Đặc điểm chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS trường THPT DTNT khi dạy học chương “cảm ứng điện từ” (vật lí 11 – ban cơ bản) (Trang 92 - 101)

Trường Lớp Số

HS

Kết quả học tập HỌC KÌ 1- mơn Vật lí lớp 11

Giỏi, khá Trung bình Yếu, kém Số HS % Số HS % Số HS % DTNT TỈNH (Yên Bái) T/N:11A 35 9 25,7 20 57,1 7 27,2 ĐC:11C 34 7 20,6 18 52,9 9 26,5 DTNT MIỀN TÂY ( Yên Bái) T/N:11A 34 8 23,5 18 52,9 8 25,4 ĐC: 11B 32 6 18,8 17 53,1 9 18,1.

3.4.2. Các bài thực nghiệm sư phạm

Sau khi xem xét kĩ về nội dung, phân phối chương trình Vật lí THPT, kết hợp về mặt thời gian, chúng tôi soạn ba giáo án trong chương "CƯĐT“ theo hướng phát triển năng lực tự học góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT DTNT. Cụ thể:

Giáo án 1: Từ thông – CƯĐT ( Tiết 1) Giáo án 2: Từ thông – CƯĐT ( Tiết 2) Giáo án 3: Suất điện dộng cảm ứng.

Với mỗi bài dạy chúng tôi đều chú ý thực hiện:

- Chuẩn bị chu đáo thí nghiệm, đồ dùng dạy học trên thực tế phịng thí nghiệm của trường thực nghiệm.

- Dạy theo đúng tiến trình và tinh thần của giáo án, khơng đảo lộn thứ tự các tiết học.

- Chú ý quan sát, theo dõi, bao quát những cử chỉ thái độ tâm lí của HS. - Tạo khơng khí vui vẻ, nhẹ nhàng, tơn trọng, khích lệ, động viên kịp thời để thúc đấy sự hứng thú, tích cực mạnh dạn của HS trong học tập.

- Dự kiến những hình thức học tập của HS sau giờ học như: thảo luận, đọc tài liệu, giải bài tập vận dụng, xem thí nghiệm vào giờ tự học.

3.5. Giáo viên và công tác TNSP

Cô: Trần Thị Bân - GV Vật lí trường THPT DTNT tỉnh Yên Bái.

Thầy: Nguyễn Ngọc Hải - GV Vật lí TH PTDT NT Miền Tây – Nghĩa lộ, tỉnh Yên Bái.

3.6. Phương pháp đánh giá kết quả TNSP

3.6.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Dựa vào yêu cầu của lí luận dạy học hiện đại nói chung, dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học nói riêng. Mục tiêu dạy học của mơn Vật lí ở trường THPT nói chung, chương CƯĐT Vật lí lớp 11, ban cơ bản nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi đưa ra các căn cứ đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm sau:

♦ Tính khả thi của các tiến trình dạy học đã được soạn thảo.

+ Các tiến trình dạy học có: Phù hợp với nội dung đổi mới PPDH mơn Vật lí ở trường THPT không? Thuận lợi để GV dễ dàng thực hiện trong q trình dạy học khơng? Và quan trọng là có phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của các đối tượng không?

+ Việc thực hiện mỗi tiến trình dạy học đã soạn thảo có đảm bảo như thời gian quy định và đạt được mục tiêu của bài học không?

+ Việc GV tiếp cận, lắp ghép và tiến hành các TN chuẩn bị cho giờ học có thuận lợi khơng? Q trình tiến hành các TN biểu diễn của GV, TN của HS có nhanh chóng thu được các kết quả chính xác khơng?

♦ Hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tự học của HS được đánh giá thông qua:

+ Số HS tham gia phát biểu xây dựng bài.

+ Số HS tham gia đề xuất phương án TN, kiểm nghiệm giả thiết hoặc kiếm nghiệm các hệ quả rút ra từ giả thiết.

+ Chất lượng các câu trả lời của HS. + Khả năng sử dụng ngơn ngữ vật lí.

♦ Chất lượng nắm vững kiến thức của HS khi tổ chức dạy học trên lớp theo hướng phát triển năng lực tự học chủa HS NT.

• Thái độ học tập của HS thể hiện ở sự tập chung chú ý, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.

• Số lần HS tham gia phát biểu, bày tỏ ý kiến, thảo luận… • Tính kiên trì, nhẫn nại, vượt khó.

