Về khả năng kết nối lưới điện liên quốc gia

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 32 - 34)

VI. LIÊN KẾT LƯỚI ĐIỆN

3. Về khả năng kết nối lưới điện liên quốc gia

Trong giai đoạn sau 2030, cần xem xét xây dựng hệ thống lưới điện kết nối hệ thống điện các nước trong khu vực GMS. Khi đó các đường dây truyền tải một chiều (HVDC) hoặc trạm Back to Back sẽ được sử dụng để liên kết giữa các hệ thống. Các liên kết Bắc Bộ với Trung Quốc và Lào sẽ có xu hướng truyền tải chính là mua điện về Bắc Bộ. Phía miền Trung và miền Nam sẽ nghiên cứu xây dựng các liên kết sang Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar để bán điện từ miền Trung và miền Nam khi dư thừa nguồn gió, mặt trời, gồm:

- Liên kết miền Trung Việt Nam – Lào – Thái Lan - Myanmar - Liên kết miền Nam Việt Nam – Campuchia – Thái Lan - Myanmar

Ngoài ra sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh và phối hợp xây dựng các liên kết lưới điện giữa các nước ASEAN trong tình hình mới. Việc xem xét xây dựng hệ thống liên

Viện Năng lượng

kết lưới điện khu vực GMS là cần thiết để tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo và đạt được đầy đủ các lợi ích của kết nối.

VII. PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN

Đến đầu năm 2020, kết quả thực hiện chương trình điện khí hóa nơng thơn giai đoạn trước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong điều kiện của nước đang phát triển, phải đối diện với rất nhiều rào cản về cơng nghệ, nguồn vốn, trình độ quản lý, tỷ lệ 100% số xã có điện, hơn 99,47% số hộ dân có điện, trong đó có 99,18% số hộ nơng dân có điện, đây có thể xem như là một thành quả rất lớn của Tập đoàn điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mức độ phủ điện đến các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo của Việt Nam là thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.

Trong giai đoạn 2021-2030, sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu 100% số hộ dân đều có điện. Tiếp tục hồn thành Chương trình mục tiêu cấp điện nơng thơn, miền núi và hải đảo tại Quyết định 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018. Để đạt mục tiêu đảm bảo 100% hộ dân cả nước đều có điện, nước ta cần tiếp tục hồn thành các nhiệm vụ sau: tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng lưới phân phối hiện có; đảm bảo sự phát triển bền vững của lưới điện nông thôn; mở rộng kết nối điện cho những hộ chưa có điện; tiếp tục đảm bảo giá điện hợp lý cho người nghèo.

Ngồi việc tìm ra cách thích hợp nhất để mở rộng kết nối điện cho phần dân cư còn lại hiện đang khơng có điện, Việt Nam phải tiếp tục thực hiện các khoản đầu tư cần thiết cho khôi phục cải tạo và nâng cấp hệ thống hiện có, đảm bảo tính bền vững vận hành các lưới điện và đảm bảo giá điện ở mức phải chăng cho người nghèo.

Một số chủ trương cụ thể về cải tạo lưới điện nông thôn như sau:

- Hoàn thành cải tạo toàn bộ lưới 6, 10, 15kV hiện có lên cấp điện áp 22kV. - Đối với các khu vực vùng núi, những nơi có mật độ phụ tải thấp và dân cư thưa

thớt, bán kính cung cấp điện lớn (trên 50km) có thể chấp nhận giải pháp cấp điện bằng cấp điện áp 35kV.

- Đối với lưới điện phân phối 0,4kV phải tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cải tạo lưới điện hiện hữu ở những vùng đã được nối lưới nhưng chất lượng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và xây dựng hệ thống lưới điện mới cho các khu vực chưa có lưới điện vươn tới.

- Khu vực vùng sâu vùng xa và hải đảo sẽ được tính tốn ưu tiên phương án cấp điện từ điện lưới trước, nếu nhu cầu điện phù hợp với khoảng cách cấp điện cho phép của từng cấp điện áp của lưới điện. Tuy nhiên trong trường hợp các hải đảo quá xa đất liền (như đảo Bạch Long Vỹ, Hoàng Sa, Trường Sa…), việc kéo lưới điện từ đất liền ra đảo là không thể đảm bảo được các thông số kỹ thuật vận hành, cần xem xét các phương án cấp nguồn điện cho đảo từ các loại nguồn điện độc lập. Nghiên cứu ứng dụng các mơ hình năng lượng tái tạo tại chỗ như: Đèn xách tay năng lượng mặt trời, pin năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ... Đầu tư

Viện Năng lượng

nguồn NLTT kết hợp với pin tích năng để cấp điện cho các đảo xa bờ. Cần xây dựng cơ chế quản lý, đầu tư thuận lợi để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.

Giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục đảm bảo sự phát triển bền vững của lưới điện nông thôn thông qua cải tạo nâng cấp hệ thống điện hiện có, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng của người dân. Thực hiện chuyển dần việc cấp điện cho các đảo từ nguồn điện diesel sang nguồn cấp kết hợp năng lượng tái tạo và pin tích năng để giảm dần chi phí bù giá điện của nhà nước cho các khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

VIII. ĐIỀU ĐỘ HTĐ QUỐC GIA

Trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống điện và thị trường điện trong những năm tới, sẽ có rất nhiều các vấn đề thách thức mới đối với tổ chức điều độ quốc gia. Vì vậy tổ chức điều độ sẽ cần được cải tổ để phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)