Để ứng dụng tham số phân phối một cách hiệu quả, công ty cần tập trung khai thác hai chức năng sau:
- Chức năng xóa khoảng cách: cố gắng để mang dịch vụ tới gần khách hàng hơn nữa. Khoảng cách ở đây không chỉ tính bằng ki-lô-met, mà còn tính bằng giờ – phút. Công ty sẽ tạo ra được sự khác biệt bằng “Gần hơn nữa – Nhanh hơn nữa”.
- Chức năng tư vấn: đảm bảo rằng mỗi nhân viên của công ty luôn có kiến thức, sự hiểu biết hơn khác hàng trong lĩnh vực công ty đang kinh doanh để tư vấn cho khách hàng trước, trong và sau khi bán sản phẩm. Nếu ngược lại thì khách hàng đó sẽ sớm không còn là của công ty nữa.
Tuy nhiên thị trường vận tải nội địa Việt Nam ngày càng trở nên nhộn nhịp, sôi động, ngoài các công ty có nguồn vốn nhà nước còn có các doanh nghiệp tư nhân, công ty du lịch lữ hành… làm cho thị trường vận tải xuất hiện nhiều phương thức Marketing mới, hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng như: đảm nhận giao nhận hàng, thanh toán tiền hàng, giảm giá cước khi chủ hàng vận chuyển hàng hai chiều và thanh toán tiền cước vận chuyển sau khi đã hoàn thành công việc. Thị trường vận tải ngày càng
mang tính cạnh tranh về tư duy kinh doanh có chiều sâu, hoàn thiện chất lượng dịch vụ vận tải để nâng cao giá trị thương hiệu. Đối với tham số phân phối công ty cần đưa ra chính sách thống nhất như:
• Lực lượng bán hàng “thân thiện, tận tình, chu đáo”
• Mở rộng số lượng thành viên kênh thông qua công tác tuyển chọn kĩ càng • Thiết lập kênh phân phối hiệu quả, thống nhất
• Quản lí dòng vận động của thông tin, vật chất trong kênh
• Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ về công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động của công ty (xây dựng website với tính năng cao, e- teleconference...)
• Khuyến khích thành viên kênh thông qua công cụ vật chất và phi vật chất