Là nước láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, các nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc tại Việt Nam tương đối nhiều, bao gồm các đề tài nghiên cứu, luận án, sách tham khảo, bài báo khoa học do các viện nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao thực hiện. Tuy nhiên, các tác giả chưa tập trung vào vấn đề phân quyền tài chính tại Trung Quốc cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chỉ có một số cơng trình nghiên cứu về phân quyền tại Trung Quốc nói chung và một vài bài báo đưa ra nhận định về tình hình phân cấp ngân sách tại Việt Nam những năm gần đây. Cụ thể như sau:
Tác giả Lê Kim Sa, trong nghiên cứu “Cải cách thể chế phân quyền ở
Trung Quốc: Một phân tích kinh tế chính trị” [44], đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc Số 12 năm 2013, đã sử dụng cách tiếp cận kinh tế chính trị để phân tích q trình cải cách thể chế theo hướng phân quyền của Trung Quốc, những đánh đổi hay cái giá phải trả của q trình này. Bên cạnh đó tác giả đề cập và phân tích những chuyển đổi bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các tác giả Đoàn Minh Huấn, Trần Minh Đức, trong bài bài viết “Một
số kinh nghiệm về phân quyền, phân cấp trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương trong cung ứng dịch vụ công ở đô thị Trung ương của Trung Quốc”
[23], đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị Số 07 năm 2017 đã chỉ ra những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cơng, trong đó có việc phân định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương tại Trung Quốc trong nhiều năm qua. Qua việc phân tích những tồn tại và nguyên nhân, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.