Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.4. Nội dung tiến hành thực nghiệm
- Tạo tình huống, mơi trường để học sinh tiến hành thu thập, phân loại, ghi chép.
- Học sinh thực hành thu thập thông tin.
- Tiến hành phân loại dữ liệu theo tiêu chí cho trước. - Ghi chép số lượng của từng đối tượng.
- Học sinh mô tả bảng số liệu: có bao nhiêu đối tượng, gồm những đối tượng nào.
Giới tính Nam Nữ
Số người
Cách xưng hô
Bác Chú Cậu Dượng Cô Dì Thiếm Mợ Số người
- Từ bảng số liệu thống kê đơn giản, học sinh đọc đúng các đơn vị ở cột và hàng, đúng các đối tượng thống kê và số lượng hoặc giá trị của từng đối tượng kèm đơn vị ở cột hoặc hàng.
- Học sinh đọc hoặc tính được tổng số lượng hoặc giá trị của các đối tượng kèm đơn vị ở cột hoặc hàng.
- Diễn giải và mô tả dữ liệu từ bảng số liệu bằng cách sử dụng các từ “nhiều nhất”, “ít nhất”, “bằng”.
- So sánh số lượng của đối tượng này với đối tượng kia, sử dụng các từ “ít hơn” và “nhiều hơn”.
- Học sinh tính phần chênh lệch giữa hai đối tượng.
PHIẾU HỌC TẬP
THU THẬP SỐ LIỆU
Anh Tuấn sau kkhi thu hoạch nơng sản trong vườn của mình thì được số trái cây như hình bên dưới. Anh muốn biết mình đã thu hoạch những gì và mỗi loại bao nhiêu.
Xồi Táo Chuối Dưa hấu
Số xoài là ______ quả. Số táo là _______ quả. Số chuối là _____ quả. Số dưa hấu là ___ quả.
__________ có số quả nhiều nhất. __________ có số quả ít nhất.
Dưa hấu ít hơn ___ quả so với chuối. Tổng số quả trên bàn là ___ quả. Khám phá
Số lượng quả của xoài; táo; chuối; dưa hấu trong bức tranh được trình bày dưới dạng bảng số liệu như sau:
Loại Xoài Táo Chuối Dưa hấu
Số lượng 2 5 6 1
1. Cửa hàng bánh của cơ Hà có bán 4 loại bánh kem: bánh kem dâu; bánh kem xoài; bánh kem trà xanh; bánh kem hai tầng. Vào buổi sáng cơ Hà có chuẩn bị số bánh như hình. Bánh kem dâu Bánh kem dâu Bánh kem xoài Bánh kem xoài Bánh kem trà xanh Bánh kem hai tầng Hoạt động
Số lượng của bánh kem dâu; bánh kem xoài; bánh kem trà xanh; bánh kem hai tầng trong của hàng:
Loại bánh Bánh kem dâu Bánh kem xoài Bánh kem trà xanh
Bánh kem hai tầng Số lượng
2. Sau khi bán xong buổi sáng, cô Hà cần biết số bánh còn lại của bánh kem dâu; bánh kem xoài; bánh kem trà xanh; bánh kem hai tầng trong cửa hàng. Em hãy giúp cô Hà nhé.
Số lượng của bánh kem dâu; bánh kem xoài; bánh kem trà xanh; bánh kem hai tầng còn lại trong của hàng:
Loại bánh Bánh kem dâu Bánh kem xoài Bánh kem trà xanh Bánh kem hai tầng Số lượng Bánh kem dâu Bánh kem dâu Bánh kem xoài Bánh kem xoài Bánh kem trà xanh Bánh kem hai tầng
Bánh kem xồi cịn ___________ hơn ______ cái so với bánh kem dâu. Bánh kem dâu còn ____________ 3 cái.
So với buổi sáng, bánh kem xồi ít hơn ______ cái.
Hoạt động “Khám phá” trong bài “Thu thập số liệu” giới thiệu cho học sinh lớp 3 năm học 2021-2022 tình huống cần sử dụng thống kê để trình bày dữ liệu như một biện pháp tối ưu; giới thiệu các bước thống kê: thu thập, phân loại, kiểm đếm; biểu đồ tranh và bảng số liệu.
