.Đặc điểm chung của dạy học Vật lý

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS trường THPT DTNT khi dạy học chương “cảm ứng điện từ” (vật lí 11 – ban cơ bản) (Trang 31)

Môn Vật lý cũng như các môn khoa học khác ở nhà trường phổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà cịn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện người HS.

Vật lý là một ngành nghiên cứu các quy luật, các tính chất chung nhất của cấu trúc, sự tương tác và chuyển động của vật chất.Sự phát triển của Vật lý có liên quan mật thiết với các tư tưởng triết học, là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Dạy học Vật lý là quá trình GV tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của HS sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức Vật lý và kĩ năng của mình, đồng thời năng lực, trí tuệ của họ từng bước được phát triển.

1.3.3.2. Các phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. [16]

Thực tiễn dạy học Vật lý ở nhà trường phổ thơng cho thấy hiện nay đã hình thành nhiều PPDH khác nhau.Trong đa số các trường hợp các phương pháp này có thể được nhóm lại theo ba dấu hiệu chung nhất:

- Nguồn kiến thức.

- Đặc trưng hoạt động của giáo viên. - Đặc trưng hoạt động của HS.

Ba dấu hiệu này xuất phát từ việc xem dạy học như là hai mặt của một quá trình thống nhất. Trong đó nguồn kiến thức được xem như gắn liền với hoạt động của giáo viên và HS. Theo phân loại trên, các phương pháp dạy Vật lý có thể được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm các phương pháp dùng lời. - Nhóm các phương pháp trực quan. - Nhóm các phương pháp thực hành.

Khi sử dụng các PPDH người GV cần quan tâm tới việc thu hút HS tham gia tích cực vào tiến trình của bài học. Chẳng hạn, trong các phương pháp dùng lời, GV cuốn hút HS vào quá trình đàm thoại, vào việc thảo luận các phương pháp giải bài toán, các vấn đề được nêu ra...Khi sử dụng các phương pháp trực quan GV yêu cầu

HS soạn kế hoạch thí nghiệm,vẽ sơ đồ thiết bị, thực hiện các phương án TN, lắp ráp các sơ đồ...Việc ứng dụng các phương pháp thực hành cho phép đưa vào các yếu tố nghiên cứu, các bài tập sáng tạo...

Việc áp dụng các PP dạy học Vật lý thường gắn liền với việc phát triển tư duy của HS, vì khi áp dụng một phương pháp dạy học cụ thể người GV đồng thời đã dạy cho HS các thao tác logic nhất định, gắn liền với việc giáo dục HS các phẩm chất như : chú ý, ý chí, hứng thú, yêu lao động.

Thực tế dạy học Vật lý cũng cho thấy, khơng có một phương pháp dạy học nào được áp dụng tách biệt hoàn toàn với các phương pháp khác, chẳng hạn các PP dùng lời thường kết hợp với việc sử dụng TN biểu diễn và các phương tiện trực quan. Việc giải các bài toán Vật lý ( phương pháp thực hành) thường kết hợp với với việc giải thích, minh họa bằng đồ thị ...Hơn nữa, việc vận dụng một phương pháp dạy học còn tùy theo nội dung bài học và lứa tuổi HS, có thể có những biến dạng khác nhau, có tính chất và mức độ phức tạp khác nhau, ví dụ khi sử dụng PP trực quan ở các lớp dưới khác với việc sử dụng nó ở các lớp cuối cấp, HS ở lứa tuổi lớn hơn, tư duy phát triển hơn.

Các PTDH hiện đại: Trong thực tế DH Vật lí hiện nay có các PTDH nghe -

nhìn sau đang được sử dụng tương đối rộng rãi.

- Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền hình, phim video.

- Các phần mềm máy vi tính mơ phỏng, minh hoạ các hiện tượng. q trình Vật lí luyện tập cho HS giải bài tập và giải quyết các vấn đề học tập trên náy vi tính, tiến hành các TN với các thiết bị TN hiện đại, trong đó máy vi tính như là máy đo, xử lí các kết quả TN. Các thiết bị nghe nhìn thường được trang bị là: Đèn chiếu, máy chiếu phim, máy thu hình, máy sang và phát băng hình, máy chiếu đa năng, máy vi tính…

1.3.3.3. Xác định các hình thức tổ chức dạy học Vật lý.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện dạy học, đối tượng HS, giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp.

Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp.

+) Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, giáo viên có thể tổ chức cho HS học cá nhân với sách giáo khoa để nắm kiến thức bài học.

+) Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

+) Đối với những nội dung mà HS khơng có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho HS học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực học tập của HS.

Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chặt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của HS đa dạng và các em vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.

