CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
3.2.1. Chiến lược định giá
Oppo áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thấp để thu hút khách hàng nhiều hơn. Thông thường, giá của một chiếc smartphone sẽ thấp hơn 20% so với các điện thoại cùng phân khúc. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nhãn hàng này đã sử dụng kênh phân phối cấp 1 (Nhà sản xuất
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng) và cấp 2 (Nhà sản xuất
Nhà bán sỉ
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng). Dù khách hàng bỏ ra mức giá rẻ hơn nhưng chất lượng sản phẩm của OPPO vẫn đạt chuẩn và được chuyên gia đánh giá cao. OPPO cũng ra mắt các sản phẩm tầm trung và cao cấp để đánh vào tập khách hàng mục tiêu phân khúc khác. Chiến lược giá của Oppo được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Oppo đã làm được một việc khó: ra đời dịng sản phẩm có cấu hình cao, ngoại hình đẹp nhưng giá lại ở mức trung bình. Hơn thế nữa, việc đầu tư quảng cáo, xây dựng hình ảnh cũng được Oppo chi trả
25
rất “mạnh tay” mà khơng hề nâng giá thành của sản phẩm. Có thể thấy đây chính là một sự đầu tư rất tâm huyết và dài hơi trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, với tâm lý xem hàng Trung Quốc là những sản phẩm giá rẻ và khơng đáng mua, người Việt có xu hướng thích sử dụng những sản phẩm của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật… Khơng vì thế mà OPPO lại bỏ cuộc chơi tại thị trường Việt Nam, họ luôn chú ý tới chiến lược PR tên tuổi của mình, tạo tâm lý thân thiện và uy tín trong mắt khách hàng. Chính sách định giá theo tâm lý của OPPO đã cho thấy được sự hiệu quả khi họ luôn đứng Top 3 doanh số tại thị trường Việt Nam. Giá của những sản phẩm smartphone OPPO ln được định giá giá lẻ, ví dụ như OPPO F1 là 6.490.000 đồng, tạo tâm lý cho khách hàng cảm thấy giá của sản phẩm rẻ hơn dù giá vẫn không chênh lệch đối với mức 6.500.000 đồng bao nhiêu.