Tình huống cần sử dụng thống kê ở đây là anh Tuấn sau khi thu hoạch nông sản cần biết được kết quả thu hoạch của mình.
Học sinh thực hiện thu thập thông tin: số lượng trái cây thu hoạch được.
Sau đó, học sinh phân loại trái cây thu hoạch được thành các nhóm theo tên gọi của chúng: xồi, táo, chuối, dưa hấu.
Xoài: 2 Táo: 5 Chuối: 6 Dưa hấu: 1
Tiếp đó, học sinh kiểm đếm từng loại trái cây, ghi số lượng tương ứng. Cuối cùng là hoàn thành biểu đồ tranh tỷ lệ 1:1, sử dụng kí hiệu tùy thích thể hiện số lượng mỗi loại trái cây. Ví dụ:
Xoài Táo Chuố
i
Dưa hấu
Học sinh làm quen với bảng số liệu thống kê, một cách thể hiện dữ liệu khác. Khác với biểu đồ tranh sử dụng ký hiệu hoặc hình ảnh để thể hiện số lượng của mỗi đối tượng, bảng số liệu sử dụng chữ số để thể hiện số lượng của mỗi đối tượng.
Kết thúc hoạt động “Khám phá” học sinh đạt được năng lực tư duy và lập luận toán học (nhận biết tình huống cần thống kê, nhận biết các bước thực hành thống kê) và năng lực mơ hình hóa tốn học (hoàn thành biểu đồ tranh, nhận biết bảng thống kê số liệu).
Hoạt động 1 trong phần “Hoạt động” học sinh tiếp xúc với tình huống thống kê thường gặp trong cuộc sống: thống kê số lượng hàng hóa (bánh ngọt). Tình huống này học sinh có thể sử dụng biểu đồ tranh hoặc bảng số liệu nhưng sử dụng bảng số liệu sẽ cho kết quả tinh gọn hơn, dễ quan sát và nắm thơng tin nhanh chóng hơn. Ở hoạt động này, học sinh chỉ dừng lại ở bước trình bày dữ liệu thu thập được vào bảng số liệu thống kê. Học sinh thực hiện các bước thu thập, phân loại, kiểm đếm đối tượng sau đó hồn thành bảng số liệu.
Phân loại theo tên của các loại bánh: bánh kem dâu, bánh kem xoài, bánh kem hai tầng, bánh kem trà xanh.
Kiểm đếm số lượng từng loại: Bánh kem dâu: 8
Bánh kem xoài: 7 Bánh kem hai tầng: 11 Bánh kem trà xanh: 8
Hoàn thành bảng số liệu thống kê: Loại bánh Bánh kem dâu Bánh kem
xoài Bánh kem hai tầng Bánh kem trà xanh Số lượng 8 7 11 8
Hoạt động thứ hai trong “Hoạt động” tương tự với hoạt động 1, là tình huống tiếp nối với tình huống trên, thống kê số lượng hàng hóa cuối ngày bán. Trong bài tập này, học sinh sau khi trình bày bảng số liệu thống kê sẽ đưa ra một số nhận xét đơn giản và giải quyết một số vấn đề bằng một bước giải – một phép tính.
Bánh kem dâu Bánh kem dâu Bánh kem xoài Bánh kem xoài Bánh kem trà xanh Bánh kem hai tầng
Thu thập thông tin: các loại bánh trong của hàng.
Phân loại theo tên của các loại bánh: bánh kem dâu, bánh kem xoài, bánh kem hai tầng, bánh kem trà xanh.
