gây nhiễm
3.2.1.1. Kết quả gây nhiễm giun T. suis cho lợn
Sau khi nuôi trứng giun T. suis phát triển thành trứng có sức gây nhiễm, chúng tôi đã cho 5 lợn thí nghiệm nuốt trứng giun để gây bệnh thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả gây nhiễm giun T. suis cho lợn
STT lợn gây nhiễm Số lƣợng trứng gây nhiễm Thời gian lợn bắt đầu thải trứng T. suis (ngày)
Số trứng/g phân/ngày sau gây nhiễm
(X ± mX) 30 - 37 38 - 46 47 - 53 54 - 60 1 18900 30 5732,87 ± 10,28 6845,21 ± 8,65 6114,36 ± 9,42 5208,63 ± 7,56 2 15300 30 2279,64 ± 11,32 2890,47 ± 7,57 2581,93 ± 10,06 2680,38 ± 8,35 3 10800 31 1582,13 ± 5,39 2056,42 ± 6,94 1645,81 ± 8,12 1832,50 ± 5,97 4 8100 32 1385,74 ± 5,66 1962,60 ± 7,28 1538,72 ± 10,15 1684,76 ± 6,82 5 2700 32 387,46 ± 2,89 684,78 ± 5,56 514,61 ± 3,22 678,95 ± 4,19 Đối chứng: 5 lợn 0 0 0 0 0 0 Bảng 3.10 cho thấy:
Cả 5 lợn gây nhiễm đều thải trứng giun T. suis theo phân, song thời gian bắt đầu xuất hiện trứng trong phân khác nhau: Sớm nhất là 30 ngày, muộn nhất là 32 ngày.
Từ kết quả gây nhiễm giun T. suis cho lợn, chúng tôi nhận thấy: - Cả 5 liều gây nhiễm đều làm cho lợn bị nhiễm giun T. suis.
- Thời gian giun T. suis hoàn thành vòng đời trong cơ thể lợn khá dài (30 - 32 ngày). Theo tài liệu của Phan Địch Lân và cs (2005) [24], thời gian hoàn thành vòng đời của giun T. suis là 30 ngày. Như vậy, thời gian giun T. suis
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoàn thành vòng đời trong thí nghiệm gây nhiễm của chúng tôi dài hơn so với một số tài liệu khác.
Bảng 3.10 còn cho thấy: Số trứng/gam phân thải ra hàng ngày tỷ lệ thuận với số lượng trứng gây nhiễm cho lợn. Đồng thời, ở mỗi lợn lượng trứng thải ra hàng ngày là tương đối ổn định. Như vậy, có thể căn cứ vào số lượng trứng/gam phân để xác định cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn.
3.2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của lợn gây nhiễm
Sau khi gây nhiễm giun T. suis cho 5 lợn 1 tháng tuổi, chúng tôi đã theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn gây nhiễm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Biểu hiện lâm sàng và khối lƣợng của lợn gây nhiễm
Đƣờng gây nhiễm STT lợn gây nhiễm Số lƣợng trứng gây nhiễm
Biểu hiện lâm sàng
Khối lƣợng lợn (kg) Trƣớc gây nhiễm 60 ngày sau gây nhiễm Qua đường tiêu hóa 1 18900 - Phân sệt (ngày 31 SGN).
- Phân lỏng (ngày 34 SGN). Sau đó tiêu chảy nhiều ngày.
- Da khô, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt. - Lợn gầy, chết ở ngày 60 SGN.
6,3 17,8
2 15300
- Phân sệt (ngày 33 SGN).
- Phân lỏng (ngày 36 SGN). Sau đó tiêu chảy nhiều ngày.
- Lợn gầy, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt.
6,1 17,3
3 10800
- Phân sệt (ngày 35 SGN).
- Phân lỏng (ngày 39 SGN). Sau đó lúc sệt, lúc lỏng.
- Lợn gầy, da khô, niêm mạc nhợt nhạt.
5,6 19,2
4 8100
- Phân sệt (ngày 38 SGN).
- Phân lỏng (ngày 41 SGN). Sau đó lúc sệt, lúc lỏng.
