Fong Ho Kheong, Chelvi Ramakrishnan & Michelle Choo, 2002)
Nội dung “giải quyết bài toán với một bước giải” lồng ghép trong nội dung “mô tả dữ liệu trong biểu đồ thanh”.
Hình 2.8. Bài tốn một bước giải sử dụng dữ liệu trong biểu đồ tranh lồng ghép với mô tả dữ liệu. (Nguồn: Dr Fong Ho Kheong, Chelvi Ramakrishnan & Michelle Choo, 2002)
Nội dung “hoàn thành biểu đồ thanh” nằm trong nhóm các bài tập học sinh luyện tập thực hành. Nội dung này cho phép học sinh nhắc lại và thực hành các bước thống kê, từ đó giúp các em hình thành kinh nghiệm vận dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống bằng thống kê như một giải pháp tối ưu nhất.
Hình 2.9. Biểu đồ thanh cần hồn thành. (Nguồn: Dr Fong
Ho Kheong, Chelvi Ramakrishnan & Michelle Choo, 2002)
Tài liệu dạy Toán lớp 2 ở Việt Nam gồm Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống thiết kế các bài tập bám sát yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể mơn Tốn năm 2018, xây dựng tình huống đa dạng gắn với thực tế, màu sắc đẹp.
Nội dung “làm quen với thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản)” có những hình thức bài tập sau:
Hình 2.10. Làm quen với thu thập, phân loại, kiểm đếm. (Nguồn: Trần Nam
Dũng nnk., 2021)
Hình 2.11. Làm quen với thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng.
(Nguồn: Hà Huy Khoái nnk., 2021)
Cùng nội dung “làm quen với thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng” sách Toán Chân trời sáng tạo và sách Toán Kết nối tri thức với cuộc sống có hai hình thức thể hiện khác nhau. Điểm giống nhau của hai sách là không đưa khái
niệm thống kê, các bước tiến hành mà thơng qua tình huống cần thống kê giúp học sinh hiểu về thống kê như một phương pháp thể hiện thông tin một cách tinh gọn. Sách Chân trời sáng tạo ở Hình 2.10. cụ thể hóa và phân biệt các hoạt động thu thập, phân loại, kiểm đếm giúp học sinh dễ dàng hình dung và thực hiện các hoạt động theo đúng thứ tự. Riêng sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở Hình 2.11. không phân biệt cụ thể từng hoạt động nhưng qua hình vẽ minh họa, kênh chữ vẫn thể hiện được thứ tự các hoạt động và cách thực hiện.
Nội dung “đọc, mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh” có nhiều hình thức bài tập. Biểu đồ tranh có thể sử dụng kí hiệu để diễn tả số lượng, mỗi kí hiệu tương ứng với 1 hoặc 2 hoặc 3 đối tượng, tạo tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:3,…; cũng có thể sử dụng hình ảnh của đối tượng để chỉ chính nó với tỷ lệ 1:1.
Hình 2.12. Đọc và mơ tả các số liệu trong biểu đồ tranh. (Nguồn: Trần
Hình 2.13. Đọc và mô tả số liệu trong biểu đồ tranh. (Nguồn: Hà Huy
Khoái nnk., 2021)
Nội dung “nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh” có những hình thức bài tập sau:
Hình 2.14. Nhận xét dữ liệu trong biểu đồ tranh. (Nguồn: Trần Nam Dũng
Hình 2.15. Nhận xét dữ liệu đơn giản trong biểu đồ tranh. (Nguồn: Hà
Huy Khoái nnk., 2021)
Nội dung “nhận xét dữ liệu” cả hai sách đều hướng học sinh nhận xét dữ liệu đơn giản bằng việc so sánh, sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn”, “nhiều nhất”, “ít nhất”; nêu số lượng của mỗi đối tượng cũng như sử dụng một phép tính để so sánh.
2.3. Một số phương pháp dạy học thống kê cho học sinh tiểu học
Định hướng chung trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng là việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học; bồi dưỡng phương pháp tự học cho người học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho người học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học. Trong đó, việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, tơn trọng vai trị chủ thể của người học được coi trọng. Tuy vậy, vai trò của giáo viên vẫn là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển và cố vấn cho hoạt động học tập của học sinh.
Bên cạnh việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy, giáo viên cũng cần kết hợp giữa dạy học bằng phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học mới; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học toàn lớp với những phương pháp dạy học cá nhân, dạy học nhóm. Từ đó, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Dưới đây là một số phương pháp dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực thường được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học kiến thức thống kê ở Tiểu học.
2.3.1. Phương pháp “Dạy học nghiên cứu tình huống”:
Dạy học nghiên cứu tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Tình huống được đưa vào giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.
Dạy học nghiên cứu tình huống có thể phân loại thành các dạng tình huống sau:
- Các tình huống lớn (tình huống chi tiết). - Tình huống mơ tả.
- Tình huống nhỏ. - Tình huống trực tiếp. - Tình huống hạt nhân. - Tình huống lựa chọn.
Cách phân loại trên là một trong những cách phân loại tương đối phổ biến, phân loại theo dạng thức.
