dụng Bitcoin ở Việt Nam tuy không bị cấm nhưng cũng không được dùng là phương tiện thanh toán thay cho tiền tệ truyền thống, đơn giản chỉ để lưu giữ và giao dịch nội bộ trên các sàn quốc tế có tại Việt Nam.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để Bitcoin và các loại tiền mã hóa có thể du nhập và phát triển, đó là, Việt Nam có tốc độ phát triển mạng internet nhanh chóng cùng với quy mô dân số trẻ chiếm phần lớn trong tổng quy mô dân số. Mặt khác các nhà đầu tư tại Việt Nam thường khá nhanh nhạy trong việc tiếp nhận các tiến bộ công nghệ mới. Tuy nhiên, Việt Nam lại khơng có các sàn giao dịch được cấp phép chính thống để các nhà đầu tư có thể trao đổi kinh nghiệm hay kiến thức liên quan. Các cơ quan quản lý thị trường mặc dù đã cảnh báo các rủi ro từ loại hình này nhưng do giới hạn về khung pháp lý nên khơng thể quản lý thị trường chặt chẽ. Vì vậy, rủi ro trong quá trình ―sử dụng‖ hay giao dịch hoàn toàn thuộc về những nhà đầu tư nếu họ không được trang bị đầy đủ kiến thức và thông tin.
Trước khi Ngân hàng nhà nước ra thông báo cấm sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán. Điểm lại một số các cột mốc đánh dấu các hoạt động của tiền mã hóa tại Việt Nam.
Cuối năm 2013, Bitcoin tới Việt Nam thông qua Công ty TNHH Bitcoin Vietnam và hợp tác với Bits of Gold, một công ty khởi nghiệp của Israel. Kể từ tháng 3 năm 2014, Bitcoin Việt Nam đã giám sát thương mại của hơn 2.860 Bitcoin bởi hơn 25.000 người dùng.
Đầu năm 2014, các doanh nghiệp địa phương (các nhà bán lẻ và quán cà phê trực tuyến) tại Việt Nam đã bắt đầu công khai thông báo chấp nhận Bitcoin như một hình thức thanh tốn. Trong bối cảnh này, vào tháng 6 năm 2014 Bitcoin Việt Nam và Bit2C đã hợp tác thành lập ra VBTC – sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên của Việt Nam. Về bản chất, Bit2C sẽ cung cấp công nghệ của Israel như là nền tảng và Bitcoin Việt Nam sẽ cung cấp thông tin thị trường địa phương. Điều này, phụ thuộc vào việc tuân thủ nghiêm ngặt về nhận biết khách hàng (KYC) và chống rửa tiền (AML). Bitcoin Việt Nam và VBTC đều là các công ty con của SeABE, một công ty cổ phần của Singapore có các cổ đông bao gồm cả đội sáng lập của Bitcoin Việt Nam và VBTC.
Tháng 7 năm 2014, NHNN đã ra thông báo với báo chí địa phương rằng NHNN sẽ làm việc với Bộ Công an để tạm giam các người lãnh đạo của VBTC – sàn giao dịch Bitcoin tại Việt Nam vì nó đã được hoạt động mà khơng có giấy phép. Tuy nhiên, nhóm Bitcoin Việt Nam đã làm rõ tình hình ngay sau đó (khơng bị gián đoạn dịch vụ) và đã liên tục đối thoại với các cơ quan Chính phủ Việt Nam từ tháng 5 năm 2014.
Tháng 8 năm 2014, Bitcoin Saigon, một nhóm thành lập bởi được các thành viên của Bitcoin Việt Nam và những người đam mê cộng đồng Bitcoin ở địa phương. Nó nhằm mục đích ―xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và năng động của những người đam mê và những người ủng hộ tiền mã hóa‖ .