- Hơi gầy, niêm mạc nhợt nhạt.
5,9 21,6
5 2700 - Lợn không có triệu chứng lâm
sàng rõ rệt. 5,4 23,1
Đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.11 cho thấy: Trong 5 lợn gây nhiễm có 4 lợn có triệu chứng lâm sàng, 1 lợn không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Trong khi đó, cả 5 lợn đối chứng đều không có triệu chứng lâm sàng. Mức độ biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng hơn ở lợn gây nhiễm số lượng trứng giun T. suis nhiều hơn. Lợn số 1, số 2, số 3 và số 4 có những biểu hiện lâm sàng như: Lợn gầy, phân lúc lỏng, lúc sệt, niêm mạc nhợt nhạt. Lợn số 1 và số 2 bị tiêu chảy liên tục nhiều ngày. Lợn số 1 chết sau gây nhiễm 60 ngày. Lợn số 5 không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
Bảng 3.11 còn cho thấy:
Trước gây nhiễm: Khối lượng lợn ở lô thí nghiệm là 5,4 - 6,3 kg/con; lô đối chứng bình quân là 5,84 kg/con. Như vậy, khối lượng lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng trước khi gây nhiễm là tương đương nhau.
Sau gây nhiễm: Khối lượng lợn ở lô thí nghiệm là 17,3 - 23,1 kg/con; lô đối trứng trung bình là 24,50 kg/con. Như vậy, khối lượng lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn rõ rệt so với lô đối chứng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Dwight D. Bowman (1995) [50].
Chúng tôi đã tổng hợp các triệu chứng lâm sàng của lợn gây nhiễm để xác định các triệu chứng đặc trưng của bệnh và thấy rằng: Tỷ lệ lợn có biểu hiện lâm sàng là 80% (4 trong số 5 lợn gây nhiễm có biểu hiện lâm sàng). Trong đó, những triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: Tiêu chảy nhiều ngày, kém ăn, vận động kém, thể trạng gầy, niêm mạc nhợt nhạt.
Như vậy, sau khi gây nhiễm giun T. suis cho lợn, chúng tôi thấy triệu chứng lâm sàng của lợn gây nhiễm phù hợp với nhận xét của các tác giả Skrjabin K.I. (1979) [48], Phan Địch Lân và cs (2005) [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.9. Ảnh lợn số 1 biểu hiện lâm sàng sau gây nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.1.3. Bệnh tích bệnh Trichocephalus suis ở lợn gây nhiễm
Chúng tôi đã mổ khám 5 lợn mắc bệnh do gây nhiễm giun T. suis và 5 lợn đối chứng, quan sát bệnh tích đại thể và làm tiêu bản nghiên cứu bệnh tích vi thể.
* Bệnh tích đại thể
Kết quả xác định bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa của lợn bị bệnh giun T. suis được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hóa lợn bị bệnh giun T. suis
do gây nhiễm STT lợn mổ khám Số giun T. suis ký sinh (con) Bệnh tích đại thể chủ yếu 1 2731
- Niêm mạc manh tràng và kết tràng sùi lên, có rất nhiều nốt loét nhỏ. Rất nhiều giun vẫn cắm sâu đầu vào niêm mạc.
- Niêm mạc manh tràng xuất huyết, lòng manh tràng chứa dịch màu nâu hồng.
2 1204
- Niêm mạc manh tràng và kết tràng có nhiều nốt loét nhỏ. Rất nhiều giun vẫn cắm sâu đầu vào niêm mạc. - Niêm mạc manh tràng có những đám xuất huyết, lòng manh tràng chứa dịch màu nâu hồng.
3 918
- Niêm mạc manh tràng và kết tràng có những nốt loét nhỏ. Có nhiều giun vẫn cắm sâu đầu vào niêm mạc. - Niêm mạc manh tràng lấm tấm xuất huyết, lòng manh tràng chứa dịch màu nâu hồng.
4 697
- Niêm mạc manh tràng có những nốt loét nhỏ.
- Niêm mạc manh tràng có một số điểm xuất huyết và lòng manh tràng chứa dịch màu nâu hồng.
