Mục tiêu xã hội: Giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đến xã hộ

Một phần của tài liệu Du lịch có trách nhiệm: Bộ công cụ về du lịch tại Việt Nam - Phần 2 (Trang 65 - 67)

du lịch đến xã hội

Lĩnh vực chính sách 4: Phúc lợi xã hội cho cộng đồng

Duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống tại cộng đồng địa phương, bao gồm các cấu trúc xã hội và khả năng tiếp cận tài nguyên, trang thiết bị và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống, ngăn chặn các hành vi gây thối hóa và hủy hoại xã hội. Chính sách cần được xây dựng nhằm bảo đảm:

• Cân bằng số lượng, thời gian và địa điểm của các chuyến tham quan

• Giảm thiểu ách tắc

• Lập kế hoạch và quản lý các doanh nghiệp du lịch cũng như cơ sở hạ tầng một cách kỹ lưỡng và thận trọng

• Khuyến khích việc sử dụng trang thiết bị chung cho cả khách và người dân địa phương

• Gây ảnh hưởng lên hành vi của du khách đối với cộng đồng địa phương

Lĩnh vực chính sách 5: Sự phong phú về văn hóa

Tơn trọng và đề cao các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa ngun bản, những nét đặc sắc và truyền thống của cộng đồng địa phương. Chính sách cần được xây dựng nhằm bảo đảm:

• Đảm bảo quản lý hiệu quả và bảo tồn các giá trị văn hóa và các điểm di tích lịch sử

• Phối hợp với cộng đồng trong việc thể hiện và quảng bá

BỘ CƠNG CỤ VỀ DU LỊCH CĨ TRÁCH NHIỆM TẠI VIỆT NAM 139

Cơng cụ để đạt được chính sách Du lịch có trách nhiệm

Có một số cơng cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến tính bền vững trong du lịch. Bao gồm:

• Các chỉ số và giám sát bền vững: Các chỉ số và giám

sát bền vững là những công cụ quan trọng giúp đạt được những mục tiêu bền vững trong du lịch vì chúng giúp thiết lập ranh giới cho các điều kiện hiện tại về tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đặt ra mục tiêu cho các chính sách và hành động để đạt được các mục tiêu bền vững tích cực, phối hợp chặt chẽ giữa kiểm tra và đánh giá kết quả của tiến trình thực hiện, và đưa ra những điều khoản để thực hiện điều chỉnh phù hợp nhằm tiếp tục cải thiện quy trình.

• Các giới hạn thay đổi: Thiết lập giới hạn cho những sự

thay đổi có thể chấp nhận được của các yếu tố kinh tế, mơi trường và xã hội có thể giúp quản lý được những tác động không mong muốn ở nhiều cấp độ khác nhau.

• Luật du lịch quốc gia: Thể hiện trách nhiệm của chính phủ

và các ban ngành liên quan đối với du lịch. Các nguyên tắc du lịch bền vững có thể được đưa vào ngay trong phần mở đầu hoặc thể hiện một cách hài hịa qua ngơn từ của văn bản.

• Quy định: Có thể liên quan tới những tác động qua lại giữa

cơ sở kinh doanh và du khách với môi trường và cộng đồng địa phương cũng như những loại hoạt động nào có thể được triển khai theo hình thức nào (bao gồm cách tiếp cận điểm đến, tần suất sử dụng, chất lượng và tiêu chuẩn). Xây dựng các quy định cụ thể có thể giúp đưa mọi việc vào nền nếp và quy củ, ví dụ như quy định về các tiêu chuẩn trong xây dựng, vị trí của cơng trình xây dựng, chiều cao của cơng trình, vật liệu cần sử dụng, thiết kế và vấn đề sức khỏe, an tồn…).

• Quy hoạch sử dụng đất và kiểm soát sự phát triển: Tác

động đến phát triển du lịch và các hình thức phát triển khác

bằng cách gây ảnh hưởng đến các loại và vị trí của điểm phát triển du lịch và các hoạt động. Du lịch bền vững có thể được lồng ghép với kế hoạch sử dụng đất và kiểm soát bằng cách phát triển phân chia theo các khu vực ưu tiên cho bảo tồn và cho các hoạt động du lịch. Việc sử dụng các công cụ như khoanh vùng được bảo vệ, bảo tồn có thể đảm bảo vấn đề sử dụng đất bền vững.

• Đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế: Như

đã được phác thảo từ ban đầu, tính bền vững trong phát triển du lịch có thể được tăng cường qua việc yêu cầu chủ thể các dự án phải thực hiện đánh giá tác động tới môi trường, xã hội và kinh tế như một phần trong đề án phát triển. Đánh giá này có thể giúp đảm bảo tính bền vững qua việc xác định chi phí và lợi ích về kinh tế, xã hội và mơi trường.

• Thuế và phí: Các loại thuế như thuế doanh nghiệp hay

thuế du khách có thể tác động đến hành vi kinh doanh và tiêu dùng qua những ảnh hưởng của nó lên giá, chi phí và thu nhập, trong khi phí sử dụng tài nguyên, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng có thể giúp kiểm soát số lượng du khách. Để thúc đẩy bền vững, doanh thu từ thuế và phí có thể được sử dụng cho các mục đích quản lý, bảo tồn mơi trường hay các điểm di sản văn hóa hoặc hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng.

• Các ưu đãi tài chính và thỏa thuận: Hành vi của doanh

nghiệp có thể tác động từ việc được hưởng các lợi ích tài chính đặc biệt nhờ cam kết hoạt động theo những điều kiện nhất định. Việc khen thưởng có thể được dùng để tạo ra tính bền vững thơng qua việc u cầu doanh nghiệp thể hiện hoạt động thân thiện với môi trường, xã hội và kinh tế, có thể qua việc hỗ trợ hoạt động đặc biệt mang tính bền vững (như: Du lịch dựa vào cộng đồng) và đầu tư trực tiếp từ chính phủ cho những vùng du lịch bền vững.

• Cơ chế tự nguyện: Những bản hướng dẫn và quy tắc ứng

xử phi luật pháp cho du khách và doanh nghiệp có thể được dùng để đưa ra những yêu cầu và mong muốn đối với cá nhân và doanh nghiệp trong cách hành xử, ví dụ bằng việc u cầu du khách khơng vứt rác bừa bãi trong các khu bảo tồn, không chạm vào những hiện vật văn hóa dễ bị hư hại… Hệ thống chứng chỉ như Bông Sen Xanh nên được khuyến khích để cải thiện tiêu chuẩn với lợi ích dành cho doanh nghiệp là họ sẽ nhận được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, từ đó có thể quảng bá cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

• Các cơng cụ hỗ trợ: Sự cung cấp các yếu tố cơ sở hạ tầng

và trang thiết bị như nước, nước thải, điện, viễn thơng và giao thơng có thể góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và gây ảnh hưởng về thời gian và địa điểm cho sự phát triển ấy diễn ra. Cơ sở hạ tầng khơng chỉ được dùng để phục vụ mục đích du lịch mà cịn phục vụ cho cộng đồng dân cư địa phương. Một công cụ hỗ trợ khác là tăng cường năng lực vừa có thể đáp ứng nhu cầu tăng cường kỹ năng làm việc cho người lao động địa phương song cũng có tác dụng gia tăng việc làm và thu nhập cho người dân. Cuối cùng, marketing và các dịch vụ thông tin do nhà nước cung cấp nhằm hỗ trợ các công cụ kinh tế, hướng dẫn và cấp chứng chỉ cũng như hỗ trợ tiếp cận thị trường, quảng bá các hình thức đặc biệt của sản phẩm du lịch và tác động tới hành vi của du khách. Tính bền vững có thể được phối hợp chặt chẽ với các thị trường du lịch mục tiêu đặc trưng, triển khai các chiến dịch nhằm giảm tác động của yếu tố mùa vụ trong du lịch và quảng bá những điểm đến cụ thể nhằm mở rộng lợi nhuận.

140 BỘ CƠNG CỤ VỀ DU LỊCH CĨ TRÁCH NHIỆM TẠI VIỆT NAM

BÀI 13

Một phần của tài liệu Du lịch có trách nhiệm: Bộ công cụ về du lịch tại Việt Nam - Phần 2 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)