địa phƣơng
Chúng tôi đã tổng hợp các triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun
T. suis do nhiễm tự nhiên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17. Kết quả bảng 3.17 cho thấy:
Theo dõi 704 lợn nhiễm giun T. suis ở các địa phương (qua xét nghiệm phân) tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng là 12,50%. Cả 88 lợn đều có triệu chứng là thể trạng gầy, da khô, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt. Hầu hết lợn bị rối loạn tiêu hóa (nhiều lợn tiêu chảy, nhiều lợn phân sệt).
Bảng 3.17. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun
T. suis ở các địa phƣơng
Địa phƣơng (huyện) Số lợn nhiễm (con) Số lợn có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Triệu chứng chủ yếu Định Hóa 293 47 16,04 - Lợn gầy, niêm mạc nhợt nhạt.
- Da khô, lông xù.
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc phân không thành khuôn).
Đồng Hỷ 252 29 11,51
Phú Lƣơng 159 12 7,55
Tính chung 704 88 12,50
Như vậy, lợn bị bệnh giun T. suis do nhiễm tự nhiên ở các địa phương cũng có những triệu chứng lâm sàng giống lợn gây nhiễm thực nghiệm. Tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng cao nhất là huyện Định Hóa (16,04%); thấp nhất là huyện Phú Lương (7,55%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua theo dõi triệu chứng lâm sàng của những lợn bị nhiễm giun T. suis, chúng tôi nhận thấy các triệu chứng chủ yếu là: Gầy, lông xù, rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Nếu chỉ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng thì việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn và thiếu chính xác. Vì vậy, trong chẩn đoán cần kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với tìm hiểu đặc điểm dịch tễ của bệnh, việc kiểm tra phân và mổ khám lợn tìm giun
T. suis ký sinh là phương pháp chẩn đoán chính xác hơn cả.