III. 4.5.3 Một số nguyên tác cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông đô thị
4.5.4 Giao thông đường sắt:
1. Giao thông đường sắt được xác định phụ thuộc vào quy hoạch vùng
2. Với đô thị, ga đường sắt và tuyến đường đi qua thành phố có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
(Ga hành khách chính, quảng trường trước ga cần bố trí ở phía đất dân dụng và dễ dàng liên hệ với trung tâm)
3. Có 3 loại hình thiết kế ga đường sắt phổ biến đó là: Ga xuyên, ga cụt, ga vừa xuyên vừa cụt. Tuy nhiên ở các thành phố đặc biệt thì rất lớn có thể thiết kế ga cụt để tránh việc cho đương sắt cắt xuyên quan thành phố.
(Hình ảnh: hệ thống nhà ga xuyên qua tại Hà Lan. Công trinh Rotterdam Central Station của Benthem Crouwel Architects + MVSA Architects + West 8)
4. Quy mô đất đai xây dựng các ga và tuyến đường sắt ở thành phố tuỳ theo tính chất, đặc điểm và yêu cầu phục vụ cũng như các yêu cầu về mặt kĩ thuật đối với từng loại đường và từng loại ga.
5. Chiều rộng dải đất xây dựng tuyến đường sắt tuỳ theo loại kích thước đường ray và số tuyến đường ray chạy trên đường. Chiều rộng của các dải đường được tính đối với đường thường lấy: đường đơn lớn hơn 12m, đường đôi lớn hơn 16m và đối với các loại đường chuyên dụng được lấy như sau: đường đơn lớn hơn 8m, đường đôi lớn hơn 12m 6. Khu vực ga các tuyến đường sắt được tăng thêm tuỳ theo số tàu chạy qua và đậu lại trên ga. Nếu mỗi ngày có dưới 24 đơi tàu đậu lại trên ga thì sân ga cần có ít nhất 2 đường. Nếu 24 đến 48 đơi tàu thì trong ga cần có 2 đến 3 đường, trên 48 đơi tàu thì số đường trong ga cần có trên 4 đường.
7. Chiều dài tuyến đường trong khu vực ga tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng loại ga và từng loại tàu. Thông thường từ 500 đến 1500m
8. Nhà ga đường sắt chiếm vị trí quan trọng vì đây là nơi tập trung du khách đi lại và là nơi làm việc của cán bộ điều khiển vận hành các đồn tàu. Tuỳ theo từng hình thức tổ chức hệ thống ga tàu như tổ chức ga cụt, ga xuyên, hay ga nửa cụt nửa xuyên mà tiến hành xác định vị trí nhà ga, tổ chức mặt bằng và bố trí quảng trường ga.
9. Đối với trường hợp ga xuyên qua thì nhà ga được tổ chức ở một phía đối với đường tàu. Các đường đi bộ, từ phòng đợi của hành khách ra các đường tàu có thể bố trí đi chìm phía dưới đường sắt hoặc cầu vượt phía trên, cũng có một số nhà ga được xây dựng trùm lên cả hệ thống đường tàu, nhà ga ở tầng trên, sân ga và đường ở phía dưới hoặc là tầng
ngầm xuyên dưới tàu.
(hình ảnh mặt cắt Changhua Station THSR của Kris Yao tại Taiwan với phòng đợi sảnh hành khác được bố trí bên dưới hệ thống đường sắt )
10. Đối với quảng trường nhà ga được tổ chức phục vụ cho khách đi lại bằng đường sắt. Ở quảng trường trước ga có các bến đổ bãi đổ xe, các trạm đón khách của phương tiện giao thơng đối nội của thành phố như trạm, bến xe điện, bến xe buýt, taxi , xe cá nhân và khu vực thu nhận hàng hoá vận chuyển cho hành khách. Trên quảng trường nên bố trí thêm hệ thống cây xanh để ngăm chặn tiếng ồn cũng như tạo mỹ quan cho nhà ga.
11. Ở những thành phố lớn có các tuyến đường sắt chạy nhanh đi ra một số khu vực ngoại ơ, chúng thương được bố trí song song với tuyến đường sắt quốc gia. Ga đường sắt chạy nhanh được bố trí bên cạnh ga chính và các ga phụ khác trên tuyến đường tuỳ theo các điểm dân cư tập trung trên khu vực có đường sắt đi qua, trung bình khoảng 3km/ga. 12. Đối với loại tàu điện ngầm Metro là loại đường sắt chạy nhanh của tàu điện ngầm bố trí đươi đất. Các ga thơng lên mặt đất tại các khu trung tâm, các quảng trường chính, các khu sản xuất cơng nghiệp, nơi vui chơi giải trí, cơng viên văn hố v.v Đây là loại giao thơng chạy nhanh trong thành phố có lượng vận chuyển hành khách cao, trung bình 35.000 ~ 40000 hành khách / giờ theo một hướng. Loại phương tiện giao thơng này có các điều kiện kĩ thuật an tồn, khơng chồng chéo lên nhau trên các tuyến đường. Thành phố Moska có tuyến đường Metro với chiều dài trên 160km, vận chuyển nhiều hành khách nhất thế giới, cứ 5’ đến 10’ lại có một chuyến tàu cập bến, hằng ngày phục vụ cho
trên 5 triệu lượt hành khách đi lại. Loại phương tiện này chỉ sử dụng ở các thành phố lớn, đơng dân và phải có hình thức tổ chức hợp lí với các cơng trình xây dựng trên mặt đất mới kinh tế và sử dụng hết cơng suất.
13. Ngồi các ga hành khách trên, đường sắt cịn có một số loại ga và tuyến đường sắt khác bố trí ở ngồi đơ thị như ga lập tàu, nơi dự trữ đầu máy toa xe và kĩ thuật gia thông đường sắt. Các ga hang hóa, trạm, bãi chứa hang hóa trên các tuyến đường sắt chuyên phục vụ cho các khu công nghiệp và kho tang cũng ở thành phố này.
(JR Onagawa Station của Shigeru Ban ở Japan)
14. Ở trong đơ thị có hệ thống đường sắt cho xe bánh sắt. Mạng lưới xe điện được tổ chức hòa nhập với đường oto đối nội trong một tuyến đi riêng ở mặt cắt thành phố. Nó là một phương tiện giao thơng định tuyến được dung từ rất lâu trong đô thị. Phương tiện xe điện bánh sắt là loại giao thơng cơng cộng có khối lượng vận chuyển cao, an tồn và sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm cơ bản của loại giao thông này là gây tiếng ồn, việc bố trí các bến xe phức tạp, dễ bị chồng chéo với phương tiện khác, đặc biệt là khi bố trí tuyến đường xe điện đi ở chính giữa đường. Hiện nay nhiều thành phố trên thế giới đã bỏ loại phương tiện giao thơng này. Điều đó chưa hồn tồn thích hợp, bởi phương tiện xe điện bánh sắt đã hỗ trợ rất tích cực cho vấn đề giao thông công cộng ở đô
thị. Tuy nhiên, nhiều thành phố ở châu Âu vẫn đang sử dụng rộng rãi phương tiện giao thơng này.