1.4. Giới thiệu về kỹ thuật chiết pha rắn
1.4.2. Kỹ thuật chiết pha rắn
Có thể thực hiện kỹ thuật SPE ở điều kiện tĩnh và điều kiện động [50]
Kỹ thuật chiết ở điều kiện tĩnh: Trước hết, cho một lượng pha rắn thích hợp
vào một thể tích xác định dung dịch chứa chất cần phân tích; điều chỉnh mơi trường; lắc dung dịch trong thời gian nhất định; để yên tĩnh và cân bằng phân bố chất tan giữa hai pha được thiết lập. Tiếp theo, tách hai pha rắn - lỏng bằng cách lọc hoặc ly tâm (có thể rửa pha rắn để loại bỏ các chất gây cản trở nếu cần). Cuối cùng, giải hấp chất phân tích (bị hấp phụ trên pha rắn) khỏi pha rắn bằng cách rửa giải pha rắn bằng một thể tích dung mơi thích hợp; rồi sau đó xác định nồng độ chất phân tích bằng phương pháp phân tích thích hợp. Như vậy, cân bằng phân bố chất phân tích giữa hai pha xảy ra một giai đoạn và quá trình này xảy ra giống như chiết lỏng-lỏng.
Kỹ thuật chiết ở điều kiện động: vật liệu SPE được nạp trước vào cột chiết và
được cố định trong các mạng lưới polytetrafluoroethylene (PTFE) và ép thành khối dạng đĩa (đĩa chiết). Kỹ thuật SPE trong điều kiện động gồm 4 bước chính được mơ tả trên hình 1.7.
Hình 1.7. Các bước trong kỹ thuật SPE ở điều kiện động
Như vậy, với kỹ thuật SPE, các chất cản trở được loại ra khỏi chất phân tích và nếu sử dụng một thể tích nhỏ dung dịch rửa giải, thì chất phân tích được làm giàu lên nhiều lần, thuận lợi cho q trình phân tích tiếp theo. Kỹ thuật SPE có thể được thực hiện tự động hóa. Hiện nay, kỹ thuật SPE ở điều kiện động được sử dụng phổ biến hơn.