Chuyên đề ngôn ngữ lập trình AutoIt Trang 110 control) max : đối với các control như Input hoặc Edit đó là số kí tự tối đa có thể nhập

Một phần của tài liệu Chuyên đề ngôn ngữ lập trình autoit (Trang 110 - 113)

control). max : đối với các control như Input hoặc Edit đó là số kí tự tối đa có thể nhập liệu trong control đó, đối với các control như Slider hoặc UpDown đó là con số tối đa có thể tăng tới được. min : mặc định là 0. Đối với các control như Input hoặc Edit đó là số kí tự tối thiểu phải có trong control đó, đối với các control như Slider hoặc UpDown đó là con số tối thiểu có thể giảm tới được.

Ví dụ : #include <GUIConstantsEx.au3>

Opt("GUIOnEventMode", 1)

GUICreate("GUICtrlSetLimit", 240, 80) $ip = GUICtrlCreateInput("", 10, 10, 40, 20) $ud = GUICtrlCreateUpdown($ip)

GUICtrlSetLimit($ud, 100, 10); thiết lập giá trị max/min cho con số tối đa có thể

tăng giảm được cho control UpDown.

GUISetState() Sleep(8000)

14. GUICtrlGetState([controlID])

- Công dụng : trả về thông tin trạng thái (state) của một control. Bạn xem các trạng thái state của hàm GUICtrlSetState để biết thêm các trạng thái.

- controlID là số ID của control mà bạn cần lấy trạng thái được trả về thông qua các hàm tạo control.

- Với control ListView, sẽ trả về số cột mà người dùng đã click. Ví dụ : #include <GUIConstantsEx.au3> GUICreate("GUICtrlGetState", 200, 140) $lv = GUICtrlCreateListView("MSSV|Name|Class", 10, 10, 140, 80) $bt = GUICtrlCreateButton("Yes", 45, 100, 60, 30) GUISetState() Sleep(6000)

MsgBox(0, "GUICtrlGetState", GUICtrlGetState($lv)) MsgBox(0, "GUICtrlGetState", GUICtrlGetState($bt))

15. GUICtrlRead(controlID, [advanced])

- Công dụng : đọc trạng thái hoặc dữ liệu của một control.

- controlID là số ID của control được trả về từ các hàm GUICtrlCreate… advanced : tham số tùy chọn quy định kết quả trả về chứa thông tin mở rộng của hàm. Nếu tham số này là 0, hàm sẽ trả về trạng thái hoặc dữ liệu của một control. Nếu tham số này là 1, hàm sẽ trả về thông tin mở rộng cho control. Mặc định là 0.

- Hàm này nếu gọi thành công sẽ trả về giá trị dữ liệu tùy thuộc vào từng loại control cụ thể. Xem bảng dưới đây.

Loại control Giá trị trả về

Checkbox,

Chun đề ngơn ngữ lập trình AutoIt Trang 111

Combo, List Giá trị được chọn.

Input, Edit Nội dung văn bản mà người dùng đã nhập.

Button Văn bản hiển thị.

Date Ngày được chọn trong control.

Progress Tỉ lệ phần trăm hiện hành.

Slider Giá trị hiện hành.

Tab Một con số nào đó hoặc số ID của control tabitem được chọn còn phụ

thuộc vào tham số advanced trong hàm. Menu,

MenuItem Trạng thái của menu/item. Xem bảng State trong hàm GUICtrlSetState.

TreeView Số ID của control TreeViewItem được chọn.

TreeViewItem Trạng thái của TreeViewItem.

ListView Số ID của control ListViewItem được chọn. Trả về 0 nếu khơng có mục

nào được chọn.

Nếu tham số advanced = 1, thì hàm sẽ trả về những thơng tin mở rộng được trình bày trong bảng sau.

Loại control Thông tin mở rộng của control sẽ trả về

Checkbox,

Radio Văn bản của control.

Menu,

MenuItem Văn bản của control.

TreeView Văn bản hiện hành được chọn trong TreeViewItem.

TreeViewItem Văn bản của TreeViewItem.

ListViewItem

Trạng thái của ListViewItem nếu tham số style mở rộng (exstyle) $LVS_EX_CHECKBOXES được dùng. Xem bảng State trong hàm GUICtrlSetState.

Chun đề ngơn ngữ lập trình AutoIt Trang 112

Tab Số ID của control tabitem.

Ví dụ : #include <GUIConstantsEx.au3>

Opt("GUIOnEventMode", 1)

GUICreate("GUICtrlGetData", 200, 140)

$ls = GUICtrlCreateList("Ke toan dai cuong", 10, 35, 120, 80) $lb = GUICtrlCreateLabel("Chon mot mot hoc", 10, 10)

GUICtrlSetData($ls, "Kien truc may tinh|Xac suat thong ke|Toan cao cap|He dieu hanh")

GUICtrlSetOnEvent($ls, "Click") GUISetState()

Sleep(8000) Func Click()

MsgBox(0,"Mon hoc da chon", "Ban da chon mon "&GUICtrlRead($ls)) EndFunc

* Ghi chú : việc tạo cửa sổ GUI hay control thực ra chúng ta không cần phải dùng lệnh

code để tạo. Chúng ta có thể dùng cơng cụ Koda FormDesigner để thiết kế các control hoặc cửa sổ cho nhanh. Việc giới thiệu các hàm tạo control cũng như GUI giúp cho bạn thiết lập một số tham số đặc biệt và tối ưu cho các đối tượng đó. Sau đây, tơi xin giới thiệu bạn về công cụ thiết kế giao diện này.

Hướng dẫn sử dụng Koda FormDesigner để thiết kế giao diện - Lập trình giao diện với Koda FormDesigner

Trước đây, việc lập trình có giao diện đẹp là rất khó. Chúng ta đề ra một ví dụ nhỏ như lập trình có các nút textbox, combobox, label trong AutoIt để thiết kế các hộp nhập thông tin dành cho chương trình quản lý sinh viên là phải viết rất nhiều câu lệnh rồi, chưa nói đến việc lập trình có giao diện đẹp và đồng thời phải linh hoạt nữa.

Việc lập trình giao diện trong AutoIt với công cụ Koda FormDesigner là sử dụng những control có sẵn và bạn sẽ chỉ dùng chuột để kéo các control đó vào form để thiết kế, xác lập các thuộc tính cho chúng. Sau đó bạn chỉ sinh mã code tạo giao diện từ chương trình này, chép đoạn mã code vừa sinh ra qua cửa sổ SciTE để sử dụng. Tuy nhiên không giống như những cơng cụ lập trình giao diện khác, Koda FormDesigner chỉ thiết kế giao diện chứ không xử lý sự kiện. Nếu bạn muốn xử lý sự kiện thì sau khi chép đoạn mã code từ chương trình Koda FormDesigner qua SciTE, thì bạn phải cung cấp thêm các lệnh xử lý sự kiện trong SciTE.

- Giới thiệu Koda FormDesigner

Koda FormDesigner là sản phẩm được phát triển bởi hai nhóm phát triển Martin Woods (Lookfar) và Dmitry Yudin (Lazycat) và một số thành viên khác. Hiện tại chương trình chỉ chạy trên mơi trường Windows.

Trang chủ : http://koda.darkhost.ru

- Cấu hình máy để chạy Koda FormDesigner

Chương trình này rất nhẹ nên bạn khơng cần lo lắng đến cấu hình máy để chạy chương trình này.

- Cài đặt Koda FormDesigner

Một phần của tài liệu Chuyên đề ngôn ngữ lập trình autoit (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)