Ba yếu tố chính tạo nên một tình huống bao gồm: một ngữ cảnh thật; nội dung thông tin, dữ kiện và cuối cùng là một kết thúc mở chứa vấn đề.
Yếu tố thứ nhất, ngữ cảnh thật: các tình huống được dùng trong dạy học thường được thiết kế trên nền một ngữ cảnh thật. Tình huống thật hay tình huống được sáng tác phải đảm bảo độ tin cậy, tính chân thực.
Thứ hai, nội dung thơng tin, dữ kiện: tình huống dạy học cung cấp vấn đề và những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề. Nội dung được tình huống cung cấp có thể được diễn đạt bằng lời, đoạn băng, hay biểu đồ, hình ảnh minh họa,...
Cuối cùng, kết thúc mở chứa vấn đề: kết thúc tình huống thường là một vấn đề mở dưới dạng câu hỏi, người học giải quyết vấn đề và đưa ra nhiều phương án giải quyết.
Một tình huống dạy học tốt cần đạt hai yếu tố: nội dung và hình thức.
Về nội dung, tình huống phải: mang tính giáo dục; tạo sự hứng thú cho người học; nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học.
Về mặt hình thức, tình huống phải: có cách thể hiện sinh động; sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, rành mạch và dễ hiểu; có trọng tâm, tương đồi hoàn chỉnh.
Cấu trúc cho việc tiến hành dạy học nghiên cứu tình huống gồm 6 bước sau: Bước 1: Tiếp cận tình huống.
Bước 2: Thu thập thơng tin. Bước 3: Nghiên cứu tình huống. Bước 4: Ra quyết định.
Bước 5: Bảo vệ quan điểm. Bước 6: So sánh giải pháp.
Theo Waterman, M. và Stanley, E. (2005), để xây dựng một tình huống dạy học cần tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan.
Mục tiêu của bài học chính là mục đích của tình huống được sử dụng trong bài học đó. Việc xác định mục tiêu bài học nhằm tránh trường hợp tình huống nêu ra khơng có hoặc ít có ý nghĩa giáo dục.
Bên cạnh mục tiêu bài học, các yếu tố khách quan cũng cần chú ý. Một số yếu tố khách quan cần chú ý:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan.
Bước 2: Chuẩn bị tình huống
Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa tình huống
a. Lấy ý tưởng
- Thời gian: tình huống thảo luận phải diễn ra trong một khoảng thời gian hợp lý, không nên quá dài hoặc quá ngắn.
- Số người học: thiết kế tình huống thảo luận cho một nhóm lớn sẽ khác với tình huống dành cho nhóm nhỏ. Thơng thường, số lượng người thảo luận lý tưởng thường là 15- 20 người.
- Trình độ của người học: trình độ của người học quyết định mức độ của tình huống mà giáo viên đưa ra. Tình huống đưa ra thỏa luận nên vừa sức, khơng q khó làm cản trở người học giải quyết cũng không quá đơn giản khiến người học nhàm chán.
- Cơ sở vật chất: điều kiện vật chất quyết định con đường truyền tải nội dung đến người học: máy chiếu, video hay hình ảnh.
Ngồi ra, ở một số trường hợp đặc thù, giáo viên cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như tơn giáo, tín ngưỡng,...
Bước 2: Chuẩn bị tình huống
a. Lấy ý tưởng: giáo viên có thể tìm kiếm các tình huống dạy học tương tự trên một số nguồn như các phương tiện thông tin đại chúng, từ người học và từ kinh nghiệm cá nhân.
b. Viết tình huống: tình huống gồm ba phần, gồm mở đầu, phát triển và kết thúc.
Phẩn mở đầu: giới thiệu tình huống và nhân vật, tạo lập bối cảnh mà tình huống diễn ra.
Phần phát triển: phần này cung cấp cho người học những chi tiết và dữ kiện cần thiết cho việc thảo luận, tìm giải pháp.
Phần kết luận: thường là một câu hỏi yêu cầu người học tìm tịi phương pháp giải quyết.
2.3.2. Phương pháp “Dạy học theo dự án”
Mặc dù có nhiều khái niệm về “Dạy học theo dự án”, những có thể khái qt thành hai nhóm chính sau:
- Theo nghĩa rộng, dạy học theo dự án nhấn mạnh tính tự lực cao của người học.
- Theo nghĩa hẹp hơn, dạy học theo dự án gắn hoạt động thực hành và kết quả của dự án là tạo ra sản phẩm.
Như vậy, phương pháp “Dạy học theo dự án” là phương pháp dạy học phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam.
Xét từ quan điểm giáo dục học thì dạy học theo dự án đem lại những lợi ích sau:
- Tăng thêm động lực học tập vì dự án thường xuất phát từ những vấn đề liên quan đến mơn học nhưng vẫn dựa trên sở thích của người học. Do đó, dạy học theo dự án gây hứng thú, lôi cuốn người học, là động lực thúc đẩy người học thực hiện dự án.
