3.3. Trọng tâm của phân quyền tài chính tại Trung Quốc hiện nay
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống lý luận phân quyền tài chính đặc sắc Trung
tài chính trung ương và địa phương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong cải cách lĩnh vực thuế tài chính, yêu cầu cần đẩy nhanh xây dựng chế độ tài chính hiện đại, thiết lập mối quan hệ tài chính giữa trung ương và địa phương trong đó quyền và trách nhiệm được phân định rõ ràng, năng lực tài chính hài hịa, các khu vực phát triển cân bằng. Hiện tại, đánh giá chung là công tác thực hiện cải cách chưa đáp ứng được yêu cầu của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu ra. Nguyên nhân trước tiên là từ việc xác định phạm vi quyền hạn trách nhiệm của chính quyền là chưa rõ ràng, phạm vi phát huy vai trò của Nhà nước và thị trường, Nhà nước và xã hội cịn mơ hồ. Ngồi ra, do cải cách sẽ tác mạnh mẽ đến quan hệ lợi ích của chính quyền trung ương và địa phương, lợi ích giữa các cơ quan chính phủ với nhau, đến thị trường cũng như người dân, bởi vậy mà đặc biệt phức tạp và khó khăn. Trước mắt, cải cách chế độ phân quyền tài chính giữa Trung ương và địa phương tại Trung Quốc bên cạnh việc tiếp tục tập trung vào phân định rõ phạm vi chức năng, quyền hạn của chính quyền Trương và địa phương, từ đó xác định trách nhiệm đối với chi cho việc giải quyết các vấn đề cơng, thì phương hướng thứ hai là quyền về tài chính, bao gồm chế độ hỗ trợ chuyển giao tài chính và quyền ban hành các chính sách về thuế cùng hoạt động trưng thu thuế.
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống lý luận phân quyền tài chính đặc sắc Trung Quốc Trung Quốc
Lý thuyết phân quyền tài chính tại Trung Quốc khơng ngừng được điều chỉnh để phù hợp với những hoạt động cải cách thể chế kinh tế đất nước. Đáng chú ý là trong các văn bản mang tính chỉ đạo của Trung ương Đảng và hành chính của Quốc vụ viện, từ “sự quyền” được sử dụng rất nhiều. Ý nghĩa của nó, hiểu đơn giản là nhiệm vụ, trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề
công và dịch vụ cơng. Những năm 1950 của thế kỷ trước, nó được hiểu là quyền quản lý hành chính của các cấp chính quyền đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp quốc doanh, chú trọng đến mối quan hệ lệ thuộc hành chính. Sau cải cách mở cửa, “sự quyền” dần được hiểu là trách nhiệm trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ cơng của chính quyền. Năm 1994 tiến hành phân chia thuế, mối quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương đặc biệt nhấn mạnh đến quyền lực hành chính và trách nhiệm đối với các vấn đề cơng, bao gồm giải quyết các vấn đề cơng và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cơng. Các yêu cầu và cách diễn đạt như “kết hợp giữa quyền lực về tài chính và trách nhiệm đối với các vấn đề cơng”, “tiềm lực tài chính phù hợp với trách nhiệm đối với các vấn đề công”, “phân định rõ trách nhiệm đối với các vấn đề cơng với trách nhiệm chi tài chính”…
Từ góc độ quyền lực, quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương tại Trung Quốc luôn tồn tại hai trạng thái “thỏa thuận” và “can thiệp”. Mọi điều chỉnh liên quan đến mức độ của sự thỏa thuận hay can thiệp trực tiếp tác động đến nội dung của mối quan hệ tài chính này. “Thỏa thuận”, là chỉ Trung ương chấp nhận việc phân quyền cho địa phương và quyết định phạm vi, mức độ quyền lực cịn lại của mình. Cịn trạng thái thứ hai, “can thiệp” chỉ khả năng có thể can thiệp vào các quy định, chế độ của chính quyền địa phương, trong đó việc duy trì khả năng này, nói cách khác là quyền uy tuyệt đối của Trung ương là yêu cầu mang tính bản chất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đây cũng có thể coi là một ưu thế về mặt chế độ, nó giúp Trung Quốc có thể tập trung được nguồn lực đủ lớn để giải quyết các vấn đề trọng đại quốc gia, là cơ sở quan trọng để Trung Quốc có thể cho phép một bộ phận giàu trước, tiến đến tất cả cùng giàu. Đồng thời, bản chất của mối quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương cũng được thể hiện ở đây, tức một mặt phát huy tính tích cực của địa phương trong lĩnh vực tài chính, song phải đảm bảo được quyền uy tuyệt đối của Trung ương. Cái mà Trung Quốc gọi là giải
quyết tốt mối quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương chính là cân bằng được hai trạng thái “thỏa thuận” và “can thiệp”, một mặt không quá chặt chẽ, tước đoạt hết quyền lực và cả quyền lợi của chính quyền địa phương làm giảm tính tích cực trong phát triển kinh tế, mặt khác nếu trao quá nhiều quyền về địa phương sẽ ảnh hưởng đến năng lực điều hành vĩ mô của Trung ương. Hiện nay, cải cách trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc chủ yếu nhấn mạnh đến việc phân định rõ trách nhiệm đối với các vấn đề cơng với trách nhiệm chi tài chính, về chế độ xác định rõ phạm vi can thiệp của chính quyền Trung ương đối với địa phương, coi đây là khâu đột phá nhằm xây dựng mối quan hệ hài hòa, hợp lý về tài chính giữa Trung ương và địa phương. Để có thể làm tốt được điều này, cần làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường, giữa các cấp chính quyền với nhau trên cơ sở phát huy tốt hơn nữa vai trị có tính quyết định trong phân bổ các nguồn lực của thị trường và nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, cùng hướng tới giải quyết hiệu quả các vấn đề công, mang lại lợi ích chung cho tồn thể nhân dân.