Kiểm đếm số lượng từng loại: Bánh kem dâu: 1
Bánh kem xoài: 3 Bánh kem hai tầng: 4 Bánh kem trà xanh: 3
Hoàn thành bảng số liệu thống kê: Loại bánh Bánh kem dâu Bánh kem
xoài Bánh kem hai tầng Bánh kem trà xanh Số lượng 1 3 4 3
Hoàn thành các câu điền vào chỗ trống giúp hướng dẫn học sinh đưa ra những nhận xét đơn giản về số liệu trong bảng, hướng dẫn học sinh so sánh, sử dụng các từ
Bánh kem dâu Bánh kem dâu Bánh kem xoài Bánh kem xoài Bánh kem trà xanh Bánh kem hai tầng
“ít hơn”, “nhiều hơn”, “ít nhất”, “nhiều nhất” và thực hiện giải quyết các vấn đề bằng một phép tính.
Bánh kem xồi cịn ______ hơn ______ cái so với bánh kem dâu. Bánh kem dâu còn _______ 3 cái.
So với buổi sáng, bánh kem xồi ít hơn _ cái.
BÀI KIỂM TRA
LUYỆN TẬP THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Ánh là tổ trưởng tổ 1. Sắp tới Ánh sẽ cùng với giáo viên và các bạn tổ trưởng khác tổ chức sinh nhật cho những bạn có ngày sinh vào tháng 3. Dưới đây là kết quả điều tra ngày sinh của 10 bạn trong tổ 1 do Ánh thực hiện.
Tên học sinh Ngày sinh Ánh 06/01/2013 Bảo 15/3/2013 Bằng 29/8/2013 Duy 02/3/2013 Dương 30/01/2013 Minh 28/4/2013 Ngân 08/02/2013 Nguyên 20/01/2013 Phương 02/3/2013 Tú 16/01/2013
Em hãy giúp Ánh hoàn thành bảng số liệu và 3 câu hỏi bên dưới nhé. Tháng
sinh
01 02 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số HS
Có ________ bạn có ngày sinh vào tháng 3.
Tháng có nhiều bạn cần tổ chức sinh nhật nhất là tháng ___________ . Vào những tháng __________ thì khơng có bạn nào cần tổ chức sinh nhật.
Bài kiểm tra yêu cầu học sinh hồn thành tiếp cơng việc của bạn Ánh. Bạn Ánh đã thu thập để được kết quả như Bảng 3.1.. Công việc của học sinh là phân loại và kiểm đếm số học sinh theo tháng sinh.
Bảng 3.2. Ngày sinh của học sinh trong tổ
Tên học sinh Ngày sinh
Ánh 06/01/2013 Bảo 15/3/2013 Bằng 29/8/2013 Duy 02/3/2013 Dương 30/01/2013 Minh 28/4/2013 Ngân 08/02/2013 Nguyên 20/01/2013 Phương 02/3/2013 Tú 16/01/2013
Hoạt động phân loại, kiểm đếm và điền vào chỗ trống ở các câu cuối bài giúp học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận tốn học. Hồn thành bảng số liệu thống kê giúp học sinh phát triển năng lực mơ hình hóa tốn học.
GIÁO ÁN
Bài: THU THẬP SỐ LIỆU I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước.
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng (đối tượng, đơn vị của đối tượng; giá trị của đối tượng, đơn vị của giá trị; sự tương ứng của đối tượng với giá trị).
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. 2. Năng lực, phẩm chất:
- Thông qua việc thu thập, phân loại, ghi chép số liệu theo các tiêu chí cho trước, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Thơng qua việc hồn thành bảng số liệu, nhận xét số liệu trong bảng học sinh có cơ hội đạt được năng lực mơ hình hóa tốn học. II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tài liệu dạy học, hình ảnh tương ứng các hoạt động, biểu đồ tranh, bảng số liệu.
2. Học sinh: tài liệu học tập, bút màu, bút. III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm/ Tiêu chí đánh giá
TIẾT 1
A. Hoạt động khởi động
chép số liệu dưới dạng biểu đồ tranh; làm quen cách ghi chép số liệu dưới dạng bảng số liệu; làm quen với việc đọc bảng số liệu; so sánh và tính tốn các số liệu bảng.
Phương pháp dạy học chính: dạy học tình huống, vấn đáp.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh. Nêu yêu cầu: thu thập, phân loại, kiểm đếm và hoàn thành biểu đồ tranh với tỉ lệ 1:1.