Vào cuối 2014, VBTC thử nghiệm nền tảng kinh doanh Bitcoin đầu tiên của Việt Nam, gọi là VBTC Plus, thông qua quan hệ đối tác với Coinarch. Bitcoin Việt Nam đã hoạt động như nhà cung cấp ví điện tử Bitcoin của VBTC Plus. Tuy nhiên, vẫn khơng có phản hồi quan tâm của khách hàng trong VBTC Plus sau một thời gian dùng thử, do đó nhóm nghiên cứu đã tập trung nguồn lực của mình vào nơi khác…
Tháng 6 năm 2015, Bitcoin Việt Nam đã khai trương dịch vụ Cash2VN, thực hiện chuyển tiền quốc tế sang Việt Nam bằng cách sử dụng Bitcoin với mức phí cố định là 2 USD Mỹ mỗi giao dịch. Lần đầu tiên dịch vụ
này đã xử lý hơn 100.000 USD tiền chuyển về. Các khoản thanh toán được thực hiện bằng đồng Việt Nam do các quy định về quản lý ngoại hối.
Bitcoin đã có một bước đột phá khác tại Việt Nam khi Future Travel, một cơng ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành cơng ty đầu tiên tại Việt Nam chấp nhận Bitcoin để thanh toán các hoạt động du lịch (chuyến bay, du lịch, du lịch trên biển…) và đặt phòng khách sạn.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, về nguyên tắc doanh nghiệp sẽ được tự do thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào không bị pháp luật cấm. Những người ủng hộ Bitcoin tại Việt Nam trích dẫn luật này để ủng hộ yêu cầu của họ rằng việc sử dụng Bitcoin không phải là vi phạm pháp luật vì khơng có luật nào tại Việt Nam điều chỉnh việc sử dụng Bitcoin (nghĩa là nó khơng được kiểm sốt và khơng hạn chế).
Vào tháng 9 năm 2015, VBTC đã mở lại giao dịch sau 5 tháng gián đoạn hợp tác với Blinktrade, nhà cung cấp công nghệ tại New York và triển khai BitGo như là giải pháp cho ví của mình và có yêu cầu chữ ký từ ba bên. Vào tháng 1 năm 2016, Bitcoin Việt Nam hợp tác với Coinify, một công ty Đan Mạch và đã ra mắt hệ thống xử lý thanh toán khối Blockchain đầu tiên cho Việt Nam. Hợp tác này cho phép các thương gia Việt Nam nhận được khoản thanh toán bằng Bitcoin hoặc 16 loại tiền tệ khác mà Coinify hỗ trợ.
Vào tháng 3 năm 2016, Cơ quan Công nghệ Thông tin và Thương mại điện tử (VECITA), của Bộ Công thương đã ban hành cảnh báo cho người tiêu dùng và nhà đầu tư về rủi ro của Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác do có nhiều khiếu nại về gian lận.
Tháng 6 năm 2016, BlockFin Asia, hội nghị chuyên đề lớn đầu tiên về Blockchain và Bitcoin tại Việt Nam, đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện kéo dài 2 ngày này đã thu hút những người ủng hộ Blockchain nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới chia sẻ cái nhìn sâu sắc và giải quyết một số thách thức và giải pháp tiềm năng cho thị trường Việt Nam.
Và ngày 26 tháng 10 năm 2017, trường Đại học FPT là trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam công bố chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 10/CT- TTg yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ u cầu lãnh đạo một số bộ, ngành và các địa phương tăng cường xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/4/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền mã hóa. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn khơng được cung ứng các dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán.
Tuy nhiên bất chấp những rào cản pháp lý của Nhà nước đối với tiền mã hóa thì thực tế lại cho thấy số lượng người dân tham gia mua bán, trao đổi, khai thác, giao dịch vẫn tăng trưởng liên tục từ khi xuất hiện đến nay. Trên thế giới hiện nay có vào khoảng 300 triệu người vào năm 2021 (chiếm khoảng 3,8% dân số thế giới) tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Là quốc gia thuộc Đông Nam Á với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế với khoảng 100 triệu dân. Việt Nam cũng ghi nhận một lượng cầu đáng nể đối với thị trường tiền mã hóa, với các hoạt động đa dạng từ giao dịch và P2P đến thanh toán cùng các ứng dụng đa dạng khác. Theo Chainalysis, các nhà giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam đã kiếm được 400 triệu USD thu nhập từ tiền mã hóa vào năm 2020.