lưới này bằng cách chọn Options -> Show grid. Ngay tại khung bên phải sẽ chứa danh sách các hình được sắp xếp theo thứ tự được tạo. Ở phía dưới danh sách sẽ là cửa sổ thuộc tính mà bạn có thể thay đổi cho đối tượng hình học được chọn. Ở phía dưới ngay thanh trạng thái của chương trình, bạn có thể thấy tọa độ con trỏ hiện thời trên màn hình (Point) và số đối tượng hình học hiện có trên khu vực thiết kế (Objects).
Việc chèn các đối tượng hình học cũng tương tự như control. Bạn hãy chọn hình mà mình muốn chèn trên thanh cơng cụ, sau đó dùng chuột kéo thả và chỉnh sửa kích thước của hình sau cho phù hợp rồi nhả chuột ra.
Khi một đối tượng hình được chèn, bạn có thể thực hiện các thao tác đối với đối tượng được chèn như sau :
- Thay đổi kích thước của đối tượng hình học bằng cách rê thả các điểm chọn trên đối tượng. (điểm chọn có dạng hình vng nhỏ)
- Di chuyển các đối tượng hình học bằng cách dùng chuột rê và thả nó đến vị trí mong muốn.
- Thay đổi thuộc tính của đối tượng hình trong cửa sổ thuộc tính. Đối với đối tượng hình Line và Bezier, bạn có thêm thuộc tính ShowPoint. Nếu bạn thiết lập thuộc tính này là True, thì hai đối tượng trên sẽ có thêm một dấu + ngay tại hai đầu của chúng.
- Bạn có thể di chuyển đối tượng hình học được chọn sang trái, phải, lên, xuống 1 pixel bằng cách nhấn phím Ctrl + phím mũi tên ( , , , ) tương ứng. Ví dụ Ctrl + để di chuyển hình xuống dưới 1 pixel.
- Bạn có thể dùng tổ hợp phím Shift + phím muỗi tên để tiến hành phóng lớn hoặc thu nhỏ ảnh 1 pixel.
- Với mỗi đối tượng hình học, bạn có thể thay đổi độ dày của đường viền, màu của đường viền, màu nền của đối tượng thông qua ba nút nhấn dropdown trên thanh công cụ. - Các đối tượng hình học được tạo sẽ có thuộc tính mặc định của chương trình. Nhưng bạn có thể vào Options, đánh dấu check vào Create next shape with current formatting. Tùy chọn này sẽ làm cho đối tượng hình học được tạo mới có thuộc tính tượng tự như bạn đã thiết lập cho đối tượng hình học cuối cùng trước khi tạo mới đối tượng này.
Dưới đây, bạn sẽ thấy một hình ảnh ví dụ mẫu cho tất cả các control cũng như cửa sổ trong AutoIt. Chúc bạn sử dụng tốt công cụ Koda FormDesigner trong việc thiết kế giao diện của mình.
Chun đề ngơn ngữ lập trình AutoIt Trang 135
Xử lý sự kiện trong AutoIt I. Tổng quan
Một giao diện GUI có nhiều cửa sổ và mỗi cửa sổ lại có một hoặc nhiều control. Tất nhiên những cửa sổ mà bạn tạo ra là nhằm mục đích thực hiện một tác vụ nào đó chẳng hạn như nhập username và password, xử lý tập tin, xử lý ảnh,… Tất cả những tác vụ đó muốn thực hiện được thì bạn phải dùng code của mình để xử lý, tuy nhiên để xử lý được thì bạn phải biết người dùng đã tiến hành thao tác gì trên bàn phím, trên cửa sổ hoặc sự kiện gì xảy ra trên cửa sổ như cửa sổ được đóng, cửa sổ thu nhỏ trên thanh taskbar, lỗi xảy ra trong khi chạy chương trình,…
Ví dụ : người dùng muốn truy cập vào cơ sở dữ liệu chứa thơng tin sinh viên thì trước hết phải nhập tên người dùng và mật khẩu hợp lệ để đăng nhập vào. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu muốn biết người dùng đã tiến hành hồn thành thao tác nhập thơng tin tài khoản và mật khẩu chưa thì phải thơng qua một sự kiện nào đó, chẳng hạn như người dùng nhấn nút OK hoặc nhấn Enter ngay tại trường gõ nội dung mật khẩu.
Bạn hãy suy nghĩ sự kiện như bạn đang ở trong một ngôi nhà và chờ người đưa thư đến, bạn ngồi ở đó và chờ một người đưa thư bỏ thư vào trong hộp thư trước nhà của mình và sau đó bạn đọc nội dung trong thư và quyết định những gì cần làm với chúng. Đây có thể là một hình ảnh chính xác để minh họa cơ chế xử lý sự kiện của AutoIt. Giống như trong ví dụ trên, hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải chờ đợi cho người dùng hồn thành nhập thơng tin tài khoản và mật khẩu thông qua việc người dùng nhấn Enter hoặc bấm OK thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ xem xét mật khẩu đó đã đúng hay chưa rồi sau đó mới cho người dùng tiến hành đăng nhập hay không.
Tất cả những sự kiện xảy ra trong AutoIt sẽ được AutoIt cung cấp cho chúng ta biết được các sự kiện xảy ra và cách xử lý những sự kiện đó. AutoIt hỗ trợ cho chúng ta hai phương pháp để xử lý sự kiện đó là dùng chế độ OnEvent và sử dụng vịng lặp thơng điệp. Để hiểu thêm về cơ chế xử lý sự kiện trong AutoIt, bạn có thể xem lại hàm GUIGetMsg, GUISetOnEvent, GUICtrlSetOnEvent, và một số hàm xử lý cửa sổ GUI khác. II. Xử lý sự kiện bằng cách dùng vịng lặp thơng điệp
Trong chế độ vịng lặp thơng điệp, sự kiện mà bạn muốn xử lý sẽ được đưa vào một vòng lặp. Trong thân vòng lặp này bạn sẽ phải sử dụng hàm GUIGetMsg() để tiếp nhận những sự kiện nào đó đã xảy ra trên GUI của mình và tương ứng với mỗi sự kiện đó, bạn sẽ phải cung cấp các đoạn code để tiến hành xử lý sự kiện xảy ra. Chế độ vịng lặp thơng điệp chính là chế độ xử lý sự kiện mặc định trong AutoIt. Ngồi ra cịn có một chế độ khác chính là chế độ OnEvent sẽ trình bày trong phần III.