- Phát triển khả năng giải quyết vấn đề: mục tiêu cơ bản của dạy học theo dự án là khả năng tư duy và tự nghiên cứu của người học. Để đạt mục tiêu đó, dạy học theo dự án cung cấp một môi trường đích thực và tạo động lực cho người học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực hợp tác: nhu cầu làm việc theo nhóm trong dự án thúc đẩy người học phải phát triển và rèn luyện năng kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia, kỹ năng lắng nghe,...
- Hình thành và phát triển kĩ năng quản lý nguồn tài nguyên: dạy học theo dự án hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách tổ chức dự án, phân bổ thời gian để hoàn thành dự án.
Mặc dù mỗi tác giả đưa ra quy trình dạy học theo dự án có nhiều điểm khác nhau về các bước, tuy nhiên tựu chung lại, các tác giả đều thống nhất quy trình thực hiện gồm 4 bước chính:
Giai đoạn 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu dự án.
- Chọn vấn đề và xác định tên của dự án (vấn đề và tên của dự án có thể do giáo viên, hoặc giáo viên và học sinh thảo luận đưa ra, hoặc cũng có thể do học sinh đề xuất). Mục tiêu của dự án được xác định từ mục tiêu của bài học, nội dung giảng dạy và phương pháp đánh giá. Ngoài ra, giáo viên cũng cần xác định rõ các mốc thời gian quan trọng và thời gian của toàn bộ dự án.
- Hoạt động chia nhóm: giáo viên nên hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh tự chọn nhóm của mình để phù hợp và thuận lợi trong quá trình thực hiện. Giáo viên giao nhiệm vụ và chuẩn bị hồ sơ dự án (hồ sơ dự án là kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân hoặc bảng biểu,…)
- Học sinh xác định rõ mục tiêu dự án của nhóm: Các nhóm thảo luận và đưa ra các ý kiến riêng, những ý tưởng liên quan đến chủ đề, mục tiêu của dự án. Việc xác định rõ mục tiêu của dự án giúp học sinh có định hướng tốt trong tồn bộ q trình thực hiện dự án.
Trong giai đoạn đầu này, giáo viên cũng phải xác định được chi tiết các kiến thức, kĩ năng mới mà học sinh cần đạt được trong quá trình thực hiện dự án; lường trước được những khó khăn mà học sinh có thể gặp trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đề của dự án phải được gắn kết với thực tiễn, phù hợp với năng lực cũng như hứng thú của học sinh. Kết quả của giai đoạn một chính là mục tiêu dự án, bản phác thảo các ý tưởng xung quanh dự án.
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án.
- Nhóm lập kế hoạch sơ bộ: Trong giai đoạn này học sinh chủ động cùng nhau thảo luận về chủ đề dự án, chia sẻ kiến thức về chủ đề, đề xuất những dự án khả thi. Để xác định dự án cụ thể cho nhóm, các thành viên có thể phải tiến hành một số nghiên cứu để tăng hiểu biết về những thành phần có thể có của dự án. Đây là giai đoạn quan trọng vì nó có ý nghĩa
quyết định đến thành công hay thất bại của dự án. Giáo viên có thể cố vấn cho nhóm về tính khả thi của dự án.
- Học sinh xác định sơ đồ nhiệm vụ: dự án có thể được chia thành nhiều phần việc, trong đó mỗi cá nhân hoặc nhóm nhỏ chịu trách nhiệm một phần. Nhóm chủ động phân chia công việc, nhiệm vụ cho từng thành viên. Giáo viên nhận xét sơ đồ nhiệm vụ, phân chia công việc phù hợp với thành viên.
- Chỉnh sửa kế hoạch: dựa vào ý kiến phản hồi của giáo viên, các thành viên trong nhóm xem xét lại kế hoạch đầu tiên của dự án để chỉnh sửa cho hợp lý. Đây chính là việc tự điều chỉnh dưới sự hướng dẫn điều chỉnh của giáo viên để nhóm thực hiện dự án theo đúng hướng. Kết quả của giai đoạn này chính là bản kế hoạch chi tiết cùng với sơ đồ nhiệm vụ của nhóm.
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án.
- Học sinh độc lập tiến hành tìm hiểu, thu thập, xử lý thơng tin thu được để giải quyết các nhiệm vụ được giao. Khi thực hiện dự án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau, kết quả tạo ra sản phẩm dự án.
- Tiến tới hoàn thành dự án: Kết quả cuối cùng của một dự án chính là sản phẩm, bài trình bày hoặc buổi biểu diễn trước lớp. Các thành viên trong nhóm cần thống nhất nội dung cũng như hình thức của bài trình bày để tiến tới hồn thành sản phẩm. Kết quả thực hiện dự án có thể được trình bày dưới dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích,…) và có thể trình bày trên Power Point hoặc thiết kế thành trang web,…Các thành viên trong nhóm cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả và kiến thức mới mà học sinh thu thập được trong quá trình dự án. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm hoặc trước lớp, trong trường hoặc ngoài xã hội.
Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
- Học sinh tự đánh giá và giáo viên đánh giá kết quả dựa vào các tiêu chí đánh giá đã xây dựng. Nội dung đánh giá bao gồm đánh giá quá trình thực