Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Loại lao động nghiệp vụ nào quan trọng nhất trong doanh nghiệp lữ hành trong thực tế, doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam đang thiếu hụt loại lao động nào, tại sao (Trang 28 - 30)

Tuy là một trong những doanh nghiệp đi đầu của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, lao động nghiệp vụ của Vietravel vẫn không tránh khỏi những bất cập chung về yêu cầu chất lượng. Có thể kể tới một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất, Vietravel là một doanh nghiệp mạnh trong ngành, dẫn đầu về tính đa dạng của các tour và các chi nhánh, tuy nhiên, các chiến lược kinh doanh của bộ phận thị trường đưa ra chưa thực sự hiệu quả nếu so sánh với hai đối thủ cạnh tranh là Saigontourist và New Star Tours ở hai nhóm yếu tố là giá và chất lượng. Cụ thể, xét về chất lượng, Vietravel đứng sau Saigon Tourist đặc biệt ở các nhóm tour cao cấp. Xét về giá cả, New Star Tour có mức giá rẻ hơn Vietravel, tuy chỉ chênh nhau từ 200.000đ đến 500.000đ/ tout, thế nhưng chênh lệch dù lớn hay nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ du lịch.

Thứ hai, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng bởi thường xuyên có sự biến động. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19, 3 năm trở lại đây, lao động trong ngành du lịch khách sạn nói chung và tại cơng ty Vietravel nói riêng đều có sự thay đổi lớn theo chiều hướng giảm mạnh về số lượng. Tuy hiện tại ngành du lịch đã mở cửa trở lại và đón cả những du khách nước ngồi nhưng số lượng lao động để phục vụ vẫn ln trong tình trạng thiếu hụt và chưa thể phục hồi như trước đại dịch, ước tính chỉ đáp ứng khoảng 60%

nhu cầu sử dụng nhân lực. Dự đoán sẽ mất một khoảng thời gian để bổ sung lượng thiếu hụt này.

Thứ ba, ở nhiều chi nhánh, đặc biệt ở các địa phương chưa có sự ổn định cao về nguồn nhân lực. Các địa phương chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ có ngành du lịch phát triển mạnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau không chỉ không đáp ứng được về số lượng mà chất lượng lao động cũng là một vấn đề. Từ thực tế sử dụng lao động, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, cho biết: Các công ty lữ hành khi tuyển dụng lao động vào làm việc hầu như phải tổ chức đào tạo lại ít nhất 6 tháng, muốn đào tạo lành nghề phải mất 12 tháng. Đây là một lãng phí rất lớn. Chính sự lãng phí thời gian và chi phí cho đào tạo nên thiếu hụt số lượng lao động chất lượng cao là điều dễ hiểu.

Thứ tư, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tuy đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được thực tế phát triển thị trường khách du lịch nội địa, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Các cơ sở đào tạo liên kết với công ty chưa thực sự chủ động tạo nguồn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cao. Chương trình giáo dục đào tạo nghiêng về lý thuyết, ít thực hành, năng lực đào tạo của các cơ sở cịn hạn chế. Cơng tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ hướng dẫn viên còn nhiều bất cập, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo của ngành du lịch đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên. Chưa phát huy được vai trị của các bên liên quan trong cơng tác phát triển hướng dẫn viên nội địa, đặc biệt là vai trị của doanh nghiệp du lịch, chủ yếu vẫn phó thác vào cơ quan quản lý nhà nước, các trường học và những nỗ lực của tự bản thân hướng dẫn viên.

Một phần của tài liệu Loại lao động nghiệp vụ nào quan trọng nhất trong doanh nghiệp lữ hành trong thực tế, doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam đang thiếu hụt loại lao động nào, tại sao (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)