1.2.1. Quản lý nhà trường
Trường học là đơn vị cơ sở của một tổ chức và hệ thống giáo dục, đồng thời là một dạng của tổ chức trong xã hội. Vì vậy có thể hiểu quản lý trường học theo hai nghĩa cơ bản như sau:
+ Đó là quản lý giáo dục tại cơ sở.
+ Đó là quản lý một tổ chức trong xã hội và cụ thể là tổ chức giáo dục.
Mỗi trường học thì vẫn do các cấp nhà nước từ địa phương đến Trung ương quản lý. Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch các cấp đều là những chủ thể quản lý trường học. Khi đó quản lý nhà trường do cấp trên trường thực hiện và đó là lý do
ra đời Mơ hình quản lý dựa vào nhà trường (School-based management). Nhưng trường học còn được quản lý bởi bộ máy bên trong trường do hiệu trưởng đứng đầu. Đó là quản lý trường học tại cấp trường, hay quản lý bên trong trường. Thông thường quản lý trường học thường được hiểu theo nghĩa này nhưng trên thực tế, quản lý trường học tại cấp trường vừa có tính chủ động, độc lập tương đối tùy theo cơ chế phân cấp cụ thể, song chính nó vẫn chịu sự chi phối tác động quản lý từ các cấp trên trường. Cả bộ máy quản lý cấp trường hoàn toàn do các cấp trên trường bổ nhiệm hoặc bãi miễn. Quản lý giáo dục và quản lý trường học về bản chất là một. Quản lý giáo dục thực chất chỉ có giá trị khi đến trường học cho dù nói về cấp quản lý nào. Quá trình giáo dục chỉ diễn ra ở trường, các hoạt động giáo dục theo chương trình chỉ diễn ra ở trường chứ không phải ở Bộ, tỉnh, huyện….Quản lý giáo dục là quản lý các hệ thống các trường học nằm trong phạm vi quyền hạn của các cấp quản lý nhất định. Đồng thời, quản lý trường học chính là quản lý diễn ra tại cấp cơ sở. Cho nên nội dung quản lý giáo dục nói chung và nội dung quản lý trường học đều như nhau, chỉ khác về quy mơ. Bao gồm:
- Quản lý tài chính giáo dục.
- Quản lý cơ sở vật chất- Thiết bị dạy học, hạ tầng kỹ thuật (tài sản vật chất); - Quản lý nhân sự (cán bộ, công chức, nhân viên, giáo viên, học sinh).
- Quản lý chun mơn (chương trình, hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập, phát triển nguồn nhân lực giảng day và quản lý, các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác)
- Quản lý môi trường (tự nhiên, văn hóa- xã hội)
- Quản lý các quan hệ giáo dục của ngành giáo dục với các thiết chế xã hội khác (Đồn, Đội, Cơng đồn, các hội nghề nghiệp, các hội chính trị - xã hội, gia đình, học sinh, cộng đồng dân cư).
Trong mỗi một nội dung quản lý đều ln có hai mặt gắn liền với nhau là quản lý hành chính sự vụ (Administration) và quản lý chất lượng (Quality Management).Theo nghĩa một tổ chức, trường học được quản lý giống như mọi tổ chức khác nhưng có đặc điểm chun mơn của mình là giáo dục. Bản chất của quản lý trường học lúc này gây ảnh hưởng, định hướng và phát triển tổ chức trường theo
mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ chiến lược, huy động và sử dụng các nguồn lực tạo dựng tên tuổi (thương hiệu ) và quản lý văn hóa nhà trường.
Bắt nguồn từ những phân tích ở trên, tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng:” quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-cơng nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngồi trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có.
Chúng tơi xem định nghĩa này là cơng cụ nghiên cứu các hoạt động quản lý của hiệu trưởng theo tiếp cận văn hóa tổ chức dựa trên 04 chức năng hoạt động gồm có lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, giám sát và kiểm tra đánh giá và nghiên cứu trên các đối tượng quản lý gồm: quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn và quản lý hạ tầng vật chất kỹ thuật.