5 112 - Không có bệnh tích rõ rệt.
Đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả bảng 3.12 cho thấy:
4 trong số 5 lợn gây nhiễm có bệnh tích ở ruột già với các mức độ khác nhau, 1 lợn gây nhiễm không có bệnh tích rõ rệt. Bệnh tích thấy rõ là niêm mạc manh tràng và kết tràng có rất nhiều nốt loét nhỏ, niêm mạc manh tràng xuất huyết, lòng manh tràng chứa dịch màu nâu hồng. Giun T. suis ký sinh cắm sâu đầu vào thành ruột gây tổn thương, phá hủy niêm mạc, làm niêm mạc manh tràng và kết tràng bị viêm và xuất huyết.
Kết quả nghiên cứu về bệnh tích đại thể của lợn bị bệnh giun T. suis do gây nhiễm phù hợp với những mô tả của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [15], Phan Địch Lân và cs (2005) [24], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [22].
Ở manh tràng và kết tràng của 5 lợn gây nhiễm, chúng tôi đều tìm thấy giun T. suis ký sinh với số lượng từ 112 - 2731 giun/lợn. Trong đó, lợn số 5 không thấy bệnh tích rõ rệt, số giun T. suis ký sinh là 112.
Mổ khám 5 lợn đối chứng không có bệnh tích ở đường tiêu hóa, không tìm thấy giun T. suis ở ruột già.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.12. Ảnh giun T. suis ký sinh ở manh tràng lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.14. Ảnh thu nhận giun T. suis từ lợn gây nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.16. Ảnh bệnh tích đại thể ở ruột già lợn gây nhiễm (Niêm mạc kết tràng xuất huyết)
* Bệnh tích vi thể:
Mẫu bệnh phẩm làm tiêu bản vi thể được lấy từ ruột già của lợn mắc bệnh số 1, bảo quản trong dung dịch Formol 10%, làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc parafin. Mỗi đoạn ruột đúc 4 block và mỗi block chọn 5 tiêu bản cắt mỏng, nhuộm Hematoxilin - Eosin. Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 150, 400 và 600 lần. Kết quả xác định bệnh tích vi thể được trình bày ở bảng 3.13 và các hình 3.17 - 3.24.
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu
Các phần ruột Số tiêu bản nghiên cứu Số tiêu bản có bệnh tích vi thể Tỷ lệ (%) Manh tràng 20 17 85,00 Kết tràng 20 15 75,00 Trực tràng 20 0 0,00
Kết quả bảng 3.13 cho thấy:
Có 17/20 tiêu bản manh tràng có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 85,00%. Có 15/20 tiêu bản kết tràng có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 75,00%. Không có tiêu bản trực tràng có bệnh tích vi thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, bệnh tích vi thể do giun T. suis gây ra đều tập trung ở manh tràng và kết tràng của ruột già, không thấy ở trực tràng.
Kết quả quan sát biến đổi bệnh tích vi thể thấy: Tế bào biểu mô ruột bị tổn thương, cấu trúc tế bào lỏng lẻo, phù nề, xuất hiện các ổ viêm, thâm nhiễm bạch cầu ái toan và bạch cầu đơn nhân lớn.
Hình 3.17. Ảnh biểu mô ruột bị phá hủy
(Độ phóng đại 150 lần)
Hình 3.18. Ảnh biểu mô ruột bị phá hủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.19. Ảnh niêm mạc ruột sung huyết
(Độ phóng đại 400 lần)
Hình 3.20. Ảnh xuất huyết trong niêm mạc ruột (Độ phóng đại 400 lần)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.21. Ảnh tế bào bạch cầu ái toan thâm nhiễm ở hạ niêm mạc
(Độ phóng đại 600 lần)
Hình 3.22. Ảnh tế bào bào viêm - Bạch cầu đơn nhân lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.23. Ảnh ổ viêm trong niêm mạc ruột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.24. Ảnh hạ niêm mạc thấm nƣớc phù, cấu trúc tế bào lỏng lẻo
(Độ phóng đại 400 lần)