Quy trình quấn lại cuộn dây máy điện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TÀU THỦY ĐẠI HỌC GTVT TP HCM (Trang 41 - 43)

Gồm các bước như sau:

- Bước 1: Tính toán sơ đồ trải dây của động cơ

- Bước 2: Vệ sinh stator, làm khuôn quấn và dụng cụ lồng dây - Bước 3: Quấn dây các bối dây và tổ đấu dây

- Bước 4: Lót cách điện vào rãnh stator của lõi thép - Bước 5: Lồng dây vào rãnh stator theo sơ đồ trãi

+ Sắp xếp và tạo hình các pin dây 2 cạnh tác dụng (là 2 cạnh lồng vào rãnh stator) song song không lồng chéo nhau.

+ Phải quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía có chừa lỗ ra dây để đấu vào hộp đấu dây động cơ.

+ Dùng các dụng cụ lồng dây như dưỡng (cữ) để sữa cách điện rãnh, dao gạt dây trong rãnh để lồng dây vào rãnh stator. Phải đặt các cạnh theo thứ tự của quy trình lồng dây. + Giữ các cạnh tác dụng cho thẳng, không được làm rối, làm cong hoặc gấp khúc các đoạn dây nằm trong rãnh stator

41

+ Dùng tay đẩy giấy cách điện vào miệng rãnh. Chú ý khơng để vịng dây nằm ngồi giấy cách điện.

+ Nắn hai đầu của bối dây để tạo khoảng không gian rộng cho việc lồng các bối dây tiếp theo.

- Bước 6: Lót cách điện giữa các bối dây các pha với nhau. - Bước 7: Đấu dây 3 pha cho máy điện:

+ Đấu liên kết các nhóm bối dây trong sơ đồ trải dây quấn. Tại chỗ liên kết phải được lồng ống gen cách điện.

+ Đưa các đầu dây ra ngoài: dùng dây điện nhiều sợi có 2 màu khác nhau để nối các đầu dây ra (đầu đầu U1, V1, W1 một màu, đầu cuối U2, V2, W2 một màu)

+ Tiến hành đấu sao hoặc tam giác cho động cơ dựa vào điện áp nguồn cấp, cơng suất của động cơ.

Hình 2.40: Đấu sao và tam giác cho động cơ

42

- Bước 8: Đai dây: Dùng dây nắn lại các bối dây sao cho gọn và thẫm mỹ. Hai đầu dây

stator được nắn tròn đều và đủ rộng để đưa rotor vào dễ dàng, không chạm các cách điện phần đầu bối dây và nắp máy. Chú ý khi đai dây phải giữ cố định giấy lót cách điện, khơng bị xê dịch.

- Bước 9: Kiểm tra toàn bộ dây quấn sau khi quấn song

+ Dùng đồng hồ VOM kiểm tra thơng mạch, sau đó dùng đồng hồ Mê-ga ohm kế để

đo điện trở cách điện giữa vỏ và dây quấn, vỏ và các pha, các pha với nhau. Nếu điện trở cách điện không đạt yêu cầu, phải tiến hành tăng cường cách điện và chèn lại các nêm tre vào rãnh để cố định phần dây quấn trong rãnh.

+ Điện trở cách điện giữa pha và vỏ máy:

𝑅𝑐𝑑 = (1000+𝑈đ𝑚)

1000 (MΩ)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TÀU THỦY ĐẠI HỌC GTVT TP HCM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)