• Tính tích cực tìm tịi: Số lần học sinh lời câu hỏi hướng dẫn của GV để tìm ra cách giải quyết vấn đề của bài học. Tinh thần thảo luận sơi nổi.

• Kết quả tiếp thu nhanh chính xác, sáng tạo trong học tập. * Các dấu hiệu bên trong:

- Sự tiến bộ của HS về khả năng dự đốn diễn biến các hiện tượng Vật lí.

- Khả năng phân tích, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề, đề xuất các phương án TN, khả năng so sánh khái quát hoá các sự kiện.

- Khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng, giải các bài tập có liên quan.

Việc so sánh các năng lực đó của HS trong nhóm thực nghiệm và đối chứng sẽ biết được mức độ học tập của HS, từ đó đánh giá hiệu quả về mặt định tính của một giờ học.

♦ Khả năng nâng cao chất lượng dạy học vật lí:

Để đánh giá chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học trên lớp của HS, chúng tôi căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra, nội dung các bài kiểm tra được xây dựng theo ba mức độ yêu cầu cơ bản (trong thang phân loại của Bloom) :

- Mức độ biết: Yêu cầu HS nhớ và nhắc lại được những kiến thức kinh nghiệm đã học mà khơng cần phân tích, giải thích hay sử dụng những kiến thức kinh nghiệm đó.

- Mức độ thông hiểu: HS phải biết chuyển đổi giải thích, cắt nghĩa sắp xếp, diễn đạt những kiến thức kinh nghiệm đã biết theo những yêu cầu khác nhau.

- Mức độ vận dụng: Gồm có vận dụng thơng thường và vận dụng sáng tạo. + Với mức độ vận dụng thông thường: Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức kinh nghiệm đã học vào giải quyết các tình huống quen thuộc hoặc giải các bài tốn vận dụng đơn giản.

+ Với mức độ vận dụng sáng tạo: Yêu cầu HS phải biết biến đổi hoặc di chuyển kiến thức từ bối cảnh quen thuộc sang một bối cảnh mới.

Để đánh giá chính xác chất lượng nắm vững kiến thức của HS chúng tôi đã thiết lập một ma trận hai chiều, một chiều biểu thị nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá và chiều kia biểu thị cho các mức độ nhận thức của HS.

- Chỉ số lí thuyết (Lí thuyết: cấp độ 1,2) chiếm 70% số câu hỏi trong một đề. - Chỉ số vận dụng (Vận dụng: cấp độ 3,4) chiếm 30% số câu hỏi trong một đề.

(Chi tiết tại phụ lục 3) 3.6.2. Đánh giá, xếp loại

Để đánh giá kết quả, chúng tôi căn cứ vào các PP sau:

- Phân tích so sánh định tính dưạ trên việc theo dõi các hoạt động của HS trong các giờ học.

- Phân tích so sánh định lượng dựa trên kết quả các bài kiểm tra với thang điểm 10 như sau:

Loại Kém Yếu TB Khá Giỏi

Điểm 0,1,2 3,4 5,6 7 ,8 9, 10

Căn cứ vào kết quả thu được từ quan sát và bài kiểm tra HS, bằng PP thống kê tốn học, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm cho phép chúng tơi đánh giá được chất lượng của việc dạy và học, từ đó kiểm tra giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu.

3.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Việc giảng dạy các tiết thực nghiệm được bố trí theo đúng thời khố biểu và theo đúng phân phối chương trình của Bộ GD- ĐT.

3.7.1. Lịch giảng dạy thực nghiệm

Để thuận tiện cho q trình TNSP, chúng tơi trao đổi với GV cộng tác để sắp xếp lịch lên lớp cụ thể đúng theo phân phối chương trình, theo kế hoach, kiến thức phần này được thực hiện bắt đầu từ 12 tháng 12/2010.

3.7.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm. - Tại trường PT DTNT tỉnh.

GV cộng tác: Trần Thị Bân dạy tại lớp thực nghiệm 11A và lớp đối chứng 11C. GV cộng tác dạy theo lịch giảng dạy (Lịch này theo thời khóa biểu nhà trường và phân phối chương trình.)