1.3.3.4. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học Vật lý.

Việc xác định (hay lựa chọn) các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học.

* Để xác định phương pháp dạy học cho một bài dạy học, thơng thường có các căn cứ

sau:

1. Mục tiêu dạy học: Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thường có nhiều

mức độ. Mỗi mức độ lĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi phương pháp dạy học nhất định. Do vậy, khi lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học.

2. Nội dung bài học: xét về phương diện triết học, phương pháp là hình

thức tự vận động bên trong của nội dung. Do vậy, khơng có một phương pháp dạy học nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học, mỗi phương pháp dạy học chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định.

3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Thơng thường q trình nhận

thức trải qua 3 giai đoạn: Tiếp nhận thơng tin, xử lý thơng tin, trình bày thơng tin.

vậy phương pháp dạy học trong khi dạy bài mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sử dụng phương pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,...

4. Đối tượng HS: Cần biết HS đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kỹ năng,

kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạy học thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của HS trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em.

5. Những điều kiện vật chất của việc dạy học, như: đặc điểm, số lượng

HS, tài liệu và phương tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng có tác động, nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tự học.

6. Năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người giáo viên về dạy học

cũng cần xem xét đến khi lựa chọn phương pháp dạy học. Bởi vì, phương pháp dạy học cịn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy, chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của người sử dụng nó.

* Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học Vật lý.

Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của HS, giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỹ năng, thái độ. Khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. Dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng lưu ý kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.

1.1: Một số PPDH và nội dung hoạt động

Phương pháp Nội dung hoạt động

1. PP vấn đáp (Đàm thoại) - Giáo viên đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời. * HS tranh luận với bạn hoặc với Thầy cơ tìm câu trả lời

2. PP đặt và giải quyết vấn đề

- Tạo ra tình huống có vấn đề.

-Thầy và trò cùng giải quyết vấn đề qua các thủ thuật • Đặt câu hỏi để các em suy nghĩ và trả lời ;

• Thuyết trình ;

• Đặt vấn đề để các em trao đổi, thảo luận, giải quyết vấn đề. 3. Tự đọc - Các em đọc giáo trình, tài liệu.

- Viết tóm tắt, lập sơ đồ, biểu bảng.

4. Thảo luận nhóm - HS được chia thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận một số vấn đề do thầy giáo nêu lên.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Giáo viên tổng kết.

4. Phương pháp trực quan (sử dụng mơ hình, băng hình,...)

- Xem băng hình, mơ hình - Thảo luận.

- Giáo viên tổng kết. 5. Tiến hành TN, làm bài tập,

thực hành,...

- Tiến hành TN, làm bài tập, thực hành. - Thảo luận, kết luận.

6. Tổ chức cho HS thuyết trình, báo cáo

- HS báo cáo một vấn đề đã được chuẩn bị trước. - Cả lớp nghe, trao đổi thảo luận.

- Giáo viên xác nhận kiến thức, tổng kết 7. Xemine - Cả lớp chuẩn bị.;- Một hoặc hai em báo cáo.

- Cả lớp thảo luận. - Giáo viên tổng kết.

Nhìn chung, trong thực tiễn dạy học, các phương pháp luôn luôn được sử dụng trong dạng phối hợp với nhau, tùy theo nghệ thuật sư phạm của người GV. Mặt khác, các hình thức tổ chức dạy học, các dạng hoạt động cũng cần được phối hợp một cách hợp lý. Kết hợp hình thức bài- lớp với hình thức học tập theo nhóm tại lớp, phối hợp

dạng hoạt động chung có tính chất tập thể, toàn lớp, với hoạt động cá nhân và hoạt động tổ nhóm. Điều đó vừa phát huy được tính tích cực, tự lực cá nhân, vừa giúp đỡ,

phối hợp với nhau trong học tập, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mỗi HS, làm cho các em vui vẻ, hứng thú, yêu thích mơn học. Trong điều kiện đó, GV sẽ có dịp theo sát các em hơn và giúp đỡ các em học tập có hiệu quả hơn.

1.4. Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Vật lý ở trường THPT DTNT Yên Bái.

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm giữa Đơng Bắc và Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Lào cai, phía đơng giáp hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên 689.949,05 ha, dân số 752.868 người. Mật độ dân số bình quân là 109 người/km2 cư trú trên địa bàn 180 xã (phường, thị trấn) thuộc 07 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Tồn tỉnh có trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống, Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mơng, Thái, Cao Lan… Trong đó có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải ( Đồng Bào H’mông chiếm trên 80%) thuộc trong 61 huyện nghèo và đặc biệt khó khăn của cả nước.

