4.5.2 Các loại hình giao thơng và phương tiện giao thông ở đô thị

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU CHỨC NĂNG (Trang 27 - 30)

1. Giao thơng đơ thị có thể phân thành hai loại hình cơ bản: hệ thống giao thơng đối ngoại và hệ thống giao thông đối nội.

Sự khác nhau cơ bản của hai loại hình này là tính chất phục vụ và phương tiện sử dụng, cách tổ chức quản lí xây dựng hệ thống đường và các ga, cảng, bến, bãi, của từng loại phương tiện.

2. Phương tiện giao thơng phục vụ cho vận chuyển hàng hóa và hành khách ở đơ thị có thể phân ra như sau:

- Đối với giao thơng đối ngoại có máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô ... ở khu vực ven nội có thể có thêm xe điện chạy nhanh, xe gắn máy cá nhân, xe đạp, các loại xe thô sơ khác đi ra các vùng ngoại ô.

- Đối với giao thơng đối nội có các loại tàu điện ngâm (Metro), xe điện, xe ô tô công cộng và cá nhân, xe máy, xe đạp, xe thơ sơ, đường đi bộ chính.

Phương tiện giao thơng càng nhiều và càng đa dạng thì việc tổ chức mạng lưới giao thơng và xây dựng các tuyến đường càng phức tạp, đặc biệt là ở các đầu mối giao thông.

3. Việc phân loại đường cũng như phương tiện sử dụng giao thông của từng đối tượng là cần thiết để dễ dàng phân biệt các tuyến đi trong cũng như ngoài thành phố và để giảm bớt những điểm xung đột không cần thiết ở các đầu mối giao thông.

Các loại giao thông đơ thị gồm có

- Đường hàng khơng: Bao gồm khu vực sân bay, đường băng, khu vực nhà ga hàng khơng. Các khu vực kho tàng hàng hóa, nhà chứa máy bay, sửa chữa kĩ thuật, bến bãi và các cơng trình dịch vụ khác của hàng khơng, kể cả khu vành đai bảo vệ và các trạm trung chuyển.

- Đường thủy: Bao gồm các khu vực bến cảng, nhà kho, sân bãi, nhà ga, đường thủy, khu vực quản lý kĩ thuật điều hành bảo dưỡng. Phần dưới nước bao gồm bến cảng, lòng lạch và âu tàu. Đường thủy có đường sơng và đường biển. Xây dựng cảng sơng và cảng biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ sâu của nước, chiều dài cập bến và lòng lạch.

- Đường sắt: Bao gồm các đường tàu hỏa, tàu điện bên ngoài thành phố, đường xe điện ngầm (Metro), đường xe điện trong thành phố, đường xe điện xhayj nhanh ra ngoại ô, các nhà ga, sân ga, bến bãi, kho tàng, ga lập tàu, ga kĩ thuật, ga hàng hóa và kể cả các dải phân cách hai bên đường sắt.

- Đường bộ: Bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ô tô, xe máy các loại, đường xe điện bánh hơi (TROLLEY BUS), đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ. Đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc (xa lộ quốc gia) đường quốc lộ, đường nhập thành, đường phố chính, đường khu vực, đường nội bộ trong các khu ở. Các bến xe , bãi đỗ xe, quảng trường, các trạm kĩ thuật giao thông.

Đường sắt Đường bộ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU CHỨC NĂNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w