Ở lớp đối chứng: GV dạy theo phương pháp truyền thống, có gợi mở, vấn đáp nhưng vẫn nặng về thuyết trình, GV truyền thụ đầy đủ kiến thức SGK, học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép, ít được trao đổi và xây dựng bài. Khi GV đặt câu hỏi phát vấn chỉ có những HS khá, giỏi mới tham gia phát biểu, còn các học sinh khác hầu như ngồi nghe một các thụ động.

Ở lớp thực nghiệm: GV tổ chức dạy theo hướng phát triển năng lực tự học trên lớp cho HS. GV vận dụng các PPDH tích cực trong DH vật lý thu hút HS cùng tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức ( PP nêu vấn đề, PP thực nghiệm, PP mơ hình., hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm..) cùng với việc áp dụng cơng nghệ thơng tin trong quá trình dạy học ( cho HS quan sát các TN mô phỏng về hiện tượng CƯĐT). HS phấn khởi, hào hứng tham gia đọc SGK, lắng nghe và suy nghĩ tìm câu trả lời cho mỗi câu hỏi của GV đưa ra, sơi nổi trong thảo luận nhóm.Có nhiều HS yếu đã chủ động xin trả lời câu hỏi mà GV đưa ra, HS khá thì giúp bạn hoàn thiện câu trả lời. Cứ như vậy các HS trong lớp cùng đồn kết, giúp đỡ nhau để tìm ra phương án xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức mới.

– Tại trường PTDT NT Miền Tây.

GV cộng tác: Thầy Nguyễn Ngọc Hải dạy tại lớp thực nghiệm 11A và lớp đối chứng 11B. GV cộng tác dạy theo lịch giảng dạy (Lịch này được làm theo thời khóa biểu nhà trường và phân phối chương trình).

Ở lớp đối chứng: GV dạy theo phương pháp thuyết trình, truyền thụ đầy đủ kiến thức SGK, học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép, ít được trao đổi tranh luận và xây dựng bài. Đặc biệt chưa có em nào chủ động nêu ý kiến của mình. Khi giải bài tập hầu hết các học sinh cịn lúng túng, khơng biết vận dụng kiến thức đã học vào bài cho nên chỉ trông chờ vào bài giải của những HS khá hay của GV.

Ở lớp thực nghiệm: GV tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực tự học đã soạn thảo. Theo cách tổ chức dạy học này, GV như một người nhạc trưởng chỉ huy tất cả các thành viên trong lớp đều phải tham gia và quá trình tìm ra tri thức mới. Vận dụng các PPDH tích cực, GV đã tạo được các tình huống học tập, hướng dẫn gợi mở cho học sinh tìm tịi giải quyết vấn đề. Các câu hỏi GV đưa ra thích hợp với từng đơn vị kiến thức. Đặc biệt với mỗi câu hỏi GV đưa ra định hướng cho từng cá nhân hoặc nhóm học sinh tự lực tìm ra câu trả lời, tự lực rút ra các kết luận cần thiết. Chính vì vậy trong giờ học tất cả các HS đều tham gia xây dựng bài, theo dõi vấn đề nghiên cứu xuyên suốt trong bài.. HS yếu thì trả lời các câu hỏi dễ, HS khá hơn có thể hỗ trợ, bổ sung câu trả lời cho bạn. GV tham gia xác nhận kiến thức, điều chỉnh quá trình thảo luận của HS. Cứ như vậy lớp học trở thành một khối thống nhất, cùng nhau tìm tịi, cũng hỗ trợ nhau đạt đến trình độ chung theo yêu cầu.

Các tiết học ở lớp thực nghiệm đều đạt yêu cầu đề ra.

3.7.3. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

3.7.3.1. Yêu cầu chung về xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

*Phân tích và xử lí các kết quả định tính chúng tơi thực hiện các bước sau:

+ Tập hợp, xem xét lại kết quả quan sát các biểu hiện cơ bản của HS trong quá trình học tập ở các lớp ThN và ĐC.

+ Lựa chọn tổng hợp và so sánh một số biểu hiện đã được chọn làm căn cứ. Đánh giá sơ bộ về mục tiêu nghiên cứu.

* Phân tích và xử lí các kết quả định lượng chúng tơi thực hiện các bước sau:

1- So sánh chất lượng nắm vững kiến thức ở các lớp TN và ĐC thơng qua phân tích

và xử lí kết quả các bài kiểm tra:

- Lập bảng thống kê kết quả kiểm tra các bài thực nghiệm sư phạm; tính điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm (X) và lớp đối chứng (Y).