- Giáo viên quan sát và đánh giá quá trình thu thập, phân loại, kiểm đếm; biểu đồ tranh trong Phiếu học tập.
- Giới thiệu dãy số liệu, bảng số liệu: “Ngồi biểu đồ tranh, người ta cịn sử dụng dãy số liệu, bảng số liệu để thể hiện kết quả kiểm đếm số liệu.”
- Hướng dẫn học sinh so sánh kết quả của biểu đồ tranh với bảng số liệu của bác nông dân.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa các hàng, cột trong bảng số liệu.
Trong bảng số liệu trên:
- Hàng ngang trên chỉ loại trái cây; hàng ngang dưới chỉ số lượng mỗi loại trái cây.
- Các cột được hiểu là số lượng của mỗi loại trái cây.
Loại Xoài Táo Chuối Dưa hấu
Số lượng
2 5 6 1
- Quá trình thu thập, phân loại, kiểm đếm.
Xồi có số lượng 2 quả. Táo có số lượng 5 quả. Chuối có số lượng 6 quả. Dưa hấu có số lượng 1 quả.
- Hướng dẫn học sinh đọc các thông tin; so sánh các số trong bảng số liệu.
Số quả xoài là 2 quả. Số quả táo là 5 quả. Số quả chuối là 6 quả. Số quả dưa hấu là 1 quả. Chuối có số quả nhiều nhất. Dưa hấu có số quả ít nhất.
Dưa hấu ít hơn 5 quả so với chuối. Tổng số quả trên bàn là 14 quả.
- Học sinh: Quan sát tranh, thực hành thu thập, phân loại, kiểm đếm và hoàn thành biểu đồ tranh với tỉ lệ 1:1 trong Phiếu học tập.
- So sánh kết quả của biểu đồ tranh với bảng số liệu của bác nông dân.
- Tìm hiểu ý nghĩa các hàng, cột trong bảng số liệu.
- Đọc các thông tin; so sánh các số trong bảng số liệu.
B. Hoạt động thực hành – luyện tập
Mục tiêu: học sinh thực hành thu thập, phân loại, kiểm đếm và hoàn thành bảng số liệu; thực hành đọc số liệu trong bảng số liệu; so sánh và tính tốn các số liệu trong bảng.
- Hoạt động 1:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng số liệu dựa vào số liệu đã cho.
- Quan sát, hỗ trợ học sinh hoàn thành bảng số liệu.
- Học sinh: Hoàn thành bảng số liệu dựa vào số liệu đã cho.
- Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng số liệu. - Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đơi để so sánh và tính tốn các số liệu trong bảng số liệu.
- Quan sát, hỗ trợ học sinh hoàn thành bảng số liệu; so sánh, tính tốn các số liệu trong bảng số liệu.
- Học sinh:
- Thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng. - Hoàn thành bảng số liệu.
- Thảo luận nhóm đơi so sánh và tính tốn các số liệu trong bảng số liệu.
- Bảng số liệu.
- Quá trình thu thập, phân loại, kiểm đếm.
- Bảng số liệu.
- Các so sánh và tính toán các số liệu trong bảng số liệu.
TIẾT 2
LUYỆN TẬP THỐNG KÊ SỐ LIỆU C. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: học sinh thu thập, phân loại, kiểm đếm và hoàn thành bảng số liệu; thực hành đọc số liệu trong bảng số liệu; so sánh và tính tốn các số liệu trong bảng số liệu.
Phương pháp dạy học chính: dạy học tình huống, hoạt động nhóm. - Hoạt động 3
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 4 thu thập, -
phân loại và kiểm đếm các đối tượng.
- Quan sát, hỗ trợ học sinh hoàn thành bảng số liệu; giải quyết vấn đề.
- Học sinh:
- Thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng. - Hoàn thành bảng số liệu.
- Giải quyết vấn đề.
phân loại, kiểm đếm. - Bảng số liệu. -
D. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình và sản phẩm.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Sự tích cực, chủ động
của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
Vấn đáp Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp Phiếu quan sát trong giờ học
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…