Trong địa bàn của tỉnh hiện nay có 02 trường THPT DTNT với tổng số 560 HS. Trường THPT DTNT tỉnh Yên Bái ( thành lập vào năm 1984 ) đặt tại thành phố Yên Bái có 281HS và trường PTDTNT – THPT Miền Tây ( thành lập năm 2009) với 279 HS.

1.4.1. Đặc điểm về tâm lý của HS trường THPT DTNT

Chất lượng học tập phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lí của HS. Qua tiếp xúc, tìm hiểu, trị chuyện, thơng qua dạy học, kiểm tra đánh giá chúng tôi nhận thấy tâm lý của HS trường THPT dân tộc NT tỉnh Yên bái có một số đặc điểm sau:

- Về nhận thức: Nhận thức cảm tính phát triển khá tốt. Độ nhạy cảm về thị giác và thính giác giúp các em thuận lợi hơn trong tri giác. Các em dễ phát hiện các dấu hiệu đơn lẻ bên ngoài. Tuy nhiên sự tri giác này cịn cảm tính, thiếu tồn diện. Tư duy lôgic, tư duy trừu tượng kém phát triển. Tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại suy nghĩ, ngại động não, thường suy nghĩ theo một chiều, ngại đi sâu vào những vấn đề kiến thức "rắc rối", phức tạp. Các phẩm chất tư duy như: Sự linh hoạt, sự nhanh nhạy, sự mềm dẻo còn kém phát triển. Khả năng tư duy độc lập, óc phê phán còn hạn chế, những vấn đề

đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ phân tích, tổng hợp, tìm ra bản chất của một vấn đề các em khó thực hiện được. Sự lĩnh hội các khái niệm chưa phản ánh được bản chất của khái niệm. Các em hay nhầm lẫn giữa thuộc tính bản chất và hiện tượng bên ngồi (thuộc tính khơng bản chất) của khái niệm.

Điều dễ nhận thấy ở các em đó là nhận thức cảm tính và khả năng tư duy kinh nghiệm của các em phát triển cao hơn so với trình độ chung cùng lứa tuổi. Nhưng khả năng tư duy lý luận còn thấp so với yêu cầu. Vì vậy trong quá trình tổ chức dạy học, tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hướng mang tính trực quan, tận dụng khai thác những hiểu biết cảm tính của HS thì q trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS sẽ diễn ra một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn.

- Về ngôn ngữ:

Phần lớn HS sống ở môi trường trường kinh tế - xã hội kém phát triển về nhiều mặt, các em ít có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, văn hố nghệ thuật, CNTT...Vì vậy trình độ tiếng Việt của HS cịn hạn chế. Các em chưa hiểu hoặc hiểu chưa chính xác các khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ khoa học...chưa có sự phân biệt chính xác giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, khả năng diễn đạt thiếu chặt chẽ, lôgic.

- Về giao tiếp.

Trong giao tiếp của các em thường thiếu mềm mỏng nhưng thẳng thắn, chân thành, thường nói thiếu chủ ngữ. Tính tích cực trong giao tiếp chưa cao. Việc thiết lập các quan hệ mới cịn gặp nhiều khó khăn, rụt rè, thiếu chủ động. Nhu cầu nhận thức và nhu cầu giao tiếp nhiều khi không thống nhất. Các em mong muốn được đánh giá tốt, được khen nhưng ngại bộc lộ mình. Các em có nhu cầu mở rộng tầm nhìn nhưng lại ngại suy nghĩ về những vấn đề trừu tượng. Khả năng định hướng trong giao tiếp thiếu trọng tâm, biểu hiện ở hiện tượng nhiều em mải vui, quên học, thích hoạt động bề nổi, ít chú trọng việc ứng dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các tình huống học tập.

- Một số tính cách khác:

Đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của HS dân tộc: Tính chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng. Lối sống phóng khống, biểu hiện của tình cảm cũng rất phong phú đa dạng, mọi xung đột đều muốn giải quyết bằng tình cảm. Các em sống trung

thực, thẳng thắn, giản dị, hồn nhiên, yêu quý lao động, dễ tin, đã tin là tin tuyệt đối. Tuy nhiên các em thường hay tự ti, mặc cảm, sự tự trọng đôi khi thái quá trở thành bảo thủ, hay tự ái, thường có những phản ứng mạnh khi bị xúc phạm.

Đây là nét đặc thù của trường phổ thông DTNT, khác với các hệ trường phổ thông khác và như vậy, để tổ chức và rèn luyện các kỹ năng học tập cho HS có hiệu

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS trường THPT DTNT khi dạy học chương “cảm ứng điện từ” (vật lí 11 – ban cơ bản) (Trang 31)