VI. LIÊN KẾT LƯỚI ĐIỆN
1. Về khả năng nhập khẩu điện của Việt Nam
Việt Nam có khả năng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào vì đây là những nước đang dư thừa nguồn điện (đặc biệt là nguồn thủy điện) và có kế hoạch xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
Đối với mua điện Trung Quốc, hiện tại nước ta đang mua điện ở phía Bắc thơng qua 2 đường dây 220 kV phía Lào Cai và phía Hà Giang bằng hình thức tách lưới. Tổng cơng suất mua điện hiện tại khoảng 700 MW, điện năng khoảng 2-3 tỷ kWh/năm. Hiện Chính phủ đã chấp thuận việc xúc tiến nhập khẩu thêm từ Trung Quốc thông qua đường dây truyền tải 220 kV và trạm Back to Back, dự kiến vào vận hành năm 2023-2024. Khi đó, tổng cơng suất nhập khẩu sẽ đạt khoảng 2 GW và điện năng khoảng 9 tỷ kWh/năm. Tiềm năng nhập khẩu từ phía Trung Quốc sau năm 2025 vẫn cịn lớn. Trong khi miền Bắc khơng có nhiều tiềm năng điện gió, mặt trời, vị trí xây dựng nhà máy nhiệt điện hạn chế, việc nhập khẩu thêm từ phía Trung Quốc và Lào về Bắc Bộ là rất cần thiết. Do đó, cần tiếp tục xem xét mở rộng nhập khẩu bằng đường dây một chiều 500 kV để có thể nhập khẩu thêm 3000 MW từ Trung Quốc như các nghiên cứu trước đây đã thực hiện
Đối với nhập khẩu Lào, theo biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào cập nhật năm 2021, Việt Nam có thể nhập khẩu nguồn điện từ Lào với quy mô khoảng 3000 MW năm 2025, 5000 MW năm 2030 và 10000 MW năm 2045. Theo đó hiện nay đã có khá nhiều các dự án nằm dọc biên giới Việt Nam - Lào xúc tiến nghiên cứu bán điện về Việt Nam với tổng quy mô cũng đã lên đến 5 - 7 GW. Các dự án điện tại
Viện Năng lượng
Lào dự kiến nhập khẩu về Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 hiện đều được nghiên cứu theo phương thức đấu trực tiếp vào lưới điện Việt Nam, được coi như nguồn điện của Việt Nam trong vận hành. Do đó cần nghiên cứu kỹ về giá mua điện, khả năng truyền tải của hệ thống, khả năng hấp thu nguồn năng lượng tái tạo và chi phí linh hoạt của hệ thống để tích hợp nguồn điện NLTT biến đổi. Xem xét ưu tiên nhập khẩu nguồn điện có khả năng điều tiết như thủy điện có hồ chứa, hạn chế nguồn điện biến đổi vì sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí linh hoạt của hệ thống Việt Nam. Đặc biệt các dự án điện gió và mặt trời của Lào dự kiến đấu nối về Tây Nguyên và Trung Trung Bộ cần được xem xét kỹ vì vừa làm tăng gánh nặng lên lưới truyền tải ra Bắc Bộ, vừa làm tăng chi phí linh hoạt của hệ thống Việt Nam.
Trong giai đoạn tới, xem xét nghiên cứu xây dựng liên kết 500 kV thông qua trạm Back to Back đặt tại biên giới Thanh Hóa với Lào để kết nối lưới 500 kV Bắc Lào và mua điện từ các nhà máy khu vực Bắc Lào về khu vực Bắc Bộ của Việt Nam. Các NMĐ ở Trung Lào, Nam Lào dự kiến bán sang Việt Nam sẽ kết nối với lưới 500 kV của Lào và truyền tải ra Bắc Lào để bán điện cho khu vực Bắc Bộ của Việt Nam, do khả năng truyền tải trên lưới điện Việt Nam từ miền Trung Việt Nam ra miền Bắc Việt Nam đã đạt giới hạn.