- Lập bảng xếp loại học tập: vẽ biểu đồ xếp loại học tập qua mỗi bài kiểm tra để so sánh kết quả học tập giữa nhóm TN và nhóm ĐC.

- Lập bảng phân phối tần suất, vẽ đường biểu diễn sự phân phối tần suất của ThN và nhóm ĐC qua mỗi lần kiểm tra để so sánh kết quả giữa nhóm TN và nhóm ĐC.

+ Điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu: Lớp thực nghiệm: X = n x ni i  ; Lớp đối chứng: Y= n y ni i  ;

+ Phương sai nhóm thực nghiệm: S2

X = n X X ni( i − )2  ;

+ Phương sai nhóm đối chứng: S2

Y = n Y Y ni( i − )2  ; + Độ lệch chuẩn: X = 2 X S ; Y = 2 Y S

(Phương sai S2 và độ lệch chuẩn  là tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng).

- Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán. VX = X X  100%; VY = Y Y  100%; - Hệ số Student: X Y X Y n n X Y t S n n − = + ; 2 2 ( 1) ( 1) 2 X X Y X Y n S ny S S n n − + − = + − (Là hệ số kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan)

Trong đó: Xi là các giá trị điểm của nhóm thực nghiệm. Yi là các giá trị điểm của nhóm đối chứng.

n là số HS được kiểm tra ; ni là số HS đạt điểm kiểm tra Xi(Yi).

2- Thống kê và so sánh tỉ lệ tồn tại các quan niệm sai qua các bài kiểm tra 3.7.3.2. Phân tích và xử lí các kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm.

- Phân tích diễn biến trên lớp:

* Ở lớp ĐC: Các GV dạy cộng tác đã tiếp cận PPDH nêu vấn đề, nhưng không tổ chức, hướng dẫn HS tham gia giải quyết vấn đề mà tự GV giảng giải, thuyết trình. HS học thụ động, nghe nhìn và ghi chép máy móc. Các câu hỏi GV đưa ra hầu như ít có câu trả lời từ phía HS, nếu có thì mất nhiều thời gian, nhiều HS không theo dõi SGK, ghi chép đại khái. Các giờ học ở các lớp ĐC diễn ra bình lặng, như nhau ở tất cả các tiết học, HS vẫn rụt rè, thụ động tiếp thu kiến thức, chỉ có một số ít HS tích cực tham gia phát biểu ý kiến, còn lại các em vẫn thiếu tự tin vào bản thân mình. Điều đó cho thấy tính tích

cực, chủ động trong học tập chưa được phát huy, HS chưa có kĩ năng tự học. GV chưa vận dụng linh hoạt các PPDH, nên không gây được hứng thú, không thu hút được HS cùng tham gia và q trình tìm tịi, nghiên cứu kiến thức.HS không phát triển được kĩ năng học tập cần thiết.

* Ở lớp ThN: Chúng tôi lựa chọn và phối hợp các PP và PTDH phù hợp với nội dung đặc điểm của từng tiết thực nghiệm và quan tâm tới những quan niệm phổ biến của HS, kĩ năng tự học của HS.Với mỗi bài chúng tôi đều nêu vấn đề, tiến hành TN... Chúng tôi đã chú ý tổ chức tiết học để tất cả các học sinh đều cùng tham gia vào quá trình tìm ra tri thức mới. Điều này đã gây được tình cảm, hứng thú, tính tích cực đối với tất cả các HS qua từng giờ học.

- Ở bài học đầu HS chưa quen với PP dạy mới nên còn lúng túng. Các em học yếu, rụt rè chưa chủ động tham gia vào bài học. Khi GV gọi trả lời câu hỏi, do chưa được được rèn luyện thường xun nên phát biểu cịn thiếu mạch lạc, khơng tự tin vào câu trả lời của mình.

- Ở những giờ học sau, sự tiến bộ của HS thể hiện rất rõ rệt. Sau khi GV đặt vấn đề các em đã có biểu hiện tích cực tìm tịi suy nghĩ giải quyết vấn đề, đặc biệt khi tổ chức thảo luận theo nhóm nhiều em đã phát biểu được ý kiến riêng, tạo ra giờ học có bầu khơng khí thoải mái, sơi nổi tạo điều kiện cho tất cả các HS bộc lộ hết khả năng

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS trường THPT DTNT khi dạy học chương “cảm ứng điện từ” (vật lí 11 – ban cơ bản) (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)