Trong việc làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương về mặt trách nhiệm quyền hạn đối với các vấn đề cơng và chi tài chính: Năm 2019 Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một loạt các phương án phân chia trong lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thơng…. Lấy ví dụ tháng 6
năm 2019 ban hành “Thơng báo của Văn phòng Quốc vụ viện về việc ban hành phương án cải cách phân định quyền hạn trách nhiệm đối với các vấn đề cơng và chi tài chính giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực giáo dục”. Phương án yêu cầu cần lấy tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình làm tư tưởng chỉ đạo, quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ương 2, Trung ương 3 Khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì và tăng cường sự lãnh đạo tồn diện của Đảng, thiết lập mơ hình phân định quyền hạn trách nhiệm đối với các vấn đề cơng và chi tài chính trong ngành giáo dục dưới sự lãnh đạo trung tâm, ủy quyền hợp lý, hệ
thống hoàn chỉnh, nguyên tắc khoa học, quyền hạn trách nhiệm rõ ràng, vận hành hiệu quả, góp phần xây dựng mối quan hệ tài chính Trung ương và địa phương rõ ràng minh bạch, cân đối hài hòa.
Phương án chia lĩnh vực giáo dục ra thành ba phương diện là giáo dục nghĩa vụ, hỗ trợ học sinh và các loại hình giáo dục khác. Trong đó giáo dục nghĩa vụ về tổng thể là trách nhiệm của Trung ương và địa phương, do đó đây là nội dung chi chung. Kinh phí để duy trì đảm bảo sự hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo, an ninh trường lớp, sinh hoạt học tập của học sinh sinh viên sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn đã được quy định để xác định tỷ lệ đóng góp tài chính giữa Trung ương và địa phương, bộ phận kinh phí do Trung ương chi sẽ được chuyển giao cho địa phương triển khai thực hiện; các nhiệm vụ đặc biệt hay có tính giai đoạn sẽ do địa phương bố trí kinh phí, Trung ương hỗ trợ bằng hình thức chuyển giao kinh phí cho địa phương.
“Thơng báo của Văn phịng Quốc vụ viện về việc ban hành phương án cải cách phân định quyền hạn trách nhiệm đối với các vấn đề cơng và chi tài chính giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực giao thông vận tải” ban hành tháng 6 năm 2019 cũng đã phân định rõ các hạng mục nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giao thơng vận tải cái gì thuộc về trách nhiệm Trung ương, cái gì thuộc về địa phương, cái gì là chung. Ví dụ đối với hạng mục đường bộ, Phương án quy định cụ thể như sau:
Trung ương: Công tác quản lý vĩ mô, quy hoạch các hạng mục cơng trình, ban hành chính sách, đánh giá giám sát, điều tiết và theo dõi vận hành mạng lưới giao thông; Công tác quản lý, xây dựng của một bộ phận đường cao tốc quốc gia; Công tác quản lý, xây dựng, bảo dưỡng một bộ phận đường quốc lộ.
Địa phương: Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, bảo dưỡng, quản lý, vận hành, xử lý khẩn cấp và hạ tầng cụ thể, các khoản kinh phí bổ sung ngồi khoản chi của Trung ương cho xây dựng đường cao
tốc quốc gia hay xây dựng, bảo dưỡng, quản lý, vận hành đường quốc lộ; Cơng tác quy hoạch, ban hành chính sách, giám sát đánh giá đối với đường tỉnh lộ, đường liên thôn, hạ tầng triển khai và các hạng mục cụ thể để phục vụ cho triển khai các công việc trên.
Trung ương và địa phương: Đường tại các cửa khẩu, Trung ương chịu trách nhiệm đối với công tác quy hoạch, ban hành chính sách, đánh giá giám sát, địa phương chịu trách nhiệm xây dựng, bảo dưỡng, quản lý, vận hành.